Con riêng có được hưởng thừa kế không? Các tranh chấp thừa kế

Con riêng có được hưởng thừa kế không? Đây là vấn đề mà nhiều cá nhân còn bỡ ngỡ và chưa nắm rõ. Pháp luật đã có những quy định để điều chính về vấn đề thừa kế tài sản của cha dượng, mẹ kế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về quyền hưởng thừa kế của con riêng và giải quyết tranh chấp về thừa kế của con riêng. Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư!

>> Tư vấn quy định về con riêng có được hưởng thừa kế không? Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-con-rieng-co-duoc-huong-thua-ke-khong
Tư vấn quy định về con riêng có được hưởng thừa kế không?

 

Con riêng có được hưởng thừa kế không?

 

Chị Ngọc (Nam Định) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn giải đáp như sau:

Vợ chồng tôi lấy nhau cũng được 30 năm, có với nhau được 3 người con chung. Chồng tôi mới mất gần đây và có để lại khối di sản bao gồm tổng số tiền tiết kiệm 2 tỷ đồng, một mảnh đất, 2 cây vàng, tổng trị giá khoảng 3 tỷ đồng và không để lại di chúc. Khi chồng tôi mất, có một người phụ nữ lạ mặt dẫn một đứa bé đến và yêu cầu chia tài sản do đứa bé là con riêng của chồng tôi.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi con riêng của chồng tôi, theo quy định có được chia di sản thừa kế không? Số di sản chồng tôi để lại lúc này sẽ được chia như thế nào khi ba mẹ chồng tôi qua đời cách đây cũng nhiều năm?

Mong Luật sư có thể hỗ trợ tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Con riêng có được hưởng thừa kế hay không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Ngọc, cảm ơn chị đã gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của chị như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, cụ thể:

“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Như vậy pháp luật hiện hành vẫn công nhận quyền được hưởng di sản thừa kế của con riêng.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật, theo đó bao gồm:

– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

– Hàng thừa kế thứ ba bao gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cũng theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.

Áp dụng vào trong trường hợp cụ thể của chị Ngọc, như chị trình bày thì chồng chị có mất và để lại khối di sản trị giá khoảng 4 tỷ đồng, tuy nhiên không để lại di chúc. Vì vậy căn cứ theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì khối di sản này sẽ được chia theo pháp luật.

Vợ chồng chị có với nhau 3 người con chung. Ngoài ra chồng chị còn có một đứa con riêng. Như vậy theo quy định tại Điều 561 Bộ luật dân sự 2015 thì con riêng của chồng chị vẫn là đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng chị. Lúc này hàng thừa kế của chồng chị sẽ bao gồm: Chị, 3 đứa con chung của chị và chồng và người con riêng của chồng chị.

Khối di sản trị giá 4 tỷ của chồng chị lúc này sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bằng 4 tỷ/5, mỗi người lúc này sẽ được nhận 800 triệu đồng.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp con riêng có được hưởng thừa kế không, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ!

>> Xem thêm: Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc – Quy định mới nhất 2022

Con riêng có được chia tài sản không?

 

Anh Khánh (Đồng Nai) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn như sau:

Vợ tôi mới mất gần đây, để lại tổng số di sản trị giá 2 tỷ đồng và không để lại di chúc. Chúng tôi có với nhau 2 người con chung và 1 người con riêng của tôi. Trong cả thời kỳ hôn nhân gia đình tôi luôn chung sống hạnh phúc. Bên cạnh đó, vợ tôi chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng của tôi từ khi cháu 2 tuổi. Hai mẹ con luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. Đặc biệt giữa hai người không có sự bất hòa nào.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi con riêng của tôi trong trường hợp này có được hưởng di sản của vợ tôi để lại hay không?

Mong Luật sư có thể hỗ trợ tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Quyền được chia tài sản thừa kế của con riêng được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Khánh, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà anh trình bày, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của anh như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về thứ tự hàng thừa kế có thể thấy con riêng của vợ hoặc chồng không xuất hiện trong thứ tự các hàng thừa kế của người còn lại. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam luôn thể hiện tính linh hoạt và nhân đạo, thể hiện qua việc tạo điều kiện cho con riêng được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”

Căn cứ theo quy định trên thì nếu trường hợp có sự chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như máu mủ, ruột thịt thì lúc này con riêng và bố dượng hoặc mẹ kế vẫn có quyền được thừa kế lẫn nhau. Trong trường hợp này quyền thừa kế của con riêng cũng giống với quyền thừa kế của con ruột theo quy định tại các Điều 651, 652, 653 Bộ luật dân sự 2015.

Áp dụng trong trường hợp của anh Khánh, như anh trình bày thì anh có một đứa con riêng. Con riêng được vợ anh nuôi dưỡng và chăm sóc từ nhỏ. Hai người luôn chăm sóc, yêu thương lẫn nhau và giữa hai người không có sự bất hòa nào. Vì vậy lúc này con riêng của anh vẫn sẽ được hưởng di sản thừa kế của vợ anh để lại theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015.

Như vậy do khi mất, vợ anh không để lại di chúc nên khối di sản này sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất của vợ anh lúc này sẽ bao gồm những người sau đây: Anh, 2 con chung của anh và vợ và con riêng của anh.

Theo quy định thì những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, lúc này khối di sản 2 tỷ đồng của vợ anh sẽ được chia đều cho 4 người thuộc hàng thừa kế như chúng tôi trình bày bên trên, mỗi người sẽ được 2 tỷ/ 4 bằng 500 triệu.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào về các nội dung liên quan đến vấn đề chia tài sản thừa kế cho con riêng của người còn lại, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp chi tiết!

con-rieng-co-duoc-huong-thua-ke-khong-quy-dinh-ve-quyen-thua-ke-cua-con-rieng
Con riêng có được hưởng thừa kế không? Quy định về quyền thừa kế của con riêng

 

Quy định về quyền thừa kế của con riêng

 

Chị Mai (Hải Phòng) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Cha ruột tôi mất từ khi tôi còn rất nhỏ. Sau đó vài năm, mẹ tôi có đi bước nữa. Cha dượng sau này rất tốt với tôi, cha nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương tôi như con ruột. Tôi cũng rất yêu thương và kính trọng cha, trong suốt quá trình chung sống giữa tôi và cha không có bất cứ mâu thuẫn nào. Gần đây cha dượng tôi có mất có để lại khối di sản trị giá khoảng 1 tỷ. Theo tôi được biết thì cha dượng tôi còn có 2 người con ruột khác nữa.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, nếu trường hợp di sản của cha dượng tôi được chia theo pháp luật thì tôi là con riêng có được hưởng thừa kế không?

Mong Luật sư có thể hỗ trợ giải quyết cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Quyền thừa kế của con riêng là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Mai, cảm ơn chị đã gửi những câu hỏi của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Qua quá trình tìm hiểu, xem xét, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của chị như sau:

Do những thông tin mà chị cung cấp không nói rõ khi cha dượng chị mất có để lại di chúc hay không, do đó sẽ có hai trường hợp xảy ra, cụ thể như sau:

Quyền thừa kế của con riêng theo di chúc

 

>> Trường hợp có di chúc, con riêng có được hưởng thừa kế không? Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015, di chúc trên thực tế là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác, nó sẽ là ý nguyện, lời trăng trối cuối cùng của họ muốn định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình sau khi qua đời.

Vì vậy nếu trường hợp bố dượng, mẹ kế chỉ định con riêng là người thừa kế và được quyền hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trong di chúc thì lúc này người con riêng sẽ có quyền được hưởng thừa kế theo di chúc và được pháp luật công nhận. Trừ trường hợp người con riêng từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 hoặc người con này rơi vào các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.

Như vậy xét trong trường hợp của chị Mai ở trên có thể thấy nếu bố dượng chị có để lại di chúc và bản di chúc này thể hiện nội dung con riêng là chị được hưởng một phần hoặc toàn bộ khối di sản mà bố dượng để lại. Lúc này bạn sẽ được nhận thừa kế theo di chúc và được pháp luật công nhận.

Quyền thừa kế của con riêng theo pháp luật hiện hành

 

>> Quyền thừa kế của con riêng theo pháp luật như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp tiến hành thừa kế theo pháp luật, bao gồm:

– Người chết không để lại di chúc

– Người chết có để lại di chúc nhưng bản di chúc đó không hợp pháp

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

– Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng người đó từ chối nhận di sản hoặc không có quyền nhận di sản

– Chia thừa kế theo pháp luật phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Quay lại với trường hợp của chị Mai ở trên, nếu trường hợp cha dượng chị mất không để lại di chúc, lúc này số di sản của cha dượng chị sẽ được tiến hành chia thừa kế theo pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”

Theo đó, như chị Mai cung cấp thông tin thì cha dượng nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương chị từ nhỏ như con ruột, bản thân chị Mai cũng rất yêu thương và kính trọng cha, trong suốt quá trình chung sống giữa chị và cha không có bất cứ mâu thuẫn nào. Do đó lúc này chị Mai theo vẫn được quyền hưởng di sản thừa kế của cha dượng chị để lại theo quy định của pháp luật. Cụ thể chị Mai sẽ thuộc đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha dượng mình.

Trong trường hợp này, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha dượng chị sẽ bao gồm: mẹ chị, 2 con ruột của cha dượng chị, và chị. Do tổng số di sản cha dượng chị để lại là 1 tỷ đồng, nên mỗi người thuộc hàng thừa kế sẽ được hưởng một phần bằng nhau và bằng 1 tỷ/4 bằng 250 triệu.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào về các nội dung liên quan đến quyền thừa kế của con riêng trong những trường hợp cụ thể, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc được thực hiện như thế nào?

Trường hợp nào con riêng không được hưởng thừa kế di sản của cha dượng

 

Chị Hải (Cà Mau) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Bố tôi mất cách đây khoảng 1 tháng, di sản bố tôi để lại bao gồm 2 căn nhà, 1 chiếc xe ô tô, 2 tỷ đồng tiền mặt và một số tài sản khá. Tổng di sản bố để lại trị giá khoảng 6 tỷ đồng. Khi bố tôi mất thì không để lại di chúc. Trước đây bố mẹ tôi lấy nhau có với hai người con chung là tôi và chị gái. Sau này khi ly hôn, bố tôi có đi bước nữa với mẹ kế. Mẹ kế tôi có một người con riêng 18 tuổi. Bố tôi và người vợ sau này đến với nhau cũng chỉ mới khoảng 1 năm nay. Con riêng của mẹ kế cũng không quá thân thiết với bố tôi.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu số di sản trên của bố tôi được chia theo pháp luật thì con riêng của mẹ kế có được hưởng di sản hay không? Trong trường hợp nào thì con riêng của mẹ kế tôi không được hưởng di sản của cha dượng?

Mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Khi cha dượng mất, con riêng không được hưởng thừa kế trong các trường hợp nào? Liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hải, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi! Qua quá trình tìm hiểu và xem xét, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của chị như sau:

Tại Điều 654 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: Theo đó nếu trường hợp con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau giống như cha mẹ, con ruột thì lúc này các bên sẽ được hưởng thừa kế của nhau, đồng thời còn được hưởng thừa kế theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 Bộ luật dân sự 2015.

Căn cứ theo điều luật này cũng như các quy định về quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì các trường hợp con riêng không được hưởng thừa kế của cha dượng sẽ bao gồm:

– Con riêng được hưởng di sản thừa kế theo di chúc của cha dượng nhưng bản di chúc không hợp pháp, không có hiệu lực pháp luật

– Con riêng và bố dượng không có quan hệ chăm sóc lẫn nhau như cha mẹ con ruột

– Con riêng thuộc vào những trường hợp là người không được hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 chẳng hạn như: con riêng là người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,… cha dượng, con riêng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng cha dượng, con riêng có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép cha dượng trong việc lập di chúc…

Quay trở lại với vấn đề của chị Hải bên trên, như chị trình bày thì bố chị có mất, để lại khối di sản trị giá khoảng 6 tỷ đồng tuy nhiên không để lại di chúc chia số di sản trên. Vì vậy căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì lúc này khối di sản của bố chị sẽ được tiến hành chia theo pháp luật.

Cũng như những thông tin mà chị cung cấp thì bố chị sau khi ly hôn có đi bước nữa, người vợ mới có một người con riêng. Giữa bố chị và con riêng của mẹ kế không có quan hệ nuôi dưỡng từ trước, giữa hai người cũng không thân thiết nên căn cứ theo những phân tích của chúng tôi ở trên thì con riêng của mẹ kế chị thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế của cha dượng. Vì vậy lúc này con riêng của mẹ kế sẽ không được chia di sản thừa kế trong khối di sản mà bố chị để lại.

Nghĩa là lúc này hàng thừa kế thứ nhất của bố chị sẽ chỉ bao gồm mẹ kế chị, 2 chị em chị và ông bà nội (nếu trường hợp ông bà còn sống) .Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các trường hợp con riêng không được hưởng thừa kế di sản của cha dượng, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!

>> Xem thêm: Truất quyền thừa kế theo quy định mới nhất năm 2022

con-rieng-co-duoc-huong-thua-ke-khong-giai-quyet-tranh-chap-ve-viec-thua-ke-cua-con-rieng
Con riêng có được hưởng thừa kế không? Giải quyết tranh chấp về việc thừa kế của con riêng?

 

Giải quyết tranh chấp về việc thừa kế của con riêng?

 

Anh Kiên (Lào Cai) có câu hỏi:“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Bố mẹ tôi trước đây có lấy nhau, sau khi sinh tôi được 2 năm thì bố mẹ tôi ly hôn, tôi ở với bố. Sau đó không lâu, bố tôi có tái hôn với mẹ Hà là mẹ kế của tôi. Gần đây mẹ Hà mất, mẹ có viết di chúc với mong muốn để lại căn nhà và mảnh đất thuộc sở hữu của mẹ ở dưới quê lại cho tôi. Bởi vì trong suốt quá trình mẹ ốm đau bệnh tật đều do một tay tôi chăm sóc. Trước đây mẹ cũng nuôi dưỡng yêu thương tôi như con ruột nên tình cảm giữa hai mẹ con tôi rất sâu đậm. Tuy nhiên khi tôi công bố bản di chúc thì chị Yến là con gái của mẹ kế tôi – hiện đang quản lý căn nhà không đồng ý. Chị nói tôi là con riêng, không có máu mủ gì với mẹ nên tôi không có quyền được hưởng thừa kế, do đó chị Yến không đồng ý giao căn nhà lại cho tôi.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có được hưởng di sản theo như di chúc mẹ tôi để lại hay không? Nếu giữa tôi và chị Yến xảy ra tranh chấp về việc chia thừa kế thì thủ tục giải quyết như thế nào?

Mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin cảm ơn!”

 

>> Cách giải quyết tranh chấp về việc thừa kế của con riêng như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Kiên, cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình đến với chúng tôi! Dựa trên những thông tin mà anh cung cấp bên trên, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề anh gặp phải như sau:

Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân, ý chí này là ý chí đơn phương của mỗi cá nhân, theo đó người lập di chúc quyết định chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người được họ xác định trong di chúc. Di chúc được lập ra với mục đích là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác. Một người khi còn sống nếu đã xác lập được khối tài sản của riêng mình thì họ cũng mong muốn rằng khi mình chết đi số tài sản đó đã được định đoạt cho ai.

Theo đó trong trường hợp của anh Kiên bên trên, có thể thấy mẹ kế anh khi mất có để lại một bản di chúc. Trong bản di chúc thể hiện ý chí của mẹ anh muốn để lại mảnh đất thuộc sở hữu của mình cho anh. Vì vậy nếu trường hợp bản di chúc này hợp pháp, nội dung trong di chúc sẽ được pháp luật công nhận. Theo đó quyền được hưởng di sản thừa kế của anh cũng sẽ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Vì vậy nếu chị Hà là con đẻ của mẹ kế anh cố tình gây cản trở, ảnh hưởng đến quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc của anh. Anh hoàn toàn có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc chia di sản thừa kế.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về việc thừa kế của con riêng sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Nguyên đơn là anh Kiên sẽ tiến hành nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú và làm việc

Bước 2: Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành xem xét đơn, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được Tòa án thụ lý giải quyết

Bước 3: Tòa án tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải. Mục đích là để các bên thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết và cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho các bên.

Bước 4: Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo trình tự sơ thẩm.

>> Xem thêm: Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc được thực hiện như thế nào?

Trên đây là toàn bộ bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến vấn đề con riêng có được hưởng thừa kế không. Hy vọng thông qua bài viết này, sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp các bạn có thể áp dụng để tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình cũng như người thân trên thực tế. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

  19006174