Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất

Biên bản vi phạm hành chính là một văn bản ghi lại diễn biến, kết quả của một hoạt động, sự việc vi phạm hành chính xảy ra. Bao gồm thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, trình tự, nội dung và hậu quả của hành vi vi phạm đó gây lên.

Khi một đối tượng muốn lập biên bản vi phạm đối với người có hành vi vi phạm, văn bản đó đáp ứng được các điều kiện mà quy định pháp luật đã đặt ra. Vậy biên bản vi phạm hành chính được lập khi nào? Bao gồm những nội dung gì? Mẫu biên bản vi phạm  hành chính mới nhất?

Tất cả câu trả lời sẽ có ngay sau đây. Trường hợp cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn và giải đáp, hãy gọi đến ngay Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để nhận được tư vấn nhanh chóng nhất!

>>> Luật sư tư vấn biên ban vi phạm hành chính mới nhất? Gọi ngay 1900.6174

Biên bản vi phạm hành chính được lập khi nào?


Phụ thuộc vào tính chất và mức độ của mỗi hành vi vi phạm, Nhà nước Việt Nam sẽ có quy định pháp luật về việc tiến hành lập văn bản vi phạm. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc xử phạt hành chính có lập biên bản sẽ được tiến hành áp dụng đối với: 

– Các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Ngoại trừ 02 trường hợp sau:

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền cá nhân đến 250.000 đồng

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tổ chức đến 500.000 đồng

bien-ban-vi-pham-hanh-chinh

Lưu ý:

+ Đối với 02 trường hợp trên, việc xử phạt hành chính sẽ được diễn ra tại chỗ

+ Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính nhờ sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hay nghiệp vụ thì vẫn phải lập biên bản.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính mới nhất 

Biên bản vi phạm hành chính được pháp luật quy định như thế nào?


Căn cứ theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, theo đó, việc lập biên bản vi phạm hành chính được pháp luật quy định như sau:

– Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính mà thuộc lĩnh vực quản lý của mình, họ cần kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, ngoại trừ trường hợp xử phạt nhưng không lập biên bản được quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

– Biên bản sử phạt hành chính cần đáp ứng các điều kiện về nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định

– Đối với các trường hợp vi phạm hành chính mà xảy ra trên các phương tiện di chuyển tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người có trách nhiệm để tổ chức việc lập biên bản là người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng và trưởng tàu. Và khi phương tiện về đến sân bay, bến cảng, nhà ga, họ cần chuyển ngay cho người có thẩm quyền để tiến hành xử phạt hành chính.

bien-ban-vi-pham-hanh-chinh

– Việc lập biên bản vi phạm hành chính cần phải được tiến hành ngay tại nơi mà xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Nếu biên bản vi phạm hành chính lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hay tại một địa điểm khác thì cần phải được giải thích lý do vào biên bản.

– Biên bản vi phạm hành chính cần phải được lập thành ít nhất là 02 bản và phải có chữ ký của người lập biên bản, người vi phạm hoặc là người đại diện cho tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.

(Nếu người có hành vi vi phạm hoặc đại diện cho tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì cần phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã tại nơi mà xảy ra vi phạm hay của ít nhất một người người đã chứng kiến, xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm mà không ký vào biên bản. Còn đối với trường hợp mà không có chữ ký của cả đại diện chính quyền cấp xã hay của người chứng kiến được nêu trên thì trong biên bản vi phạm cần phải ghi rõ lý do)

– Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính thì sẽ giao 01 bản cho cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp mà hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì trong vòng 24 giờ kể từ khi lập biên bản, biên bản và các tài liệu khác đi kèm cần chuyển giao cho người có thẩm quyền xử phạt. Ngoại trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên phương tiện di chuyển gồm tàu bay, tàu biển, tàu hỏa,..

– Nếu biên bản vi phạm hành chính có các sai sót về nội dung hoặc nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định của pháp luật thì cần phải tiến hành việc xác minh những tình tiết trong vụ việc vi phạm hành chính để tìm ra căn cứ đi đến quyết định xử phạt.

– Có thể lập, gửi biên bản vi phạm hành chính hằng hình thức điện tử nếu cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin

Trên đây là những quy định của pháp luật Việt nam về biên bản vi phạm hành chính. Bạn có thể dựa theo những quy định được phân tích trên để tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính kịp thời và đáp ứng với những yêu cầu mà pháp luật đưa ra.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn quy định về biên bản khi vi phạm hành chính. Gọi ngay: 1900.6174 

Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất theo quy định của pháp luật


Bạn có thể tham khảo mẫu biên bản vi phạm hành chính tại đây:

Download (DOCX, 16KB)

 

Trên đây là mẫu biên bản vi phạm hành chính mà bạn có thể tham khảo.

>>> Mẫu biên bản vi phạm hành chính? Gọi ngay: 1900.6174

Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản vi phạm hành chính


Căn cứ theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, bạn có thể tham khảo cách viết biên bản vi phạm hành chính như sau

(1) Điền tên cơ quan của người mà có thẩm quyền lập biên bản.

(2) Điền tên lĩnh vực quản lý nhà nước theo tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể (căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, sửa đổi bổ sung năm 2020)

(3) Điền địa điểm biên bản được lập:

+ Nếu lập biên bản tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm: Địa điểm là nơi xảy ra hành vi vi phạm

+ Nếu không lập biên bản tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm: Địa điểm là trụ sở cơ quan người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác. Trường hợp này trong biên bản cần nêu rõ lý do

(4) Điền các căn cứ việc lập biên bản như:

Biên bản làm việc; Biên bản kiểm tra; Kết luận kiểm tra; Kết luận thanh tra…

(5) Nếu biên bản không có chữ ký của cá nhân, người đại diện của tổ chức vi phạm thì cần có chữ ký của UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc của tối thiểu 01 người chứng kiến

+ Nếu là đại diện của UBND xã, phường, thị trấn: Điền rõ họ tên, chức vụ người đại diện và tên UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm đó

+ Nếu là người chứng kiến: Điền rõ họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ

bien-ban-vi-pham-hanh-chinh

(6) Điền họ tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; Điền họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; Điền họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7) Điền chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; Điền chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; Điền chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(8) Điền tóm tắt mô tả vụ việc vi phạm:

+ Gồm ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,…

+ Nếu vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, địa điểm xảy ra vi phạm thuộc nội thủy/lãnh hải/vùng tiếp giáp lãnh hải/vùng đặc quyền kinh tế/thềm lục địa/các đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, tọa độ (gồm vĩ độ, kinh độ), hành trình.

(9) Điền điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(10) Điền họ tên người bị thiệt hại. Nếu tổ chức bị thiệt hại thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại.

(11) Điền tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.

(12) Điền cụ thể thời hạn:

– Nếu giải trình trực tiếp: Điền “02 ngày làm việc”

– Nếu giải trình bằng văn bản: Điền “05 ngày làm việc”

– Nếu vụ việc không giải trình theo quy định khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung 2020) thì không cần điền các mục chú thích 12, 13, 14, 15

(13) Điền họ tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm. Nếu cá nhân vi phạm là người chưa thành niên, gửi cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản.

(14) Điền như sau:

– Nếu giải trình trực tiếp: Điền “văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp”

– Nếu giải trình bằng văn bản: Điền “văn bản giải trình”

(15) Điền chức danh, tên cơ quan người đại diện có thẩm quyền xử phạt hành chính

(16) Điền địa điểm dự kiến làm việc đối với cá nhân/ người đại diện tổ chức vi phạm

>>> Xem thêm: Vụ án hành chính là gì? Một số quy định về vụ án hành chính

Trên đây là những kiến thức pháp luật vô cùng hữu ích liên quan đến “Biên bản vi phạm hành chính”  mà Tổng đài pháp luật muốn gửi cho các bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin vừa nêu đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin của quý bạn đọc gần xa.

Nếu còn gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến vấn đề thừa kế trên thực tế, các bạn hãy gọi ngay cho các Luật sư qua số máy 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, chính xác nhất!

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.