Chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định Luật đất đai 2013

Chuyển mục đích sử dụng đất là hoạt động diễn ra rất thường xuyên phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ những quy định của pháp luật về vấn đề này nên làm mất quyền và lợi ích trong quá trình sử dụng đất. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về căn cứ, thủ tục để thực hiện việc này. Mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174  để nhận được sự tư vấn nhanh chóng! 

>> Tư vấn quy định về chuyển mục đích sử dụng đất, Gọi ngay 1900.6174 

tu-van-quy-dinh-ve-chuyen-muc-dich-su-dung-dat

 

Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?

 

Căn cứ theo quy định mới nhất hiện hành là Luật đất đai năm 2013 cũng không đưa ra một khái niệm cụ thể rõ ràng về chuyển mục đích đất mà chỉ đề cập đến các trường hợp chuyển mục đích đất và một số trường hợp chuyển đất phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích đất thì người sở hữu thửa đất này mới được chuyển mục đích đất.

Như vậy, về cơ bản có thể hiểu: Chuyển mục đích đất là việc chuyển đổi mục đích sử dụng của đất đai từ mục đích này sang mục đích khác bằng quyết định hành chính của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bằng đăng ký biến động đất đai (tùy các từng trường hợp có phải xin phép hay không?). Việc chuyển mục đích đất đã được thực hiện theo Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan.

Căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất

 

Anh Huy (Lạng Sơn) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong luật sư tư vấn như sau:

Đầu năm 2015, tôi có mua một mảnh vườn của người bạn rộng 100m2 trồng hoa quả để bán. Chúng tôi có làm hợp đồng mua bán đất. Khu đất vườn này thuộc diện quy hoạch sử dụng đất của huyện, đến năm 2018 là quy hoạch khu công nghiệp, nhưng trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 đã phê duyệt không thực hiện. Vậy thưa Luật sư trong trường hợp này, tôi có thể chuyển mục đích đất này từ đất vườn lên đất ở được hay không? Mong Luật sư tư vấn, giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất là gì? Luật sư tư vấn 1900.6174 

Trả lời:

Chào anh Huy! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến lĩnh vực tư vấn luật đất đai đến chúng tôi. Với vấn đề của anh, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật đất đai năm 2013 về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

– Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đai đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất này được tiếp tục sử dụng và được thực hiện những quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cơ quan cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích đất và thu hồi đất theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được trồng cây lâu năm, xây dựng mới nhà ở, công trình; nếu người sử dụng đất có nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho căn cứ phép theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, đất của nhà anh Huy nằm trong quy hoạch sử dụng đất, nay đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì việc sử dụng đất của gia đình anh phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện. Do đó, anh Huy phải xác định kế hoạch sử dụng đất của huyện như thế nào? Anh được thực hiện các quyền của người sử dụng đất (tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê,…) nhưng không được trồng cây lâu năm, xây dựng mới nhà ở, công trình, trên đất.

Như vậy, theo thông tin anh cung cấp, anh muốn chuyển mục đích đất từ đất vườn sang đất ở thì phải xin phép cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 57 Luật đất đai năm 2013. Mọi thắc mắc liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174  để nhận được luật sư tư vấn miễn phí!

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 về các trường hợp chuyển mục đích đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định bao gồm:

– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng rừng, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản;

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối;

– Chuyển đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

– Chuyển đất phi nông nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

– Chuyển đất xây dựng các công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích đất sản xuất kinh doanh, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Đồng thời, khi chuyển mục đích đất đai theo các trường hợp như trên, người sử dụng đất này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính căn cứ theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; chế độ sử dụng đất, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng căn cứ theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

>> Tư vấn nhanh chóng về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép? Gọi ngay 1900.6174 

 

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép

 

Xét căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CPNghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ, đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 về các trường hợp chuyển mục đích đất đai không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động như sau:

– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ cho mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc và các loại động vật khác được pháp luật hiện hành cho phép; nuôi trồng thủy hải sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

– Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc diện đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Đối với các trường hợp nêu trên, khi chuyển mục đích đất, người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện việc đăng ký biến động.

>> Xem thêm: Đất ruộng lên thổ cư bao nhiêu tiền? – Chi phí mới nhất 2022

 

dieu-kien-cho-phep-chuyen-muc-dich-su-dung-dat

 

Điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

 

Chị Tường (Quảng Ninh) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:

Gia đình tôi có một mảnh đất ven biển. Mảnh đất trồng cây lâu năm này của gia đình tôi đã được cơ quan Nhà nước cấp từ năm 1980. Hiện tại, gia đình tôi muốn chuyển mục đích của mảnh đất này sang đất nuôi trồng thủy sản. Vậy tôi muốn hỏi các điều kiện cho phép chuyển mục đích đất là gì? Trong trường hợp này, gia đình tôi có thể chuyển mục đích đất hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật là gì? Gọi ngay 1900.6174 

 

Trả lời:

Chào chị Tường! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Về vấn đề thắc mắc trên của chị, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:

Điều kiện cho phép chuyển mục đích đất được quy định rõ tại Luật Đất đai năm 2013, bao gồm:

– Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Căn cứ theo Điều 14 Luật đất đai năm 2013 quy định cụ thể như sau:

“Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích đất.”

Căn cứ theo Điều 52 Luật đất đai năm 2013 quy định chi tiết về căn cứ chuyển mục đích đất bao gồm:

“1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất đai thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin thuê đất, giao đất, chuyển mục đích đất.”

Theo đó, việc chuyển mục đích sử dụng đất đai cần phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã được nhà nước thông qua.

– Được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Căn cứ theo Điều 57 Luật đất đai năm 2013 quy định các trường hợp chuyển mục đích đất đai cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:

“ 1. Các trường hợp chuyển mục đích đất đai cần phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối;

c) Chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được cơ quan Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng các công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ và chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.”

Như vậy, theo quy định nêu trên trước khi chuyển mục đích đất đai phải phân loại đất để xác định được trường hợp chuyển mục đích đất có cần sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với trường hợp của chị Tường, khi gia đình chị Tường muốn chuyển mục đích đất, gia đình chị cần phải đáp ứng các điều kiện về phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện và dược sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khi đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cho gia đình chị chuyển mục đích đất. Mọi thắc mắc về chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174  để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!

>> Xem thêm: Đất trồng cây lâu năm lên thổ cư được không? [Cập nhập 2022]

Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

 

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013 về thẩm quyền cho phép chuyển mục đích đất, như sau:

“Điều 59. Thẩm quyền cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp dưới đây:

a) Cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích đất đối với tổ chức;

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp dưới đây:

a) Cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích đất đai đối với cá nhân, hộ gia đình. Trường hợp cho cá nhân, hộ gia đình thuê đất, cho phép chuyển mục đích đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích đất từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;”

Như vậy, cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức. Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình cho phép chuyển mục đích đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích đất từ 0,5 hecta trở lên thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.

 

thu-tuc-chuyen-muc-dich-su-dung-dat

 

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

 

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân

 

Căn cứ Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 2555/QĐ-BTNMT, quy định về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thành phần hồ sơ:

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ đối với cá nhân, hộ gia đình gồm có những giấy tờ sau:

+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng theo Mẫu 01

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ hồng, Sổ đỏ).

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Nơi nộp hồ sơ:

+ Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì cá nhân, tổ chức nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

+ Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì cá nhân, tổ chức nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường

– Tiếp nhận hồ sơ: Nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Xử lý, giải quyết yêu cầu

– Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa và thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

– Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 4: Trả kết quả

– Phòng Tài nguyên và Môi trường ra quyết định cho cá nhân, hộ gia đình sau khi cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ tài chính.

– Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); không quá 25 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục chuyển mục đích đất của hộ gia đình, cá nhân? Luật sư tư vấn 1900.6174 

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức

 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

– Văn bản thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để cho thuê hoặc để bán kết hợp cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở; dự án đầu tư kinh doanh bất động sản gắn với quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản…

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Nơi nộp hồ sơ:

+ Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa hoặc nộp tại trung tâm hành chính công đối với một số tỉnh, thành.

+ Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Tiếp nhận hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Xử lý, giải quyết yêu cầu

– Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.

– Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích.

– Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

– Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian thực hiện:

+ Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; thời gian không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật hiện hành; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thời gian thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét và xử lý đối với các trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật và thời gian trưng cầu giám định.

+ Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

+ Trường hợp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chậm thực hiện thì người dân có quyền khởi kiện hoặc khiếu nại về hành vi chậm trễ đó.

Chi phí thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất

 

Chị Hồng (Bắc Ninh) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư tư vấn như sau:

Đơn vị chúng tôi dự định xây khu chợ bán buôn ở một huyện ngoại ô thành phố Bắc Ninh. Vùng đất chúng tôi dự định xây là đất nông nghiệp, đất bồi, trồng hoa màu ngắn ngày.

Chúng tôi dự định sẽ xây một khu chợ bán buôn bao gồm chợ, tòa nhà văn phòng, tổ hợp thương mại phục vụ cho chợ này. Vì vậy, tôi muốn hỏi, chúng tôi có phải thay đổi mục đích sử dụng đất không? Nếu có thì chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất được tính như thế nào? Rất mong luật sư sớm giải đáp! Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn chính xác chi phí thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, Gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Chào chị Hồng! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Với câu hỏi của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 về chuyển đổi mục đích sử dụng đất như sau:

Với trường hợp của chị muốn chuyển mục đích đất cần được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Ngoài ra, chị còn phải nộp các chi phí liên quan khi chuyển mục đích đất cụ thể như sau:

Tiền sử dụng đất

 

Chị Hồng cần phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 5 Nghị định số 45/2014 về tiền sử dụng đất như sau:

“… d) Chuyển mục đích đất đối với trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 để thực hiện các dự án đầu tư mà phải chuyển mục đích đất thì thu tiền sử dụng đất như sau:

– Trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư mà phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất nghĩa địa, nghĩa trang thì nộp tiền sử dụng đất theo giá đất quy định căn cứ tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.

– Khoản tiền mà tổ chức kinh tế đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích. Khoản tiền này được xác định theo giá đất của mục đích sử dụng đất để nhận chuyển nhượng tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích đất nhưng không được vượt quá số tiền bồi thường, hỗ trợ tương ứng đối với trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Khoản tiền mà tổ chức kinh tế đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên được xác định cụ thể như sau:

+ Trường hợp giá đất để tính tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích được xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất thì giá của loại đất nhận chuyển nhượng này cũng được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

+ Trường hợp giá đất để tính tiền sử dụng đất của loại đất này sau khi chuyển mục đích được xác định bằng các phương pháp so sánh trực tiếp, chiết khấu, thu nhập, thặng dư thì giá của loại đất nhận chuyển nhượng cũng được xác định lại theo các phương pháp trên”.

 

Chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính

 

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2014/TT-BTC quy định về Mức thu cụ thể như sau:

“… 2. Tùy từng điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương nơi phát sinh hoạt động thu phí, lệ phí, cần lưu ý một số điểm về nội dung và mức thu như sau:

a) Đối với các khoản phí

a.6. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính

– Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất, giao đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích đất, nhằm hỗ trợ tăng thêm cho chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.

– Mức thu: Căn cứ vào các bước công việc, theo yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào diện tích, vị trí đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án, nhưng mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2.”

Vì thông tin trên mà chị Hồng cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể được chính xác được số tiền sử dụng đất và phí, lệ phí mà chị cần phải nộp khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chị có thể căn cứ vào những quy định của pháp luật nêu trên để xác định nghĩa vụ tài chính của đơn vị, tổ chức của chị. Mọi thắc mắc liên quan đến chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174  để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!

Thời hạn giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Luật đất đai 2013 về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nhứ sau:

” 1. Thời gian thực hiện thủ tục thuê đất, giao đất, chuyển mục đích đất được quy định cụ thể như sau:

a) Thuê đất, giao đất là không được quá 20 ngày không kể thời gian giải phóng mặt bằng;

b) Chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.”

Như vậy, thời hạn giải quyết đối với các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là không được quá 15 ngày.

Nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích của người sử dụng đất

 

Chị Ngân (Hà Nội) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư tư vấn như sau:

Tôi hiện đang là chủ tịch của một công ty TNHH 02 thành viên. Công ty chúng tôi mua lại 10ha đất của cá nhân, đã có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thửa đất này là loại đất rừng sản xuất, công ty tôi mua lại mảnh đất đó nhằm sản xuất rau sạch, công ty chúng tôi có dựng vườn ươm và nhà kính để trồng cây. Tuy nhiên cơ quan nhà nước đã yêu cầu chúng tôi chấm dứt việc làm này vì đã vi phạm sai mục đích sử dụng đất. Công ty tôi đã bị phạt 15 triệu đồng vì hành vi sử dụng đất sai mục đích này. Tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, tôi có vi phạm quy định về sử dụng sai mục đích sử dụng đất không? Nếu có thì mức xử phạt như vậy có đúng với quy định của pháp luật không. Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng quy định như thế nào? Luật sư giải đáp 1900.6174 

Trả lời:

Chào chị Ngân! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với câu hỏi của chị, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:

Nguyên tắc sử dụng đất

 

Căn cứ theo quy định Điều 6 Luật đất đai năm 2013 về nguyên tắc sử dụng đất, được quy định cụ thể như sau:

“1. Đúng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

3. Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất căn cứ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật đất đai năm 2013 về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất cụ thể như sau:

“1. Sử dụng đất đúng ranh giới, đúng mục đích thửa đất và đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
…”

Mức phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

 

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính khi tự ý chuyển mục đích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như sau:

“1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác thì hình thức và mức cụ thể xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 5 héc ta đến dưới 10 héc ta;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Như vậy, trong trường hợp của công ty chị, mục đích sử dụng đất của công ty chị được nhà nước công nhận là đất rừng sản xuất nên công ty có nghĩa vụ sử dụng đúng mục đích (chỉ sử dụng trồng rừng sản xuất) mà không được phép sử dụng mục đích khác khi chưa làm thủ tục chuyển đổi. Vì vậy, công ty chị đang sử dụng sai mục đích trên thì bị xử lý và việc Uỷ ban nhân dân yêu cầu chấm dứt việc sử dụng sai mục đích, khôi phục lại hiện trạng trước đó là đúng với quy định pháp luật. Đồng thời mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tự ý chuyển đổi mức đích sử dụng đất là 15 triệu đồng hoàn toàn đúng với quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP. 

Mọi thắc mắc liên quan đến tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sư tư vấn chi tiết từ luật sư!

Xem thêm: Mức xử phạt tự ý chuyển đổi đất lúa sang đất trồng cây lâu năm 2022

Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất. Chúng tôi hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174  để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư!