Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất 2024 – Hướng dẫn cách viết

Đơn tố giác tội phạm là văn bản mà người dân rất quan tâm, đặc biệt trong những trường hợp bị lừa đảo chiến đoạt tài sản, tố cáo quấy rối hay các hành vi vi phạm pháp luật khác. Việc tố giác tội phạm vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân, đảm bảo tất cả tội phạm đều được phát hiện và xử lý kịp thời, không bỏ lọt tội phạm. Vậy tố giác tội phạm là gì? Đơn tố giác tội phạm quy định như thế nào? Tất cả các thắc mắc nêu trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây! Nếu các bạn cần được hỗ trợ giải quyết bất cứ vấn đề pháp lý về đơn tố giác tội phạm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư và chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm tư vấn giải đáp nhanh chóng nhất!

>> Tư vấn quy định về đơn tố giác tội phạm, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-don-to-giac-toi-pham
Tư vấn quy định về đơn tố giác tội phạm

 

 

Tố giác tội phạm là gì?

 

>> Tố giác tội phạm là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Trên thực tế, có rất nhiều hành vi phạm tội diễn ra trong cuộc sống nhưng chưa được đưa ra “ánh sáng”. Các cơ quan có thẩm quyền vẫn đang tích cực trong công cuộc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm, góp phần ngăn ngừa tội phạm trong xã hội. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bảo đảm trật tự trị an, đảm bảo quyền công dân, Nhà nước khuyến khích người dân khi phát hiện tội phạm cần tiến hành tố giác tội phạm. Vậy tố giác tội phạm là gì?

Căn cứ vào Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

Tố giác về tội phạm là việc các cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi mà có dấu hiệu tội phạm với các cơ quan có thẩm quyền.

Tố giác tội phạm có thể thực hiện bằng lời hoặc thực hiện bằng văn bản.

Người nào mà cố ý tố giác tội phạm sai sự thật thì sẽ tuỳ vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tố giác tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý và ngăn ngừa tội phạm. Nếu bạn có băn khoăn gì về tố giác tội phạm, hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn pháp luật hành chính, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn, tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất 2022

 

>> Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất năm 2022, Liên hệ 1900.6174

 

Download (DOCX, 13KB)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày ….. tháng …. năm…..

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

(Về hành vi……………………) (1)

Kính gửi: Cơ quan điều tra, Công an quận/huyện (2) ……………

Tôi tên là:…………………………………Sinh năm:………………………………

CMND số:……………………..do:………………..cấy ngày:………………………

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………….………………

Hiện đang cư ngụ tại:…………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này kính mong quý cơ quan tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm của đối tượng:

Họ và tên:………………………..

Hiện đang cư ngụ tại:..………………………………………………………………

Đối tượng này đã có hành vi (3)………………………………………………………

Chứng cứ chứng minh (nếu có) (4):…………………….……………….……………

Từ vụ việc xảy ra nêu trên, tôi cho rằng cá nhân này đã có hành vi vi phạm pháp luật. Kính đề nghị quý cơ quan điều tra làm rõ hành vi trên để đảm bảo tình hình an ninh, xã hội trên địa bàn.

Tôi xin cam kết những gì tôi vừa trình bày là sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì tôi vừa nêu.

Xin chân thành cảm ơn./.

Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là mẫu đơn tố giác tội phạm, nếu bạn cần hỗ trợ vấn đề gì về mẫu đơn tố giác tội phạm, liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự giải đáp chi tiết từ luật sư!

huong-dan-chi-tiet-cach-viet-don-to-giac-toi-pham
Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn tố giác tội phạm

 

Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn tố giác tội phạm

 

>> Hướng dẫn điền mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất, Liên hệ 1900.6174

 

Khi tiến hành viết đơn tố giác tội phạm bạn cần tuân thủ đúng các yêu cầu trong đơn, đảm bảo đơn tố giác hợp lệ và được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố giác.

Đơn tố giác tội phạm phải có đầy đủ các nội dung về nơi gửi đơn, gửi tới người nào, các cơ quan nào, các thông tin đầy đủ của người tố giác, người bị tố giác, phải ghi rõ nội dung tố giác là gì và không thể thiếu phần nội dung yêu cầu giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa trên các nội dung yêu cầu của đơn tố giác kết hợp với quá trình điều tra, chuyên môn nghiệp vụ và quy định của pháp luật để giải quyết.

Đơn tố giác tội phạm thể hiện công dân thực hiện quyền của mình trong việc tố giác các hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi hợp pháp của mình, của cộng đồng đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề.

Trong đơn sẽ có các phần bắt buộc phải ghi đủ và chính xác, được ký hiệu thứ tư (1),(2),…, cụ thể:

(1) Nêu rõ hành vi vi phạm, ví dụ: cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

(2) Công an quận/huyện nơi cư trú của đối tượng vi phạm

(3) Trình bày rõ tại sao cho rằng đối tượng vi phạm pháp luật.

(4) Trình bày chứng cứ chứng minh nếu có.

Trường hợp gặp khó khăn trong việc viết đơn tố giác tội phạm, chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ nhiệt tình qua đường dây nóng 1900.6174 đảm bảo viết đơn đúng, chính xác theo quy định pháp luật!

Tố giác tội phạm tại cơ quan nào?

 

Chị Huyền (Nam Định) có câu hỏi: “Em gái tôi đi học và trọ ở gần trường. Trong 1 lần đi học quên không khóa cửa. Lúc về nhà, em gái tôi phát hiện đồ đạc trong nhà lộn xộn và bị mất hết số tiền cất trong nhà để đóng học. Vậy em tôi bây giờ báo vấn đề này ở đâu? Cơ quan nào tiếp nhận tố giác tội phạm ạ! Rất mong Luật sư giúp đỡ giải đáp! Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tố giác tội phạm ở đâu? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Huyền, cảm ơn chị đặt niềm tin và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chị đã cung cấp, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Pháp luật quy định các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm:

+ Các cơ quan điều tra, cơ quan Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

+ Các cơ quan và tổ chức khác sẽ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

+ Các cơ quan điều tra, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình

+ Cơ quan mà được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.

Viện kiểm sát thực hiện giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong thực hiện hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, các tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà cơ quan Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm phải thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố,

Như vậy theo quy định pháp luật nêu trên việc cá nhân tiến hành tố giác tội phạm được Nhà nước khích lệ. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin báo cũng phải có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Quay lại trường hợp của chị Huyền, đối với thông tin chị cung cấp:

Trường hợp phòng trọ của em gái chị Huyền bị trộm cắp thì em gái chị có thể đến cơ quan công an địa phương nơi em mình đang cư trú để tố giác tội phạm đã xảy ra

Cơ quan công an địa phương sẽ có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, xử lý nguồn tin tội phạm, giúp đỡ em mình trong việc điều tra hành vi phạm tội, bảo vệ quyền lợi cho em mình.

Mọi vấn đề thắc mắc về cơ quan tiếp nhận tố giác tội phạm, hãy liên hệ với Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh nhất!

Quyền và nghĩa vụ tố giác tội phạm

 

Chị Hà (Quảng Ninh) có câu hỏi:“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề rất lo lắng cần Luật sư giải đáp như sau:

Hôm qua khi tôi đang đi làm về, trời cũng khá muộn. Trên đường về tôi nhìn thấy 2 người đàn ông lạ có đi lại gần và bắt cóc 1 cô gái đang đi bộ trên lề đường. Tôi sợ quá nên có dừng lại và nép vào lề đường, chờ khi 2 người đó chở cô gái kia đi xa tôi mới dám ra và chạy về nhà. Tôi rất sợ hãi khi chứng kiến điều đó. Tôi có bắt buộc phải báo công an về việc này không? Mong Luật sư tư vấn hỗ trợ tôi! Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn quy định về quyền và nghĩa vụ tố phạm, Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Hà! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Tổng Đài Pháp Luật! Với những thông tin chị cung cấp, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội. Người nào che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm tùy vào mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, mọi người đều phải có trách nhiệm tố giác tội phạm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

– Quyền của các cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

+ Có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật về việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ trong trường hợp bị đe dọa

+ Có quyền được cơ quan có thẩm quyền thông báo về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

+ Có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc thực hiện tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại nêu trên phải có mặt đầy đủ theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, phải trình bày trung thực về các tình tiết biết về sự việc.

Đối với trường hợp của chị Hà, chị có trách nhiệm phải tố giác tội phạm chị đã chứng kiến, trình bày thật trung thực về tất cả các tình tiết mà chị biết về sự việc. Từ đó, cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để tham gia xử lý, điều tra tội phạm nhanh chóng kịp thời, không bỏ lọt tội phạm, tránh đe dọa an toàn xã hội.

Nếu bạn còn câu hỏi nào về quyền và nghĩa vụ tố giác tội phạm, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!

 

https://tongdaiphapluat.vn/wp-content/uploads/2022/11/don-to-giac-toi-pham-khong-to-giac-toi-pham-co-vi-pham-phap-luat-khong.jpg

Đơn tố giác tội phạm – Không tố giác tội phạm có vi phạm pháp luật không?

Không tố giác tội phạm có vi phạm pháp luật không?

 

>> Không tố giác tội phạm có vi phạm pháp luật không? Gọi ngay 1900.6174

 

Tố giác vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của bất cứ cá nhân công dân nào nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng chống tội phạm.

Theo Điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về không tố giác tội phạm như sau:

Người nào mà biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tiến hành tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của BLHS năm 2015.

Người không tố giác mà là người thân thích gồm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trừ các trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc các tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Người không tố giác mà là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Do đó, trường hợp người nào không tố giác tội phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể như sau:

Người nào mà biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đang được thực hiện hoặc tội phạm đã được thực hiện mà không thực hiện việc tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015, thì sẽ chịu mức hình phạt gồm: bị phạt cảnh cáo, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người không tố giác tội phạm có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt nếu họ đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm gây ra.

Theo đó, hành vi không tố giác tội phạm sẽ đứng trước các mức hình phạt gồm: bị phạt cảnh cáo, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trừ trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt theo quy định pháp luật.

Những quy định về không tố giác tội phạm đã được Tổng Đài Pháp Luật nêu trên. Trường hợp bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, hãy liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ từ luật sư!

Một số câu hỏi thường gặp về tố giác tội phạm

 

Việc tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm được thực hiện theo thủ tục như thế nào?

 

>> Thủ tục tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm thực hiện như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người dân phát hiện hành vi phạm tội diễn ra trên địa bàn mình sinh sống nhưng do không hiểu biết pháp luật, không biết thủ tục tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm như thế nào nên còn để lọt nhiều tội phạm. Dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp các quy định pháp luật về thủ tục tiếp nhận tố giác tội phạm như sau:

Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021) về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

Khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan có thẩm quyền gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 phải tiến hành lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể tiến hành ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận tố giác, tin báo.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì phải ghi vào sổ tiếp nhận.

Trường hợp phát hiện các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm phải chuyển ngay thông tin tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận sang cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đến tố giác, tin báo tội phạm đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

Công an tại xã, phường, thị trấn, Đồn Công an sẽ có trách nhiệm tiếp nhận thông tin tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Các cơ quan, tổ chức khác sau khi tiếp nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì phải chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trong trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Các Cơ quan điều tra nhưng sau đó vẫn phải thể hiện bằng văn bản.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận về việc tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ phải tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Như vậy, việc tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm của cơ quan chức năng được thực hiện theo thủ tục nêu trên. Mọi vấn đề thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

Tố cáo và tố giác khác nhau như thế nào?

 

>> Phân biệt tố cáo và tố giác, gọi ngay 1900.6174

 

 

Tiêu chí Tố cáo Tố giác
 Chủ thể Chủ thể tố cáo là cá nhân. Người tố cáo phải có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Người tố cáo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung mà mình tố cáo, trường hợp mà người tố cáo sai sự thật thì tùy theo mức độ có thể sẽ bị xử lý về hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Chủ thể tố giác là cá nhân. Người tố giác là người mà cho rằng có một hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra hoặc có thể xảy ra và quan trọng nhất, là phải “có các dấu hiệu của tội phạm”. Pháp luật hiện hành cũng đặt ra trách nhiệm của người tố giác đối với nội dung tố giác. Nếu người tố giác mà cố ý tố giác sai sự thật thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối tượng Hành vi vi phạm pháp luật trong tố cáo thuộc tất cả các lĩnh vực, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm của hành vi. Hành vi vi phạm pháp luật trong tố giác có thể cấu thành tội phạm. Hành vi này phải “có các dấu hiệu của tội phạm” tương ứng các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó
Cơ quan điều tra Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Viện kiểm sát giải quyết tố giác trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.
Thời hạn xử lý Không quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thụ lý tố cáo

Đối với các vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá thời gian 30 ngày.

Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá thời gian 30 ngày.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được việc tố giác, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác.

Nếu sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh nhiều nơi, thời hạn giải quyết tố giác kéo dài không quá 2 tháng, hoặc Viện Kiểm sát có thể gia hạn một lần (nhưng cũng không quá 2 tháng).

Hậu quả pháp lý Tố cáo là quyền của mỗi công dân, có nghĩa là công dân có thể tiến hành tố cáo cũng có thể lựa chọn không tố cáo, trong một số trường hợp nếu thấy không cần thiết thì không cần phải tố cáo. Tố cáo chỉ phát sinh quan hệ pháp lý khi công dân trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm. Nếu công dân không tiến hành tố cáo thì cho dù hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân khác bị phát giác thì công dân không phải chịu trách nhiệm về việc không tố cáo. Tố giác là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, chính vì thế mà quan hệ pháp luật sẽ phát sinh ngay từ thời điểm tội phạm có dấu hiệu xảy ra. Khi công dân biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tiến hành tố giác tội phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội không tố giác tội phạm” theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về đơn tố giác tội phạm. Trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi giúp đỡ, giải quyết, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174. Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên dày dặn kinh nghiệm thực tế của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn 24/7, đảm bảo vấn đề của bạn được giải quyết nhanh chóng và ổn thỏa nhất!