time

Giờ làm việc

T2 - CN 7:00 - 22:30

map

Văn Phòng Chính

Tầng 6, An Phát Building, khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội

phone

Tư vấn pháp luật miễn phí

Gọi ngay: 1900633705

Chuyển khẩu về Hà Nội cần chuẩn bị hồ sơ gì? Nộp hồ sơ ở đâu?

Chuyển khẩu về Hà Nội như thế nào? Ngày nay, nhiều người ở những địa phương khác vì những lý do, nhu cầu của cá nhân mà mong muốn được chuyển khẩu về Hà Nội? Vậy pháp luật quy định điều kiện để chuyển khẩu về Hà Nội gồm những tiêu chí nào? Hồ sơ đăng ký nhập khẩu cần những gì? Tổng Đài Pháp Luật là nơi tư vấn, hỗ trợ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.633.705 để được Luật sư chúng tôi trực tiếp tư vấn miễn phí!

 

Anh Thành (Hải Dương) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có một số vấn đề cần hỗ trợ giải đáp như sau:  

Tôi và vợ đang ở cùng gia đình tôi ở Hải Dương, nhưng nay vợ chồng tôi vừa tìm được một công việc mới ở Hà Nội, nên muốn quyết định chuyển nhà do thuận tiện công việc. Bố mẹ vợ tôi có nhà ở Phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (có sổ đỏ). Vì vậy chúng tôi dự định sẽ chuyển về ở cùng.

Vậy vợ chồng tôi có được chuyển khẩu về Hà Nội không? Hồ sơ và chi phí chuyển khẩu như thế nào? Mong được Luật sư tư vấn và giải đáp vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn miễn phí về chuyển khẩu về Hà Nội theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.633.705

Luật sư tư vấn luật dân sự xin trả lời như sau:

Chào anh Thành, cảm ơn anh tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật. Căn cứ theo những nội dung anh đã trình bày bên trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể cho thắc mắc chuyển khẩu về Hà Nội mà anh đang gặp phải như sau:

Chuyển khẩu về Hà Nội cần đáp ứng điều kiện gì?

 

>> Tư vấn miễn phí điều kiện chuyển khẩu về Hà Nội, liên hệ ngay 1900.633.705

Trước thời điểm 01/07/2021, Luật Thủ đô 2012 quy định đối với người ngoại tỉnh có nhu cầu nhập hộ khẩu ở Hà Nội thì phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 03 năm trở lên; nhập hộ khẩu ngoại thành 01 năm trở lên.

Tuy nhiên, kể từ 01/07/2021, khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, thì quy định trên của Luật Thủ đô đã bị bãi bỏ. Chính vì vậy, việc nhập hộ khẩu Hà Nội từ 01/07/2021 không bị điều chỉnh bởi quy định trên của Luật thủ đô. 

Khi chuyển khẩu về Hà Nội, công dân cần phải đáp ứng điều kiện tại Điều 20 của Luật cư trú năm 2020 như sau:

(1) Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

(2) Công dân khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình trong những trường hợp sau đây:

Chồng về ở với vợ; vợ về ở với chồng; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

Người cao tuổi về ở với anh, chị, em, cháu ruột; những người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông, bà nội, ông, bà ngoại, anh, chị, em ruột, bác, chú, cậu ruột, cô, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ

Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc trường hợp không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông, bà nội, ông, bà ngoại, anh, chị, em ruột, bác, chú, cậu ruột, cô, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ

(3) Trừ trường hợp quy định tại Điểm (2) nêu trên, khi đáp ứng các điều kiện sau thì công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:

Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý trường hợp đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó

Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu theo quy định của HĐND cấp tỉnh nhưng không được thấp hơn 08m2 sàn/người.

(4) Công dân khi đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở thì phải một trong các trường hợp sau:

+ Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo

+ Người đại diện cơ sở tín ngưỡng

+ Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng

+ Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.

(5) Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp khi người đứng đầu cơ sở đó đồng ý thì được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý 

(6) Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây thì được đăng ký thường trú tại phương tiện đó:

+ Là chủ của phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký

+ Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm đúng theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở của UBND cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ 

+ Có xác nhận của UBND cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký thường xuyên đậu, đỗ trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ

(7) Với người chưa thành niên khi đăng ký thường trú phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp Tòa án quyết định nơi cư trú của người chưa thành niên.

(8) Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở mà tại Điều 23 của Luật cư trú quy định về các địa điểm không được đăng ký, trừ trường hợp được sự đồng ý khi chồng về ở với vợ; vợ về ở với chồng; cha, mẹ về ở với con; con về ở với cha, mẹ tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình (Điểm a Khoản 2 Điều này) 

Theo đó, với trường hợp của anh Thành về vấn đề đăng ký thường trú con về với cha, mẹ và chỗ ở này là hợp pháp, đáp ứng theo đúng điều kiện tại Luật cư trú nên có thể tiến hành thực hiện chuyển khẩu về Hà Nội. 

Trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật, nếu anh gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.705 để được tư vấn nhanh chóng.

>> Xem thêm: Chuyển khẩu khác tỉnh như thế nào? Hồ sơ, thủ tục [từ A – Z]

chuyen-khau-ve-ha-noi

Hồ sơ chuyển khẩu về Hà Nội gồm những giấy tờ gì?

 

>> Tư vấn miễn phí hồ sơ cần chuẩn bị đểchuyển khẩu về Hà Nội, liên hệ ngay 1900.633.705

Chuyển khẩu về Hà Nội trong trường hợp công dân sở hữu nhà Hà Nội

 

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 20 của Luật cư trú 2020 quy định trường hợp được đăng ký thường trú đối với người có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình tại chỗ ở hợp pháp đó (tức là công dân khi sở hữu nhà Hà Nội) thì hồ sơ chuyển khẩu gồm: 

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc sở hữu chỗ ở hợp pháp

>> Xem thêm: Thủ tục chuyển khẩu khi bán nhà như thế nào? [Chi tiết A–Z]

Chuyển khẩu về Hà Nội trong trường hợp về ở với người thân tại Hà Nội

 

Đối với trường hợp công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng không thuộc quyền sở hữu của mình thì cần có sự đồng ý của chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó. Vì vậy, tại Khoản 2 Điều 21 Luật cư trú năm 2020, khi về ở với người thân tại Hà Nội thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó phải trình bày rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản

– Giấy tờ, tài liệu nhằm chứng minh quan hệ nhân thân của người đăng ký thường trú với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ các trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại Điểm b, c Điều 20 Luật cư trú (chẳng hạn như người cao tuổi về ở với anh, chị, em, cháu ruột; người khuyết tật, người không có khả năng lao động, người chưa thành niên được cha, mẹ đồng ý,…)

>> Xem thêm: Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh – Tư vấn chi tiết A-Z

Chuyển khẩu về Hà Nội trong trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ

 

Trừ trường hợp về ở với người thân được quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú hiện hành thì khi công dân đáp ứng các điều kiện tại Khoản 3 Điều này thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:

Với trường này thì thì hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó phải trình bày rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có văn bản đồng ý.

– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng/ chứng thực theo đúng quy định của pháp luật

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

Anh Thành khi đăng ký thường trú tại Hà Nội phải chuẩn bị hồ sơ chuyển khẩu trường hợp về ở người thân ở Hà Nội (cụ thể Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân)

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ chuyển khẩu về Hà Nội, nếu anh gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.705 để được hỗ trợ miễn phí.

>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu cho con – Một số điểm cần lưu ý năm 2022

Nộp hồ sơ nhập khẩu về Hà Nội ở đâu?

 

>> Tư vấn miễn phí nơi nộp hồ sơ chuyển khẩu về Hà Nội, liên hệ ngay 1900.633.705

Hiện nay, Luật Cư trú vẫn chưa có quy định cụ thể khi muốn nhập hộ khẩu tại Hà Nội thì phải nộp hồ sơ ở đâu. Tuy nhiên tại Khoản 1 Điều 22 Luật này có quy định:

“Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú”

Nếu so với quy định cũ không có gì thay đổi thì hồ sơ nhập khẩu tại Hà Nội được nộp tại cơ quan Công an cấp huyện. Vậy, khi nộp hồ sơ nhập khẩu về Hà Nội, anh Thành nộp tại cơ quan Công an Phường Chương Dương. 

quy-dinh-chuyen-khau-ve-ha-noi

Thủ tục chuyển khẩu về Hà Nội

 

>> Hướng dẫn miễn phí thủ tục chuyển khẩu về Hà Nội nhanh chóng, gọi ngay 1900.633.705

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chuyển khẩu, anh tiến hành thủ tục chuyển khẩu về Hà Nội theo các bước như sau:

Bước 1: Anh tiến hành xin cấp giấy chuyển hộ khẩu

– Cơ quan tiến hành giải quyết yêu cầu của anh được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA

–  Hồ sơ xin cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (điền theo mẫu 02 theo thông tư 36/2014/TT-BCA ).

+ Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).

Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho anh

Bước 2: Anh thực hiện thủ tục đăng ký thường trú ở nơi ở mới 

– Bạn tiến hành đăng ký thường trú tại cơ quan Công an Công an quận/huyện thuộc TP Hà Nội nơi anh chuyển đến.

– Hồ sơ đăng ký thường trú gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (điền theo mẫu do cơ quan công an phát hành)

+ Bản khai nhân khẩu (điền theo mẫu do cơ quan công an phát hành)

+ Giấy chuyển hộ khẩu

+ Giấy đăng ký kết hôn

+ Văn bản đồng ý của người có sổ hộ khẩu cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình

+ Sổ hộ khẩu cần nhập khẩu.

Trongvòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho anh; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Anh tiến hành làm lại các giấy tờ khác

Sau khi đã được nhập khẩu, anh cần làm lại thủ tục đổi, cấp lại chứng minh nhân dân/căn cước công dân theo quy định tại Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về trường hợp đổi, cấp lại CMND/CCCD:

“ ..d)Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;” 

Trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển khẩu về Hà Nội, nếu anh gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Chuyển khẩu về Hà Nội mất bao lâu?

 

>> Chuyển khẩu về Hà Nội mất bao lâu? Liên hệ ngay 1900.633.705

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 của Luật cư trú năm 2020 về thời gian giải quyết thủ tục chuyển khẩu về Hà Nội là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký cư trú phải có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho họ về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; nếu từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lệ phí nhập hộ khẩu về Hà Nội?

 

>> Tư vấn miễn phí chi phí chuyển khẩu về Hà Nội, liên hệ ngay 1900.633.705

Căn cứ theo Danh mục mục các khoản phí và lệ phí được ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội ngày 07/07/2020 quy định mức thu lệ phí được thể hiện qua bảng sau: 

Đơn vị tính: Đồng/lần

TT Nội dung thu Mức thu
Các quận và các phường Khu vực khác
1 Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. 15.000 8.000
2 Cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cho hộ gia đình, cá nhân. 20.000 10.000
3 Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp điều chỉnh lại địa chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú); Gia hạn tạm trú 10.000 5.000

Như vậy, anh Thành cần phải đóng phí đăng ký thường trú; bố mẹ vợ phải điều chỉnh thay đổi sổ hộ khẩu. Nếu anh còn bất cứ khó khăn nào trong quá trình chuyển khẩu về Hà Nội hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.705 để được tư vấn nhanh chóng.

tu-van-chuyen-khau-ve-ha-noi

Trên đây là tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề chuyển khẩu về Hà Nội. Thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.633.705 để được nhanh chóng hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

  1900633705