Đơn xin từ chức là vấn đề không còn quá xa lạ trong xã hội ngày nay, thế nhưng liệu các độc giả đã có đủ những thông tin cần thiết, hoặc những vấn đề cần lưu ý khi nộp đơn xin thôi chức là như thế nào không? Vậy thì hãy cùng Tổng Đài Tư Vấn giải đáp mọi thắc mắc ngay hôm nay
>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về mẫu đơn xin thôi chức vụ. Gọi ngay 1900.6174
Khi nào nên từ chức?
Vì đến thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có các quy định cụ thể về các trường hợp phải từ chức, nên sau khi tìm hiểu từ các ý kiến của các cử tri đại biểu, Tổng Đài Tư Vấn xin gửi đến các bạn những trường hợp có thể sẽ phải từ chức như sau:
Cá nhân tự nhận thấy năng lực của bản thân không đủ để thực hiện tốt nghĩa vụ, trọng trách của mình thì có thể xin từ chức, đây là một trường hợp khá hiếm gặp, vì lòng tự trọng của mỗi con người đều rất cao.
Cá nhân không hoàn thành được nhiệm vụ, gây ảnh hưởng đến các kết quả chung thì cũng là trường hợp nên cân nhắc đến việc từ chức.
Cá nhân vi phạm pháp luật thì cần phải từ chức và đồng thời chịu những hình phạt thích đáng,…
Đó là một vài những trường hợp dựa trên những yếu tố khách quan mà với chúng tôi thì việc từ chức là phải làm dựa trên những tham khảo qua Đơn từ chức ở năm 2023.
>>> Liên hệ chuyên viên tư vấn miễn phí về thời điểm nào nên làm đơn từ thôi chức vụ. Gọi ngay hotline: 1900.6174
Mẫu đơn xin từ chức
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
ĐƠN XIN TỪ CHỨC
Kính gửi(1): ………………………………………………………………..
Tôi tên:………………….…………………………………………………………………………………………
Nghề nghiệp:……………….………………………………………………………………………………………
Chức vụ:……………….…………………………………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại:……………….…………………………………………………………………………………………….
Tôi làm đơn này kính mong(1) …………………. xem xét cho tôi được từ chức với lý do(4):
……………….…………………………………………………………………………………………………
……………….…………………………………………………………………………………………………
……………….…………………………………………………………………………………………………
……………….…………………………………………………………………………………………………
……………….…………………………………………………………………………………………………
Kính mong(1) …………………….. ………………………….xem xét chấp nhận nguyện vọng của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
………., ngày…tháng…năm…
Kính đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
> >>Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về mẫu đơn xin thôi chức vụ chuẩn nhất. Gọi ngay 1900.6174
Thủ tục xin từ chức
Tổng Đài Tư Vấn xin gửi đến quý độc giả các bước tóm tắt về thủ tục để xin từ chức như sau:
-Bước 1: Cần chuẩn bị một hồ sơ xin từ chức với: Đơn xin thôi chức vụ cũng như tờ trình để gửi đến các cơ quan tham mưu, cơ quan Đảng.
-Bước 2: Chủ động gửi đơn xin từ chức đến cho người đứng đầu của cơ quan hay có thể gửi đến cho cấp trên trực tiếp có thẩm quyền (thường sẽ gửi đến cho cơ quan đã bổ nhiệm chức vụ cho mình – Đơn vị bổ nhiệm ở đây cũng chính là đơn vị giải quyết và đồng thời sẽ chấp thuận cho việc từ chức)
-Bước 3: Gửi cho cơ quan tham mưu và trình cấp có thẩm quyền nhằm chờ phê duyệt.
-Bước 4: Ở bước cuối cùng này sẽ do người đứng đầu có thẩm quyền xem xét hồ sơ rồi tiến tới việc đưa ra quyết định cuối cùng.
Dựa trên căn cứ pháp lý tại: Quy định 260/QĐ-TW năm 2009.
>>>Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục xin từ chức đơn giản nhất. Gọi ngay 1900.6174
Hướng dẫn cách viết đơn xin từ chức
Vì ở nước ta, do đặc thù chính trị khác nhau nên việc viết đơn từ chức cũng là một văn hóa khá đặc biệt và đối với việc từ chức này không chỉ cần gửi đến người đứng đầu tại đơn vị nơi mà bạn đang làm việc hoặc công tác, mà còn phải gửi đến các cơ quan Đảng từ Trung ương đến địa phương để được phê duyệt về đơn xin thôi chức này hoặc chờ các chỉ đạo tiếp theo.
Chính vì điểm đặc biệt này mà khi soạn thảo hay viết một đơn từ chức để gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chúng ta cần phải lưu ý những điểm như sau:
Đối với các cấp lãnh đạo, khi viết đơn cần có mục kính gửi để thể hiện sự trang trọng.
Ví dụ
-Kính gửi : Bộ trưởng Bộ Tài Chính
-Kính gửi: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
-Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Giáo Dục
-Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Còn đối với trường hợp cán bộ ở những cấp thấp, đơn từ chức được gửi cho những người đứng đầu đơn vị nơi bạn công tác đã là một điều phù hợp.
Một vấn đề nữa cần lưu ý khi viết đơn từ chức chính là về lý do xin từ chức, sẽ khá đa dạng với những lý do mà bạn đưa ra để xin từ chức cũng như dừng lại công việc tại nơi đang làm việc, nhưng ở Việt Nam theo thống kê thì lý do được sử dụng nhiều nhất để sử dụng cho đơn từ chức chính là vì lý do sức khỏe.
Các lý do khách quan về tư tưởng chính trị, đạo đức khá là ít xuất hiện trong phần lý do xin từ chức như xin từ chức vì năng lực yếu kém, vì đạo đức nghề nghiệp,… đây là những lý do rất ít khi xuất hiện. Bạn chỉ cần nêu một lý do phù hợp để có thể được phê duyệt khi nộp đơn từ chức, ví dụ như với khối ngành kinh doanh, khi một nhân viên văn phòng muốn từ chức có thể viết đơn với lí do như sau:
“Trong thời gian tới, vì tôi còn một khóa học lên thạc sĩ nên sẽ ảnh hưởng đến những nhiệm vụ chuyên môn và vai trò của tôi ở công ty. Vậy nên tôi làm đơn này để mong….”
Viết đợn xin thôi chức vụ như thế nào? Gọi ngay hotline: 1900.6174 để gặp chuyên viên tư vấn miễn phí
Nội dung mẫu đơn xin từ chức
Để viết một đơn xin từ chức, mỗi cá nhân cần phải đảm bảo được những nội dung cần thiết sau đây:
Thông tin về cơ quan hay đơn vị nơi bạn đang làm việc hay công tác: Người nhận đơn xin thôi chức của bạn có thể là Thủ trưởng đơn vị, hoặc người đứng đầu của đơn vị hay cơ quan này, chính vì vậy khi gửi đơn, bạn cần viết một cách trang trọng cả họ lẫn tên của người nhận đơn như.
Kính gửi: Tổng giám đốc công ty TNHH Ngọc Hùng ông Trần Ngọc Hùng.
Thông tin của bạn (người viết đơn xin thôi chức này): trình bày một cách đầy đủ thông tin cá nhân của bản thân trong đơn từ chức như CCCD, ngày tháng năm sinh, về chức vụ,… cũng như cung cấp đầy đủ các thông tin liên hệ.
Trình bày về lý do muốn xin từ chức: Đây có thể xem là phần quan trọng nhất của đơn xin thôi chức vụ, bạn nên khéo léo trong việc dùng từ ngữ cũng như chọn cho mình một lý do thích hợp để viết vào đơn xin thôi chức này có thể là vì lý do cá nhân như về sức khỏe, gia đình,…
Hoặc, vì lý do năng lực như không cảm thấy có thể đáp ứng đủ những yêu cầu mà công ty đặt ra như lúc đã thỏa thuận ban đầu, tóm lại hãy chọn một lý do mà có thể khiến đơn xin thôi chức của bạn sớm được phê duyệt nhất.
Phần cuối cùng kết thúc bằng một lời cảm ơn và lưu ý ký tên đầy đủ: hãy thể hiện phép lịch sự bằng cách kết đơn bằng một lời cảm ơn với người lãnh đạo hay người quản lý ở nơi bạn đang làm việc và muốn từ chức để thể hiện lên sự tôn trọng mà bạn dành cho họ, cũng như đặc biệt lưu ý ký và ghi rõ họ tên của mình một cách rõ ràng nhất ở phần cuối đơn.
Quy định về việc thôi giữ chức vụ, từ chức của cán bộ công chức công đoàn
Với những công chức của Công Đoàn thì pháp luật đã có những quy định cụ thể như sau:
Dựa trên căn cứ pháp lý tại Khoản 2 Điều 4 của Luật Công Đoàn 2012 thì “Công đoàn cơ sở chính là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, sẽ được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở của sự công nhận dựa trên căn cứ bởi quy định của pháp luật và các từ Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”
Còn với Khoản 2 Điều 6 Luật công đoàn 2012 cũng đã đề cập đến: “Công đoàn được tổ chức và hoạt động dựa trên Điều lệ Công đoàn Việt Nam, và phải phù hợp với đường lối, cũng như phù hợp về chủ trương, về chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”
Riêng đối với thẩm quyền về miễn nhiệm thì được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Quy định số 260-QĐ/TW như sau: “Cấp nào bổ nhiệm, hay phê chuẩn (còn gọi là chuẩn y) kết quả bầu cử đối với cán bộ thì cấp đó sẽ có quyền cho cán bộ này thôi giữ chức vụ, hay miễn nhiệm cán bộ này, hoặc cán bộ từ chức.
Người đứng đầu của từng cấp có sẽ trách nhiệm trong việc đề xuất với cấp có thẩm quyền của cấp mình việc cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, hay từ chức. Còn đối với cơ quan tham mưu về công tác cán bộ sẽ giúp người đứng đầu trong việc đề xuất, hoặc chuẩn bị các thủ tục cần thiết đối với việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ.”
Với Quy định tại số 260 – QĐ/TW cũng đã đề cập về quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác qua các thủ tục sau đây:
– Việc đề xuất miễn nhiệm sẽ do người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác căn cứ vào Điều 5 của Quy chế này.
– Việc chỉ đạo cơ quan tham mưu cũng như các đơn vị có liên quan để thẩm định miễn nhiệm cán bộ, hay xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng sẽ do người đứng đầu tập thể lãnh đạo đảm nhiệm.
– Việc thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về miễn nhiệm sẽ do cơ quan tham mưu đảm trách.
– Việc tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền do cơ quan tham mưu thực hiện.
– Xem xét, quyết định việc miễn nhiệm sẽ do các cấp có thẩm quyền quyết định.
>>>Xem thêm: Đơn xin từ chức là gì? Khi nào nên từ chức?
Những điều cần lưu ý khi gửi đơn thôi chức vụ
Nên cân nhắc về quyết định từ chức: khi đã quyết định từ chức thì bạn cũng phải dự tính được đến những thay đổi trong cuộc sống của mình như về thu nhập, về các mối quan hệ xung quanh và cả về con đường thăng tiến sau này của bạn, chính vì vậy trước khi nộp đơn xin thôi chức hay quyết định nghỉ việc, hay suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Khi đã quyết định từ chức, hãy gửi đơn đến cơ quan, đơn vị làm việc một cách nhanh nhất: việc phê duyệt đơn từ chức không phải là một thủ tục nhanh chóng bởi còn phải qua những bước xem xét và đánh giá, chính vì vậy khi đã có quyết định nghỉ việc hãy nhanh chóng nộp đơn, để cơ quan đơn vị sớm có những sắp xếp về nhân sự vào vị trí mà bạn muốn rời đi, việc bạn nộp đơn sớm cũng sẽ thể hiện được tính trách nhiệm trong công việc của bạn.
Đảm bảo về văn phong khi viết đơn từ chức: hãy thể hiện sự tôn trọng của mình với người nhận đơn bằng cách đảm bảo lối viết cũng như văn phong được thể hiện qua đơn xin thôi chức vụ là đúng chuẩn mực và không để lại bất kỳ ác cảm nào với người nhận đơn, như việc viết đúng chính tả và sử dụng từ ngữ một cách hợp lý.
Trực tiếp là người đi nộp đơn: hãy thể hiện sự chỉnh chu và trách nhiệm của mình bằng cách tự đi nộp đơn xin thôi chức, không nên nhờ đồng nghiệp hay người khác nộp hộ để tránh sự thiếu tôn trọng đến cấp trên hoặc người nhận đơn xin từ chức của bạn.
>>>Xem thêm: Đơn xin từ chức và những điều cần lưu ý khi gửi đơn thôi chức vụ
Tóm lại, những chia sẻ của Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi về các thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề của đơn xin từ chức muốn gửi đến quý độc giả đang có nhu cầu trong việc tìm hiểu thêm về vấn đề này. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ phần nào hỗ trợ cho quý độc giả về các thủ tục cần thiết
Nếu vẫn cần được tư vấn cụ thể hơn, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 hoặc qua website, chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng nhất, xin chân thành cảm ơn!
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |