Điều 156 bộ luật dân sự 2015 đã được sửa đổi và bổ sung nhiều quy định, trong đó có quy định về thời hiệu, thời hiệu khởi kiện để cho mọi cá nhân, cơ quan, các tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện theo một cách thống nhất đồng bộ.
Vậy cụ thể thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định như thế nào trong Điều 156 của Bộ luật dân sự 2015? Xây dựng điều khoản bất khả kháng theo phương pháp nào? v.v… Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên.
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí điều 156 bộ luật dân sự 2015. Gọi ngay 1900.6174
Thời hiệu khởi kiện là gì?
Thời hiệu được hiểu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với các chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Cụ thể tại Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các loại thời hiệu, như sau:
– Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì các chủ thể sẽ được hưởng quyền dân sự.
– Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì những người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện các nghĩa vụ.
– Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu như thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
– Thời hiệu yêu cầu giải quyết các vụ việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu như thời hạn đó kết thúc thì sẽ mất quyền yêu cầu.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết các vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu như thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thời hiệu khởi kiên. Gọi ngay 1900.6174
Quy định pháp luật điều 156 bộ luật dân sự 2015
Điều 156 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự, cụ thể như sau:
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết các việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
Sự kiện bất khả kháng hoặc các trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể tiến hành khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể nào khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động đến làm cho những người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
– Chưa có người đại diện trong trường hợp những người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ các hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi của mình, người bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
– Người đại diện chết nếu là cá nhân, sẽ chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
– Người đại diện vì các lý do chính đáng mà không thể nào tiếp tục đại diện được.
>>> Xem thêm: Điều 131 bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào?
Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
– Sự kiện bất khả kháng được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể nào khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép.
Bên cạnh Bộ Luật Dân sự 2015, thì các định nghĩa về sự kiện bất khả kháng cũng được quy định rải rác tại các văn bản pháp luật khác nhau.
Một số các văn bản pháp luật đưa ra ví dụ các trường hợp cụ thể được coi là bất khả kháng, bao gồm các sự kiện tự nhiên như là thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ, lũ lụt, sóng thần, bệnh dịch hay động đất hoặc là các sự kiện do chính con người tạo nên như bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa và bất kỳ hành động chiến tranh nào hoặc các hành động mang tính chất thù địch cộng đồng nào.
Các quy định này về cơ bản phù hợp với các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Hệ quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng đã được quy định tại khoản 2 Điều 351 của Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
– Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng theo nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ các trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
>>> Xem thêm: Điều 601 bộ luật dân sự 2015 là gì? Nguyên tắc xử lý các vi phạm
Xây dựng điều khoản bất khả kháng theo phương pháp nào?
Theo như quy định tại khoản 1 của Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra ngoài ý chí của con người khiến cho chúng ta không thể nào lường trước và khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết, trong khả năng cho phép
Theo đó, một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện như sau:
– Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay còn được gọi là sự kiện khách quan, tứclàsự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
– Hậu quả của sự kiện không thể nào lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện các hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đó;
– Hậu quả của sự kiện đó không thể nào khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy, chỉ khi đáp ứng các điều kiện được nêu trên thì một sự kiện mới được xem là bất khả kháng và sẽ là căn cứ để miễn trách nhiệm đối với các bên vi phạm.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí xây dựng điều khoản bất khả kháng. Gọi ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Điều 156 bộ luật dân sự 2015” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn. Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |