Tảo hôn là gì? Quy định xử phạt hành vi tảo hôn năm 2024

Tảo hôn là gì và hậu quả của tảo hôn nghiêm trọng ra sao? Pháp luật truy cứu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự hành vi này như thế nào? Tại sao chúng ta cần đẩy lùi tệ nạn tảo hôn để có cuộc sống tốt đẹp hơn? Trong bài viết này Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp các thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề này.

Tảo hôn là gì?

Câu hỏi của chị Thuỷ (Hà Nam):
Chào luật sư, tôi có đứa cháu gái định lấy chồng đầu năm 2022 này. Nhưng vào gần ngày tổ chức đám cưới công an xã lại xuống can thiệp và gây khó dễ. Lý do họ đưa ra là cháu tôi tảo hôn, vi phạm pháp luật. Cháu gái tôi năm nay 17 tuổi nhưng chồng cháu được 25 tuổi rồi. Tôi không hiểu tảo hôn là gì, mong luật sư giải đáp?

>> Luật sư tư vấn các quy định về độ tuổi kết hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Theo Khoản 8, Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014:

“Tảo hôn là hành vi lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”

Trong đó điểm a, Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về độ tuổi kết hôn như sau:

“a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; ”

Như vậy, tảo hôn là gì, là hành vi kết hôn khi 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên đều chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Cụ thể, nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với đời sống con người và xã hội, cần phải ngăn chặn và đẩy lùi.

Hiện nay, có thể chia thành 2 trường hợp tảo hôn là tảo hôn đã đăng ký kết hôn và tảo hôn chưa đăng ký kết hôn:

– Tảo hôn đã đăng ký kết hôn là khi một trong 2 bên hoặc cả 2 bên chưa đủ tuổi trên tinh thần tự nguyện hoặc bị ép buộc kết hôn và đã đăng ký kết hôn.

– Tảo hôn chưa đăng ký kết hôn là kết hôn khi chưa đủ tuổi nhưng 2 bên đã quyết định về sống chung như vợ chồng và chưa đăng ký kết hôn.

tảo hôn là gì

Ví dụ về hành vi tảo hôn: Tảo hôn là gì?

Tục tảo hôn vẫn còn xảy ra ở các vùng cao, dân tộc thiểu số, đây là những vùng dân trí chưa cao, quan niệm về tảo hôn còn chưa phổ biến. Trên báo đài, thời sự, mạng xã hội lan truyền không ít các hình ảnh, phóng sự, thông tin về tệ nạn tảo hôn vẫn diễn ra hàng ngày ở các bản làng vùng cao.

Theo thống kê của UBND xã Thượng Trạch – một xã vùng cao ở biên giới Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm 2021, địa phương có 7 cặp tảo hôn, trong đó có 1 cặp tảo hôn cả nam và nữ, 6 cặp tảo hôn nữ. Đặc biệt là trường hợp của cặp vợ chồng Đ.T. (sinh năm 2004) và Y.K. (sinh năm 2004). Mặc dù cả hai chưa đủ 18 tuổi, xét theo quy định của pháp luật vẫn chưa đủ tuổi kết hôn nhưng gia đình hai bên vẫn tổ chức đám cưới và mời họ hàng, láng giềng đến dự. Sinh con khi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện khiến sức khỏe sau sinh của Y.K bị ảnh hưởng rất nhiều, em thường xuyên choáng váng và khả năng lao động giảm sút đáng kể.

Hay trường hợp của V.A.T(13 tuổi) và N.T.D (10 tuổi) ở dân tộc H’Mông, Lào Cai, Tây Bắc đang trong độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường lại bị bố mẹ ép phải lập gia đình, bỏ dở việc học để lao động, kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình.

Hành vi tảo hôn ở những trường hợp này đều được coi là vi phạm pháp luật, kết hôn không dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cả 2 đều không nhận thức được tảo hôn là gì và hậu quả tảo hôn ra sao. Không những thế, hành vi này còn vi phạm Luật trẻ em về quyền được giáo dục và học tập.

Người mẹ mang thai khi chưa đủ 18 tuổi sẽ nguy hiểm hơn trong quá trình sinh con, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này. Không những thế, con sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị mắc các dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng, thiểu năng,.. Tảo hôn là tệ nạn gây ra hậu quả nghiêm trọng, cần phải được ngăn chặn, đẩy lùi.

Hiện nay những hậu quả, quy định cụ thể về tảo hôn là gì và phương hướng giải quyết như thế nào? Nếu cần được hỗ trợ, các bạn có thể gọi tới hotline 1900.6174 để được Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn luật hôn nhân gia đình giải đáp chi tiết nhất!

>> Xem thêm: Bao nhiêu tuổi được kết hôn theo quy định mới nhất năm 2022

Tảo hôn có vi phạm pháp luật không?

Chị Lê Thụy (Ninh Bình) có câu hỏi: Tảo hôn là gì
Cháu họ tôi kết hôn nhưng chưa đủ tuổi, tôi đã khuyên bố mẹ cháu để mấy năm nữa cho các cháu đủ tuổi đăng ký kết hôn nhưng bố mẹ cháu không nghe. Cháu tôi là con gái năm nay mới 16 tuổi còn cháu trai thì gần 18 tuổi. Hai gia đình đã quyết sẽ cho các cháu lấy nhau vào cuối tháng 7 này. Tôi được biết hành vi này là không tốt nhưng không biết có bị coi là vi phạm pháp luật không? Tôi không muốn gia đình mình vi phạm luật.

>> Tư vấn, hướng dẫn quy trình đăng ký kết hôn hợp pháp. Liên hệ tổng đài 1900.6174

Trả lời: Tảo hôn là gì
Chào chị Lê Thụy, vì tảo hôn là hành vi trái với chuẩn mực xã hội, thuần phong mỹ tục, vi phạm quyền cơ bản của trẻ em và đi ngược lại sự tiến bộ của toàn xã hội nên pháp luật nước ta đã xếp tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

tảo hôn là gì

Như vậy theo quy định trên, tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật và bị pháp luật cấm. Tuy nhiên ở những nơi vùng cao, vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, một số người dân thực sự chưa có nhận thức đúng đắn. Việc chưa được phổ cập những quy định cơ bản của pháp luật dẫn đến hủ tục lạc hậu này vẫn đang từng ngày tiếp diễn, ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây.

Nguyên nhân của hành vi tảo hôn là gì?

Chị Phan Ngọc Linh (Đà Nẵng) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi xem các phóng sự về tục tảo hôn và hậu quả tảo hôn ở các xã vùng cao miền Bắc và thấy vô cùng phẫn nộ về hành vi này. Còn rất nhỏ nhưng các em phải lao động vất vả, thậm chí là sinh đẻ khi chưa đủ 18 tuổi. Tại sao hành vi tảo hôn này lại xảy ra thưa luật sư?

>> Luật sư tư vấn khi bị xử phạt vì hành vi tảo hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời: Tảo hôn là gì
Chào chị Phan Ngọc Linh, hành vi tảo hôn thường xảy ra những nguyên nhân sau đây:

– Ảnh hưởng của phong tục tập quán và quan niệm lạc hậu trong hôn nhân, dẫn đến nhiều gia đình quyết định dựng vợ gả chồng cho con em mình khi chưa đến tuổi kết hôn. Hầu hết họ đều không biết tảo hôn là gì và hậu quả tảo hôn.

– Trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật cùng những quan niệm lạc hậu đã ăn sâu vào trong tiềm thức khiến tỉ lệ tảo hôn ngày càng gia tăng.

– Các chính sách, pháp luật về vấn đề hôn nhân và gia đình tuy đã được triển khai nhưng chưa thực sự hiệu quả. Dù đã tiến hành xử phạt, mức xử phạt thấp, nhưng những trường hợp vi phạm hầu hết là hộ nghèo nên dù có phạt vẫn không thu được tiền.

– Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế do nhiều yếu tố: rào cản về ngôn ngữ như tỉ lệ người dân biết nói tiếng phổ thông còn thấp, trình độ dân trí thấp, thiếu kinh phí triển khai, đối tượng được tuyên truyền ít tham gia (thanh thiếu niên)… dẫn đến hiệu quả không cao, người dân vẫn không rõ các hậu quả tảo hôn là gì.

– Phụ huynh chưa đủ quan tâm, theo dõi sát sao con cái dẫn đến tình trạng con em tiếp thu thông tin sai lệch, thiếu kiến thức về giáo dục giới tính khiến mang thai ngoài ý muốn, kết hôn sớm.

Như vậy, tảo hôn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đa số do tình trạng hiểu biết về luật pháp của người dân vẫn còn kém. Để giải quyết được tình trạng này đòi hỏi sự chung tay của tất cả các tầng lớp xã hội, mỗi người nên nâng cao nhận thức của mình về hành vi nghiêm trọng này và cần có các biện pháp đẩy lùi hiệu quả.

Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm tảo hôn

Anh Quốc Tuấn (Lào Cai) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi biết tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên ở vùng núi chỗ tôi sống, chưa có nhiều lời tuyên truyền về tảo hôn là gì. Xin hỏi luật sư cho tôi hỏi các dấu hiệu của tội phạm tảo hôn là gì? Có nhiều trường hợp mà tôi cũng chưa hiểu rõ. Mong luật sư giải đáp.

>> Tổng đài pháp luật tư vấn hôn nhân gia đình, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Chào anh Quốc Tuấn, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh về dấu hiệu tảo hôn là gì như sau:

Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm Tảo hôn là gì

Chủ thể của tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn là những người đủ 16 tuổi trở lên; vì hai tội phạm này đều là tội phạm ít nghiêm trọng.

Đối với tội tổ chức tảo hôn, người phạm tội có thể là người thân của người chưa đủ tuổi kết hôn như: bố mẹ, ông bà, anh chị em, cô, bác, chú, dì…

Đối với tội tảo hôn, người phạm tội có thể là người từ 16 tuổi trở lên nhưng chủ yếu là người đã thành niên, nếu nữ từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, nam từ 16 tuổi đến dưới 21 tuổi kết hôn với nhau, dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng vẫn cố ý duy trì quan hệ vợ chồng thì cả hai đều phạm tội tảo hôn.

Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm Tảo hôn là gì

Khách thể của tội tổ chức tảo hôn và tội tảo hôn xâm phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình mà Luật hôn nhân và gia đình quy định là quan hệ hôn nhân tiến bộ. Quy định này nhằm bảo đảm cho chế độ hôn nhân và gia đình thực sự tự nguyện, tiến bộ.

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm Tảo hôn là gì
Đối với tội tổ chức tảo hôn, người phạm tội có thể có một trong các hành vi sau:

– Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động để người chưa đến tuổi kết hôn được kết hôn;

– Tìm người chưa đến tuổi kết hôn cho người khác để tổ chức kết hôn;

– Chuẩn bị các điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người chưa đến tuổi kết hôn để họ kết hôn với người khác.

Đối với tội tảo hôn, người phạm tội chỉ có hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó. Đây là hành vi phạm tội vì Tòa án đã ra quyết định buộc chấm dứt quan hệ vợ chồng.

Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm Tảo hôn là gì

Người phạm tội thực hiện hành vi tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn là do cố ý, nhận thức rõ việc tổ chức kết hôn cho những người chưa đủ tuổi kết hôn hoặc duy trì quan hệ vợ chồng với người chưa đến tuổi kết hôn là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả xảy ra hoặc có thể xảy ra nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

hậu quả tảo hôn

Ảnh hưởng của hành vi tảo hôn là gì?

Chị Trương Nga (Hưng Yên) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một người họ hàng xa ở Mai Châu, Hòa Bình. Tết năm nay tôi có dịp gặp và được biết rằng con gái của anh ấy chuẩn bị kết hôn. Con bé chỉ mới 15 tuổi và người nó sắp kết hôn cũng chưa đủ 18 tuổi. Bố cháu lại nói rằng đây là phong tục tập quán nơi anh ấy sinh sống, không gây ảnh hưởng gì, bao thế hệ từ trước tới nay vẫn thế. Nhưng tôi thấy không phải như vậy, ngoài ảnh hưởng về sức khoẻ con cái và hạnh phúc gia đình, hành vi tảo hôn còn có những hậu quả gì? Cảm ơn luật sư.

>> Luật sư tư vấn các hậu quả của hành vi tảo hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời: Tảo hôn là gì
Chào chị Trương Nga, tảo hôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bản thân người tảo hôn, gia đình và cả xã hội. Dưới đây là một số hậu quả của tảo hôn, chị có thể gửi cho người họ hàng của mình để họ nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của tục lệ này.

Ảnh hưởng đối với bản thân và gia đình

– Về sức khỏe: Nạn nhân của tục tảo hôn là những bé gái có tuổi đời còn rất trẻ, từ 10-16 tuổi, hầu hết các em đều không rõ hậu quả tảo hôn là gì. Việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm sẽ ảnh hưởng quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, làm suy kiệt sức khỏe và gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe sau này. Đặc biệt, trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi.

– Về tinh thần: Chưa đủ độ tuổi trưởng thành, chưa phát triển hoàn thiện về tâm lý, tinh thần, nhận thức, nạn nhân của tệ nạn tảo hôn bị ảnh hưởng nặng nề khi phải kết hôn, sinh sản sớm. Các em không được tham gia các hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi mà phải chịu nhiều áp lực về cơm áo gạo tiền khi còn rất trẻ.

– Về môi trường giáo dục: các cặp vợ chồng tảo hôn thường phải nghỉ học sớm, mất đi cơ hội học tập, cơ hội được tiếp thu những kiến thức, văn hóa tiên tiến, hiện đại, không được phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em.

– Về kinh tế: kết hôn sớm sẽ mất cơ hội để cải thiện điều kiện sống. Trẻ em còn nhỏ, chưa có khả năng lao động nên đóng góp cho kinh tế gia đình ít dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.

Ảnh hưởng đối với xã hội

Nhiều ông bố bà mẹ không chú ý đến hậu quả tảo hôn là gì gây nguy hiểm đến sức khỏe thế hệ tiếp theo. Tảo hôn khiến tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh,.. tăng cao, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, làm suy giảm giống nòi. Những bà mẹ mang thai, sinh con sớm cũng bị ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, giảm khả năng lao động. Nguồn nhân lực tương lai có chất lượng thấp gây hậu quả tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Hậu quả pháp lý của hành vi tảo hôn là gì?

Chị Ngọc (Lạng Sơn) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi sinh ra ở Lai Châu, trong gia đình 6 người ở một xã vùng cao. Tôi rời nhà đi làm ăn từ rất sớm, đến nay được 6 năm. Kể từ khi có việc làm ổn định, tôi về thăm gia đình mỗi năm 1 lần. Em gái tôi năm nay 14 tuổi, bố mẹ tôi muốn cho nó kết hôn với thằng bé gần nhà cũng bằng tuổi em gái tôi. Tôi được học và hiểu rằng tảo hôn là hành vi trái với thuần phong mỹ tục. Luật sư cho tôi hỏi hành vi này sẽ bị xử lý trước pháp luật như thế nào? Tôi muốn khuyên can bố mẹ mình.

>> Liên hệ luật sư hỗ trợ giải quyết hậu quả tảo hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Chào chị Ngọc, Tổng đài trả lời câu hỏi của anh về hậu quả của tảo hôn là gì như sau:

Hủy kết hôn trái pháp luật

Với trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn thì dựa vào các quy định về thủ tục của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án có thẩm quyền xem xét về điều kiện độ tuổi khi kết hôn để xử lý. Việc kết hôn sẽ bị hủy nếu như tại thời điểm xem xét yêu cầu hủy kết hôn, một trong hai bên không đủ điều kiện về độ tuổi hoặc một trong hai bên không yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp cả 2 bên đều đã đủ tuổi kết hôn và yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án sẽ công nhận quan hệ hôn nhân đó.

Nếu cả 2 đã có con với nhau, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật khi ly hôn. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa 2 bên được giải quyết theo quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, cũng sẽ xem xét tài sản chung hai bên tạo ra trong quá trình tảo hôn là gì.

xử phạt hành vi tảo hôn

Xử phạt vi phạm hành chính Tảo hôn là gì

Theo Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.”

Như vậy, hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn và cố tình duy trì quan hệ hôn nhân mặc dù đã có quyết định buộc chấm dứt quan hệ đó của Tòa án sẽ bị xử phạt hành chính theo chế tài, quy định của pháp luật.

Truy cứu trách nhiệm hình sự Tảo hôn là gì

Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ quy định về tội tảo hôn nhưng vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự với tội tổ chức tảo hôn, cụ thể:
Điều 183 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

“Người nào tổ chức hành vi lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”

Theo quy định trên, người tổ chức, chỉ hủy, phân công, tạo điều kiện để 2 người kết hôn khi chưa đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn thì sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu vẫn còn tiếp diễn hành vi này thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Biện pháp hạn chế tảo hôn là gì?

Anh Hoàng Sương (Sơn La) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là người dân ở một xã vùng cao Sơn La. Do có thời gian lao động ở thị trấn ở Lào Cai, tôi tiếp thu được nhiều kiến thức mới, đồng thời hiểu được sự sai trái và hậu quả của tảo hôn là gì. Nay tôi muốn về quê và tuyên truyền những điều này cho gia đình, hàng xóm, người dân trong làng xã. Luật sư cho tôi hỏi ngoài việc tuyên truyền, còn những biện pháp nào để hạn chế tảo hôn không?

>> Các biện pháp hạn chế, đẩy lùi hành vi tảo hôn, hôn nhân cận huyết,… Tổng đài tư vấn 1900.6174

Trả lời:
Chào anh Hoàng Sương, dưới đây là một số biện pháp hạn chế tảo hôn mà Tổng đài pháp luật biên soạn:

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức, giáo dục pháp luật cho người dân vùng cao, dân tộc thiểu số để họ hiểu được hậu quả của tảo hôn là gì, nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hôn khi đủ điều kiện về độ tuổi, xóa bỏ những quan niệm cổ hủ, lạc hậu đã in sâu vào tiềm thức của họ.

– Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân thiểu số góp phần cải thiện dân trí, nâng cao nhận thức về hậu quả của tảo hôn là gì.

– Nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương: Khắc phục tư tưởng bao che, né tránh trong một số bộ phận cán bộ, đảng viên. Đồng thời, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng và biểu dương các đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc ngăn chặn, phòng chống tảo hôn, xử lý nghiêm các đơn vị, địa phương chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.

– Bổ sung những quy định pháp lý về chuẩn mực gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc và tiến bộ để làm mục tiêu cho toàn bộ xã hội phấn đấu. Tập hợp các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong hôn nhân và gia đình theo một hệ thống văn bản thống nhất.

Trên đây là giải đáp một số thắc mắc liên quan về câu hỏi tảo hôn là gì và hậu quả của tảo hôn. Nếu quý độc giả còn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tảo hôn và các quy định về hôn nhân, đừng ngần ngại gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm và tận tâm của Tổng đài pháp luật hỗ trợ, tư vấn sớm nhất.