Hòa giải tranh chấp đất đai – Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục nhanh chóng

Hòa giải tranh chấp đất đai là một phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai. Thay vì giải quyết tranh chấp bằng cách đi đến tòa án hoặc sử dụng các biện pháp pháp lý khác, hòa giải là một giải pháp thường được lựa chọn để giải quyết một cách hòa bình và đối thoại giữa các bên. Trong bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc liên quan đến vấn đề Hòa giải tranh chấp theo quy định pháp luật. Trong quá trình tìm hiểu nội dung, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý giải đáp kịp thời!

 

Chị Hương (Bình Dương) có câu hỏi thắc mắc như sau:

“Chào Luật sư, tôi và gia đình hiện nay sống tại mảnh đất nằm trong khu vực xã N, huyện B, tỉnh Bình Dương. Vào năm 2012, tôi và ông Lê Văn T có giao dịch mua bán mảnh đất này với giá trị hợp đồng mua là 700 triệu. Tuy nhiên, năm 2019 có sự tranh chấp đất liên quan đến tôi và bà Lê Thị X khi bà cho rằng, mảnh đất này thuộc quyền sử dụng đất đứng tên bà X. 

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai có được không? Thủ tục thực hiện hòa giải cần tiến hành như thế nào? Tôi cảm ơn Luật sư rất nhiều!”

 

>> Hướng dẫn thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn đất đai trả lời: 

Chào chị Hương, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của chị, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

 

>> Tư vấn miễn phí quy định về hòa giai tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo quy định của pháp luật, hòa giải tranh chấp đất đai được hiểu là các bên trong quan hệ tranh chấp cùng nhau thỏa thuận, thương lượng hay qua trung gian người khác bằng sự thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết vấn đề này theo hướng thiện chí và ổn thỏa.

Ngoài ra, hòa giải tranh chấp bao gồm 02 loại chính:

– Loại thứ nhất: Tự nguyện hòa giải. Các bên sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp bằng việc tự thỏa thuận và tự nguyện để giải quyết vướng mắc của cả hai bên.

– Loại thứ hai: Hòa giải bắt buộc tại UBND cấp cơ sở. Đối với loại này đối tượng áp dụng là tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp chị Hương là tranh chấp đất đai liên quan đến việc xác định ai là người có quyền sở hữu đối với mảnh đất đó. Tuy nhiên, hòa giải tranh chấp thành công hay không sẽ tùy thuộc vào mức độ thỏa thuận, thương lượng từ chị Hương và bà X khi tiến hành hòa giải.

quy-dinh-hoa-giai-tranh-chap-dat-dai

Hòa giải tranh chấp đất đai có phải là thủ tục bắt buộc không? 

 

Theo quy định của pháp luật, hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc trong trường hợp người có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai khác thì không bắt buộc. Cụ thể:

Tại Luật Đất đai 2013 nêu rõ:

 “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.

Căn cứ tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định. Trường hợp tranh chấp là người có quyền sử dụng đất nhưng chưa hòa giải tại UBND cấp cơ sở thì được xác định là chưa đủ điều kiện để khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp khác như tranh chấp thừa kế, chia tài sản chung của vợ chồng thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp cơ sở không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Theo đó, trường hợp chị Hương thủ tục hòa giải tranh chấp là thủ tục bắt buộc và là điều kiện đủ nếu khởi kiện ra Tòa án. Bởi vì, tranh chấp đất đai giữa chị Hương và bà X thuộc trường hợp xác định ai là người có quyền sử dụng đất nên bắt buộc phải tiến hành hòa giải.

Hòa giải tranh chấp đất đai ở đâu?

 

>> Giải đáp miễn phí nơi hòa giải tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174

– Trường hợp các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

– Trong đó, Chủ tịch UBND xã có nhiệm vụ tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Trường hợp chị Hương và bà X tiến hành hòa giải thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành hòa giải đó là UBND xã N. Chủ tịch UBND xã N sẽ tổ chức việc hòa giải cùng với phối hợp với Ủy ban MTTQVN cấp xã và tổ chức xã hội khác để tiến hành thủ tục hòa giải.

Hòa giải tranh chấp đất đai mất bao lâu?

 

>> Giải đáp miễn phí thời gian hòa giải tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ tại quy định Luật Đất đai, thời gian hòa giải tranh chấp sẽ thực hiện không quá 45 ngày tại Ủy ban nhân dân xã, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Thời gian hòa giải tranh chấp chị Hương và bà X không quá 45 ngày tại UBND xã N,  được tính từ ngày chị Hương gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

thoi-gian-hoa-giai-tranh-chap-dat-dai

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai 

 

>> Tư vấn miễn phí thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo quy định của pháp luật, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai thực hiện bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Khi đương sự cần giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hòa giải. Người nộp đơn cần chuẩn bị các giấy tờ bắt buộc như:

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp

+ Giấy tờ tùy thân: CCCD/CMND

+ Các tài liệu chứng cứ khác kèm theo

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu giải quyết

Sau khi đương sự nộp hồ sơ, phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là UBND xã sẽ có trách nhiệm thẩm tra, xem xét và xác minh nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, đồng thời thu thập tài liệu có liên quan để giải quyết. Sau đó, UBND xã thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp để thực hiện hòa giải.

Ngoài ra, việc hòa giải chỉ có thể tiến hành khi các bên có mặt đầy đủ. Trường hợp một trong các bên vắng mặt lần hai được xét là hòa giải không thành.

Bước 3: Lập biên bản hòa giải

Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản và đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Cụ thể: đầy đủ chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tham gia hòa giải, đóng dấu của UBND cấp xã. Ngoài ra, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, các bên có ý kiến khác với nội dung thống nhất thì Chủ tịch UBND xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để cân nhắc và xem xét giải quyết theo quy định.

Như vậy, khi tiến hành thủ tục hòa giải giữa chị Hương và bà X, phía chị Hương cần chuẩn bị các giấy tờ bắt buộc như: đơn yêu cầu giải quyết, CCCD/CMND và các tài liệu chứng cứ khác có liên quan. Sau đó, UBND xã N sẽ tiếp nhận và chủ tịch UBND xã N sẽ tổ chức việc hòa giải đối với các bên.

Cuối cùng, phía UBND xã N sẽ lập biên bản và yêu cầu các bên ký và có đóng dấu. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập, chị Hương và bà X nếu có ý kiến khác thì Chủ tịch UBND xã N sẽ tổ chức lại cuộc họp và xem xét thêm để giải quyết.

thu-tuc-hoa-giai-tranh-chap-dat-dai

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất 2023

 

Khởi kiện có bắt buộc có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không?

 

Căn cứ tại Nghị quyết 04/2017/NQ- HĐTP quy định khởi kiện có bắt buộc có biên bản hòa giải tranh chấp trong trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì phải được hòa giải tại UBND cấp cơ sở mới đủ điều kiện khởi kiện.

Tuy nhiên, đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất thì không phải là điều kiện bắt buộc phải có biên bản hòa giải theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trường hợp chị Linh và bà X nếu muốn khởi kiện ra Tòa án thì bắt buộc phải có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai. Bởi vì, tranh chấp này yêu cầu xác định ai là người có quyền sử dụng đất nên theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có biên bản.

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai thông dụng

 

>> Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành hòa giải, UBND cấp cơ sở cần lập biên bản hòa giải tranh chấp theo hướng dẫn. Dưới đây là mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai, cụ thể:

Download (DOCX, 17KB)

UỶ BAN NHÂN DÂN                                                                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xà …….                                                                                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

Hoà giải tranh chấp đất đai giữa ông (bà)……………. với ông (bà) ….

Căn cứ theo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đề ngày …. của ông (bà) ….      Địa chỉ …. …….

Hôm nay, hồi….giờ….ngày……tháng…..năm…, tại……………, thành phần gồm có:

1. Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai:

– Ông (bà) ………………….. Chủ tịch Hội đồng, chủ trì

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………

2. Bên có đơn tranh chấp:

– Ông (bà)…………..chức vụ………….., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  ……………………………

3. Người bị tranh chấp đất đai: .

– Ông (bà)……………….chức vụ……………, đơn vị……….. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND……………..

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  …………………………………………

4. Người có quyền, lợi ích liên quan (nếu có):

– Ông (bà)………………..chức vụ……………., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  ………………………………………. .

Nội dung:

– Người chủ trì: Nêu rõ lý do hoà giải, giới thiệu thành phần tham dự hoà giải, tư cách tham dự của người tranh chấp, người bị tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Công bố nội dung hoà giải, hướng dẫn các bên tham gia hoà giải, cách thức hoà giải để đảm bảo phiên hoà giải có trật tự và hiệu quả.

– Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh (lưu ý không nêu hướng hòa giải).

–  Ý kiến của các bên tham gia hoà giải:

+ Ý kiến phát biểu của người tranh chấp (nêu nội dung, yêu cầu hoà giải, tài liệu chứng minh …);

+ Ý kiến phát biểu của người bị tranh chấp (phản biện lại ý kiến của người có đơn tranh chấp, tài liệu chứng minh, yêu cầu …);

+ Ý kiến của người có liên quan;

+ Ý kiến của các thành viên Hội đồng hoà giải.

– Kết luận: Trên cơ sở các ý kiến tại phiên hoà giải và thông tin, tài liệu thu thập được, người chủ trì kết luận các nội dung sau:

+ Diện tích đất đang tranh chấp có hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

+ Hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp hoà giải không thành

+ Trường hợp hòa giải thành thì ghi rõ trong Biên bản: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành.

     Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; Biên bản được lập thành … giao cho người tranh chấp, người bị tranh chấp mỗi người một bản và lưu tại UBND … một bản.

Người chủ trì                                                                                                                     Người ghi biên bản

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)                                                                                                          (ký, ghi rõ họ tên)

 

Các bên tranh chấp đất đai                                                                                         Các thành viên Hội đồng hòa giải

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                                                                                   (Ký, ghi rõ họ tên)

Các bên có liên quan

(Ký, ghi rõ họ tên)


Dựa theo quy định pháp luật, trên đây là mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mà Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp, bạn đọc có thể tham khảo thêm. Trong quá trình soạn thảo biên bản, nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn giải quyết được những vấn đề đang gặp phải liên quan đến lĩnh vực tranh chấp đất đai. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy lên và gọi đến số hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174