Giải quyết tranh chấp đất đai – Luật sư tư vấn thủ tục, quy trình và cách giải quyết

Giải quyết tranh chấp đất đai đã trở thành vấn đề phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của mọi người.  Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Thủ tục giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai ra sao? Trong bài viết sau đấy, Tổng đài pháp luật sẽ chia sẻ rõ hơn về vấn đề này. Nếu bạn còn có những băn khoăn muốn nhận được sự tư vấn luật đất đai từ các luật sư giàu kinh nghiệm, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp.

>> Giải quyết tranh chấp đất đai nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai

 

Anh B.D (Bình Dương) đặt câu hỏi:

Thưa luật sư, nhà tôi và nhà ông D ở bên cạnh rất nhiều lần cãi nhau về việc sử dụng đất. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi vì chuyện không thể giải quyết triệt để gây mất tình làng nghĩa xóm. Tôi muốn gửi đơn kiện nhưng không biết đây có phải vấn đề thuộc tranh chấp đất đai không? Xin luật sư cho tôi lời khuyên về vấn đề này. Nếu tôi gửi đơn yêu cầu hỗ trợ xử lý thì ai có thể giải quyết cho tôi?

 

>> Ai có thẩm quyền hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Theo định nghĩa về tranh chấp đất đai: 

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Việc hoà giải tranh chấp đất đai có mục đích chính là giải quyết sự bất đồng cho các bên tranh chấp, bảo vệ được các quyền chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp pháp.” 

Vì vậy, với trường hợp của bạn, đây có thể coi là tranh chấp đất đai và cần được hỗ trợ để giải quyết tranh chấp đất đai. Dựa theo quy định Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về việc hòa giải tranh chấp đất đai, bạn có thể gửi đơn và được tư vấn hòa giải theo những thẩm quyền sau: 

+ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

+ Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

+ Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

+ Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Trong trường hợp bạn còn có những thắc mắc muốn được tư vấn pháp luật dân sự, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp miễn phí từ các chuyên gia pháp lý, luật sư giàu kinh nghiệm.

>> Xem thêm: Quy trình, thủ tục và thẩm quyền hoà giải tranh chấp đất đai 

Giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào khi đất bị lấn?

 

Chị A.M (Bình Định) có câu hỏi:

Thưa luật sư, nhà tôi có một mảnh đất nhỏ bên cạnh ngôi nhà đang sống. Tôi dự tính sẽ xây gara ở đó nhưng vì chưa có kinh phí nên giờ khu đất vẫn để trống. Bà H bên cạnh nhà tôi đã tự ý mở hàng ăn nhỏ trên đất nhà tôi. Chúng tôi đã cãi nhau liên tục về vấn đề này. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này bà H sẽ nhận mức xử phạt như thế nào?

 

>> Cách giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào khi đất bị lấn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Theo Điều 3 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Chính phủ đã quy định: 

“1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Thực tế cho thấy rằng, trong quá trình sử dụng đất vẫn còn những trường hợp lấn chiếm đất đai mà người sở hữu đất cũng như cơ quan nhà nước không thể nắm bắt và kiểm soát triệt để. Vì thế, khi phát hiện ra hành vi lấn chiếm đất bất hợp pháp các cá nhân, cơ quan, tổ chức hoàn toàn có quyền gửi đơn khiếu nại hoặc tố cáo tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này.

Theo quy định chương 3 tại Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, chủ thể có thẩm quyền ở đây là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường, Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường, Thanh tra chuyên ngành đất đai và một số cơ quan khác.  

Về mức phạt cho hành vi lấn chiếm đất đai, tại điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã quy định: 

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Trong trường hợp này, bạn và bà H có thể tự giải quyết tranh chấp đất đai này với nhau. Nếu hòa giải không thành bạn có thể nộp đơn kiện lên Uỷ ban nhân dân xã và dựa theo điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP để xử phạt bà H sao cho hợp lý. 

Thực tế, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

>> Xem thêm: Nên tư vấn luật đất đai tại văn phòng hay thuê luật sư đất đai?

Thủ tục và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật mới nhất

 

Anh N.M (Nam Định) có câu hỏi:

Chào luật sư, năm 2016 tôi mua một mảnh đất rộng 300 mét vuông trên đường Kiêu Kỵ. để xây nhà. Vì có công việc phát sinh vấn đề nên tôi đã bay sang nước ngoài định cư một thời gian nhưng giấy tờ về mảnh đất tôi mua đều đã đứng tên tôi, tôi đã xong mọi thủ tục sở hữu mảnh đất này.

Đến năm nay trở về tôi thấy mảnh đất của tôi đã bị nhà ông Đ. xâm chiếm 80 mét vuông phần đất sát mặt đường để làm sạp bán đồ ăn và bãi trông xe. Tôi đã rất tức giận và có nói chuyện với ông Đ. yêu cầu ông trả lại mảnh đất cho tôi nhưng ông không đồng ý.

Tôi đã gửi đơn hoà giải lên Uỷ ban nhân dân xã yêu cầu hoà giải nhưng vẫn không thành, ông Đ. chỉ dỡ bỏ bãi trông xe nhưng vẫn giữ lại sạp ăn. Sau rất nhiều lần yêu cầu nhưng ông Đ. không chấp nhận, tôi đã gửi đơn Khởi kiện lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu ông Đ. trả lại 80 mét vuông thuộc phần đất 300 mét vuông của tôi.

Thời gian quá lâu tôi vẫn chưa được giải quyết và tôi cũng chưa thể xây nhà. Tôi rất bực mình và lo lắng vì phải đối mặt với câu hỏi của toà án: Tại sao ông Đ. đã dùng đất của tôi được 6 năm nhưng bây giờ mới khai báo ? Theo luật sư tôi nên giải quyết vấn đề này như thế nào?

 

>> Thủ tục giải quyết đất đai tranh chấp đất đai nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Theo những thông tin mà Tổng đài pháp luật tiếp nhận từ bạn, mảnh đất 300 mét vuông của gia đình bạn bị ông Đ. lấn chiếm 80 mét vuông sát mặt đường. Bạn có đầy đủ những giấy tờ chứng nhận hợp pháp về quyền sở hữu miếng đất, đầy đủ điều kiện căn cứ để được pháp luật bảo vệ.

Đôi bên cũng đã có thủ tục hòa giải nhưng không thành, điều đó đồng nghĩa rằng gia đình bạn vẫn có phản ứng giành lại mảnh đất khi bị ông Đ. chiếm chứ không phải để yên, nếu phán xét rằng bạn không có động thái ngăn chặn như vậy là vô căn cứ. Chỉ cần có đủ các chứng cứ, bạn hoàn toàn có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án để Tòa án đủ cơ sở xử lý vụ việc và không ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn.

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau đây để theo đúng thủ tục, việc này sẽ giúp bạn đủ bằng chứng để yêu cầu ông Đ. trả lại đất dù vướng vấn đề không có động thái rõ ràng trong 6 năm vừa qua: 

1. Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một trong các giấy tờ theo quy định pháp luật Đất đai;

2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

4. Giấy tờ hợp pháp về quyền thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;

5. Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15/10/2003;

6. Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

7. Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

8. Các loại giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Quyết định cấp đất, bản án, quyết định của Tòa án…; 

9. Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

10. Các giấy tờ biên bản hòa giải tại xã, phường.

Ngoài ra, căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai của Quốc hội, số 45/2013/QH13 về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thì hành vi của ông Đ. là trái với quy định của pháp luật do đã cố tình lấn thực hiện hành vi lấn chiếm trái phép nên sẽ không được pháp luật bảo vệ. 

Trường hợp của ông Đ. là chiếm không có căn cứ pháp luật và không ngay tình. Gia đình bạn thậm chí có quyền nộp đơn yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất của ông Đ. theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về đất đai:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về

+ Hoạt động xây dựng;

+ Kinh doanh bất động sản;

+ Khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

+ Quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;

+ Quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Sau khi nộp đơn khởi kiện bạn cần tuân thủ và thực hiện đúng theo các quy định của Toà án và của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để được giải quyết tranh chấp đất đai triệt để.

 

giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

 

Anh D.K (Lào Cai) gửi câu hỏi:

Chào luật sư, tôi và nhà hàng xóm có xảy ra tranh chấp đất đai. Giờ tôi muốn tiến hành giải quyết nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Luật sư có thể tư vấn cho tôi kỹ hơn về trình tự giải quyết được không?

 

>> Tư vấn trình tự giải quyết tranh chấp đất đai nhanh, gọi 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Bạn có thể giải quyết tranh chấp đất theo trình tự sau đây:

 Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp các bên không thể tự giải quyết vấn đề thì có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Trong trường hợp các bên không đồng ý với biên bản hòa giải của Ủy ban nhân dân xã, thì được giải quyết như sau:

– Tòa án nhân dân sẽ giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013;

– Nếu trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật này thì chỉ một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mà đương sự có thể chọn là :

+ Nộp đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền; nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì có quyền gửi khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Một khi quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành, các bên tranh chấp phải nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên cố tình không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, dựa theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật

 

Chị Huyền (Bắc Giang) có gửi câu hỏi: 

Thưa luật sư, năm 2019 tôi có được anh trai tặng cho một mảnh đất để làm ăn nhưng vì chị dâu có vẻ như không vừa lòng nên tôi có đề nghị mua và làm hợp đồng công chứng đầy đủ. Tuy nhiên vì là anh em trong nhà nên anh trai tôi có đề nghị chỉ cần làm hợp đồng viết tay cho đôi bên mà không có công chứng.

Đến năm nay 2022 chị dâu tôi sang đòi đất và muốn đưa nhau ra tòa vì giấy viết tay không có giá trị pháp luật. Cả tôi và anh trai đều rất khó xử về vấn đề này. Theo luật sư tôi phải giải quyết vấn đề này như thế nào?

 

>> Giải quyết tranh chấp đất trong nội bộ gia đình? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Căn cứ vào khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai năm 2013 như sau:

“1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất;

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;

b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;

c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.”

Như vậy, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay cho những trường hợp chưa được công chứng, tức người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tặng cho chỉ có giấy tờ viết tay thì chỉ được công nhận trước năm 2008.

Hiểu một cách đơn giản, trước năm 2008 người sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu, tức là giấy viết tay chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì sẽ được công nhận, sau năm 2008 những giấy tờ này không có hiệu lực. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

Với trường hợp của bạn, năm 2019 gia đình bạn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có văn bản công chứng thì hợp đồng của bạn trước mắt về mặt hình thức là vô hiệu.

Tuy nhiên, để có thể tuyên giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức thì những người có quyền và nghĩa vụ liên quan cần phải yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự đó vô hiệu trong thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 132 Bộ luật dân sự năm 2015.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức là 02 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức. Hết thời hiệu 02 năm mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

Tính đến thời điểm hiện tại, hợp đồng của bạn là từ năm 2019, tức đã quá rất nhiều thời gian so với quy định sửa đổi nên nếu lấy lý do vì trong gia đình nên giấy mua bán đất được viết bằng tay không được công chứng nên không có giá trị pháp luật là bất hợp lý, bởi từ ngày hai bên ký giấy viết tay, người vợ mới yêu cầu tuyên vô hiệu giấy chuyển nhượng viết tay thì đã hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, giấy viết tay đã có hiệu lực.

Tuy nhiên, bạn vẫn có quyền nộp hồ sơ lên tại Phòng Tài nguyên và môi trường cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất để yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định nếu có điều kiện trong giấy chuyển nhượng đất viết tay của bạn và anh bạn có đủ những điều kiện được viết trong điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Sau những thủ tục trên mà người chị dâu vẫn có tranh chấp về vấn đề chuyển nhượng đất đai thì thủ tục hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất, sau đó căn cứ vào Điều 203 Luật đất đai 2013 thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013.

giải quyết tranh chấp đất đai

Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

 

Anh A.Q gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:

Thưa luật sư, gia đình tôi và gia đình ông D. có xảy ra tranh chấp đất cách đây 2 tháng trước. Lúc đó, chúng tôi đã hòa giải thành công nhưng khi có biên bản hòa giải ông D, lại quay ngoắt thái độ và phản đối kịch liệt những yêu cầu viết trong văn bản. Tôi đã đưa đơn lên Uỷ ban nhân dân xã yêu cầu giải quyết nhưng vẫn không rõ thời gian hoàn thành vấn đề giải quyết tranh chấp này là bao lâu.

Điều này ảnh hưởng nặng nề tới công việc của tôi. Luật sư có thể cho tôi biết thời gian cụ thể giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai ở Uỷ ban nhân dân xã là bao lâu không ?

 

>> Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai là bao lâu? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Trường hợp hòa giải thành

Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu một trong các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản, thể hiện nội dung khác với nội dung mà các bên đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tiến hành tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để giải quyết ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Sau khi hòa giải thành, nếu có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới hoặc người sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi Biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (trường hợp khác).

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Uỷ ban nhân dân cùng các cấp để quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới.

Trường hợp không hoà giải thành

Trường hợp hòa giải tranh chấp không thành hoặc đã hòa giải thành nhưng một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết tranh chấp

45 ngày là thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã; đối với các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì sẽ được kéo dài thêm thời gian giải quyết 15 ngày.

Theo thông tin bạn cung cấp, hai bên đã tự giải quyết nhưng sau đó ông D. có thay đổi ý kiến nên lần giải quyết đó không thành. Bạn có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp yêu cầu tiếp giải quyết tranh chấp. Thời gian cho lần giải quyết này sẽ không quá 45 ngày.

Tổng đài tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Đội ngũ chuyên gia tư vấn, luật sư giàu kinh nghiệm

Tổng đài pháp luật có đội lớn những luật sư và chuyên viên tư vấn trình độ chuyên môn cao, hiểu biết chắc về kiến thức pháp luật cũng như trải nghiệm thực tế, tác phong chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai do có nhiều năm trong nghề. Chúng tôi đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu, chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ pháp lý uy tín và an toàn nhất. 

Hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng dưới tất cả hình thức

Đội ngũ chuyên gia tư vấn và luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn dưới mọi hình thức. Bạn có thể lựa chọn hình thức liên hệ qua số hotline 1900.6174, qua email, đến trực tiếp tại văn phòng luật sư hay tại địa chỉ theo yêu cầu. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp từ các bạn để ngày càng hoàn thiện, hỗ trợ kịp thời, mọi lúc mọi nơi với hiệu quả cao nhất cho bạn.

Làm việc với tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao

Chúng tôi làm việc theo sứ mệnh bảo vệ công bằng và lẽ phải, luôn hy vọng có thể kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ bạn một cách nhanh chóng nhất, thuận tiện nhất và không ngừng nỗ lực để bảo vệ tối đa quyền lợi của bạn. Vì vậy, nếu có vấn đề xảy ra, đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho số hotline 1900.6174 để không bỏ lỡ thời điểm giải quyết vấn đề tốt nhất.

Với nhiều năm kinh nghiệm, đồng hành cùng hàng nghìn người dân trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai, Tổng đài pháp luật luôn là đơn vị nhận được sự tin tưởng và là lựa chọn tối ưu nhất.

Để được nhận hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất từ các luật sư cao cấp về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai, bạn hãy liên hệ đến đường dây 1900.6174 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi qua địa chỉ email  Tongdaiphapluat.mkt@gmail.com. Tổng đài pháp luật xin chân thành cảm ơn. Với độ ngũ luật sư cùng chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc cho các bạn.

  19006174