Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn. Vậy, cơ quan nào giải quyết chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa? Cơ quan này có được ủy quyền giải quyết chuyển đổi không? Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp chi tiết về các vấn đề trên trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng kết nối trực tiếp qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa
>> Luật sư tư vấn miễn phí về điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, gọi ngay 1900.6174
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa được quy định thuộc trường hợp phải được phép của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất.
Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 52 Luật Đất Đai như sau:
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Vì vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải cần có quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất buộc chuyển đổi mới được chuyển đổi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước.
Đối với việc chuyển mục đích đất trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư, điều kiện chuyển đổi được quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai như sau:
“Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:
Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.”
Như vậy, đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, người có thẩm quyền quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất chỉ khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên, hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa đang bị hạn chế theo Điều 134 Luật Đất đai, trường hợp thật cần thiết sau khi chuyển đổi, nhà nước phải có biện pháp bổ sung diện tích đất trồng lúa lại.
Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và các chuyên viên tư vấn hỗ trợ nhanh chóng!
Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa
Chị Trang (Thái Bình) có thắc mắc như sau:
“Chào Tổng đài pháp luật, gia đình tôi hiện nay đang sinh sống tại huyện Đông Hưng, Thái Bình. Chồng tôi được thừa kế 01 sào đất ruộng do các cụ để lại. Nay gia đình tôi không có khả năng canh tác, muốn dùng phần đất đó để xây nhà ở.
Vậy, tôi cần để nghị chuyển đổi mục đích đất ở đâu? Hiện nay cơ quan nào có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa? Mong Luật sư giải đáp cho tôi vấn đề trên.”
>> Ai có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật đất đai trả lời:
Chào chị Trang, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật. Dựa trên những quy định hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho vấn đề của chị như sau:
Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa như sau:
UBND cấp tỉnh quyết định hành động được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đối với tổ chức;
UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá thể; trường hợp được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích quy hoạch từ 0,5 héc ta trở lên phải có văn bản chấp thuận đồng ý của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định hành động.
Theo đó, gia đình chị có nhu cầu chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác, UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi. Cơ quan này sẽ xem xét dựa vào kế hoạch, quy hoạch đất của năm để quyết định có được chuyển đổi hay không.
Nếu chị còn thắc mắc nào liên quan đến thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!
Các cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa có thể ủy quyền cho cơ quan khác thực hiện hay không?
Bác Tâm (Hải Dương) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, gia đình tôi đang có mong muốn chuyển đổi mục đích sào đất ruộng trồng lúa sang đất ở. Theo tôi được biết, tôi có thể thực hiện thủ tục này tại UBND cấp huyện. Tuy nhiên, UBND huyện nơi tôi ở hiện nay đang tiến hành xây sửa lại cơ sở và sắp xếp lại hoạt động, công việc phải xử lý rất nhiều.
Vậy, UBND huyện có thể ủy quyền cho cơ quan khác xử lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tránh ảnh hưởng tiến độ công việc không? Mong Luật sư giải đáp cho tôi vấn đề trên.”
>> Cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa ủy quyền được không? Liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào bác Tâm, cảm ơn bác đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp của bác, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của bác như sau:
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 59 Luật Đất đai quy định: “Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.”
Như vậy, có thể hiểu, UBND cấp huyện có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá thể và phải tự mình thực hiện thẩm quyền này, không được ủy quyền cho cơ quan khác thực hiện thay.
Nếu bác còn thắc mắc nào liên quan đến cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa
Anh Mạnh (Nghệ An) có thắc mắc như sau:
“Chào Luật sư, tôi được thừa hưởng 300 mét vuông đất trồng lúa từ cha mẹ. Tuy nhiên, hiện nay tôi không có nhu cầu, khả năng canh tác, nên muốn dùng phần đất đó để mở ga – ra sửa xe. Theo tôi được biết, trước khi xây dựng, phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng tôi vẫn chưa biết phải làm thế nào.
Vậy, Luật sư có thể hướng dẫn thủ tục thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho tôi được không?
Mong Luật sư giải đáp vấn đề trên giúp tôi.”
Luật sư trả lời:
Chào anh Mạnh, cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật. Đối với vấn đề mà anh gặp phải, Luật sư chúng tôi xin đưa ra phản hồi như sau:
Hồ sơ thực hiện thủ tục bao gồm những giấy tờ gì?
>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Để thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình, anh cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, bao gồm:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ờ và tài sản khác gắn liền với đất
Ngoài ra, khi nộp hồ sơ cần xuất trình thêm CMND/CCCD nếu có yêu cầu.
Nếu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nếu anh còn thiếu, mất, hỏng bất kỳ loại giấy tờ nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa
>> Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 2: Xử lý, giải quyết yêu cầu
Phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng Tài nguyên, Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.
Phòng TNMT trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng TNMT chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 3: Trả kết quả
Phòng TNMT trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thời gian thực hiện:
Không qua 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất)
Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Trên đây là trình tự các bước thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, anh cần thực hiện đúng theo trình tự mà Luật sư của chúng tôi đã nêu trên. Nếu anh gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
Nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
>> Luật sư tư vấn miễn phí về nghĩa vụ nộp tiền khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, gọi ngay 1900.6174
Khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, người sử dụng đất cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng theo khoản 2 Điều 57 Luật Đất đai 2013.
Theo quy định tại Điều 109 Luật Đất đai, khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế đất theo quy định sau đây:
Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng
Nộp tiền thuê đất hàng năm theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.
Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến các chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa có bị xử phạt không?
Chị Lan (Nam Định) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, gia đình tôi có 1 mẫu ruộng trồng lúa đã canh tác nhiều năm nay. Năm ngoái, gia đình tôi đã quyết định sẽ ngưng trồng lúa, mà đổi sang trồng vườn cây ăn quả, mà chủ yếu là bưởi. Tuy nhiên, khi chuyển đổi, chúng tôi chưa thông báo, xin phép với chính quyền địa phương.
Vậy, trường hợp này gia đình tôi có vi phạm pháp luật, có bị xử phạt gì hay không? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi!”
>> Mức xử phạt khi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Lan, cảm ơn chị đã gửi vấn đề đến cho đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật. Sau khi xem xét, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta
Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
Phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Ngoài ra, người vi phạm còn buộc phải khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Trường hợp của chị Lan, gia đình chị đã vi phạm quy định tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm. Quy đổi theo chuẩn quốc tế, 01 mẫu đất sẽ tương đương khoảng 0,36 héc ta đất. Như vậy, theo các quy định trên, gia đình chị có thể bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng, đồng thời, phải khôi phục tình trạng ban đầu của đất. Nếu chị còn câu hỏi nào liên quan đến mức xử phạt, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
Bài viết trên là phần tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa. Tất cả những thông tin trên đều được cung cấp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành. Nếu chị còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và các chuyên viên tư vấn nhanh chóng!