Chở hàng vượt quá chiều cao bị xử phạt như thế nào? Mức xử phạt đối với lỗi trở hàng vượt quá chiều cao? Người tham gia giao thông phải lưu ý gì khi vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô? Nguy cơ tai nạn giao thông từ hành vi chở hàng vượt quá chiều cao quy định? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật. Để được đảm bảo quyền lợi, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ.
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của thương mại dịch vụ, đặc biệt là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa – một trong những mắt xích quan trọng của dây chuyền cung ứng dịch vụ, hàng hóa. Đối với quá trình vận chuyển hàng hóa, ngoài việc phải giao đúng thời hạn và địa điểm như thỏa thuận giữa các bên, người vận chuyển hàng hóa cần phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về xếp chiều cao hàng hóa sao cho không vượt mức cho phép.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về vấn đề chở hàng vượt quá chiều cao, từ quy định cơ bản đến các mức xử phạt khi có hành vi chở hàng hóa quá cao so với quy định pháp luật. Song song với đó, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về nguy cơ có thể xảy ra khi chở hàng hóa vượt chiều cao và những lưu ý khi chở hàng hóa để tránh vi phạm chở hàng hóa cao quá mức một cách chính xác nhất để bạn đọc nghiên cứu, tham khảo.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan đến vấn đề chở hàng vượt quá chiều cao. Gọi ngay 1900.6174
Quy định đối với chiều cao xếp hàng hóa
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 46/2016/TT-BGTVT, chiều cao xếp hàng hóa được cho phép trên phương tiện giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ được phân chia theo loại phương tiện, cụ thể:
Xe tải thùng hở có mui: hàng hóa xếp trên xe không được vượt quá chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).
Xe tải thùng hở không mui: hàng hóa xếp trên xe phải được chằng, buộc, chèn, kê chặt nếu vượt quá chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt); chiều cao cho phép được tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên, gồm:
Xe chuyên chở có khối lượng hàng hóa từ 5 tấn trở lên (Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường): chiều cao tối đa 4,2 mét
Xe chuyên chở có khối lượng hàng hóa từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường): chiều cao tối đa 3,5 mét.
Xe chuyên chở có khối lượng hàng hóa dưới 2,5 tấn (Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường): chiều cao tối đa 2,8 mét
Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy tối đa 4,35 mét.
Xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự: chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe (Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường).
Như vậy, pháp luật có quy định khác nhau về chiều cao xếp hàng hóa của phương tiện giao thông đường bộ tùy vào từng loại xe và loại hàng hóa vận chuyển; người tham gia giao thông phải lưu ý để tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt của cảnh sát cho trường hợp chở hàng vượt quá chiều cao quy định 3.5m tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy đối với xe không mui mà khối lượng hàng hóa có khối lượng 3 tấn là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
Mức xử phạt đối với lỗi chở hàng vượt quá chiều cao
Xử phạt hành chính đối với người điều khiển giao thông chở hàng vượt quá chiều cao cho phép:
Theo quy định tại Điểm b Khoản 4, khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các mức phạt gồm:
Bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với xe ô tô tải, xe rơ moóc và sơ mi rơ moóc.
Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi pạhm tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Ví dụ: Anh C là người điều khiển xe ô tô tải bị phạt lỗi chở hàng vượt quá chiều cao cho phép; anh A sẽ bị áp dụng mức xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Xử phạt hành chính đối với chủ phương tiện chở hàng vượt quá chiều cao cho phép:
Theo quy định tại Điểm c Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các mức phạt gồm:
Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng (cá nhân), từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng (tổ chức) là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện các hành vi: giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện; trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi chở hàng hóa có chiều cao vượt mức cho phép.
Ví dụ: Anh D lái ô tải tải do công ty X đứng tên bị phạt lỗi chở hàng vượt quá chiều cao cho phép nên công ty của anh D sẽ bị phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng.
Như vậy, hành vi chở hàng hóa vượt chiều cao cho phép có thể bị xử phạt hành chính lên đến 12 triệu đồng hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên đến 03 tháng tùy theo đối tượng vi phạm và phương tiện chở hàng khi vi phạm.
>>> Xem thêm: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa – Mẫu chuẩn và mới năm 2022
Người tham gia giao thông cần phải lưu ý gì khi vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô?
Để đảm bảo an toàn giao thông, người tham gia giao thông cần phải chấp hành quy định về xếp hàng hóa khi chở hàng bằng phương tiện giao thông theo Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008, như sau:
Phải xếp gọn gàng, ràng buộc chắc chắn, không làm rơi rớt hàng hóa dọc đường lúc vận chuyển; không kéo lê hàng hóa và cản trở giao thông khi vận chuyển hàng hóa.
Phải có cờ báo hiệu màu đỏ (ban ngày) hoặc đèn đỏ báo hiệu (ban đêm, trời tối) khi hàng hóa được xếp vượt phía trước và phía sau tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.
Phải tuân theo các quy định xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, để vận chuyển hàng hóa trên đường mà vẫn đảm bảo quy định của pháp luật; người vận chuyển hàng hóa cần phải sắp xếp hàng hóa gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi, không kéo lê hàng hóa và không cản trở việc giao thông. Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
>>> Xem thêm: Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu? Những hình thức nộp phạt
Nguy cơ tai nạn giao thông từ hành vi chở hàng vượt quá chiều cao giới hạn
Thứ nhất, nguy cơ gây tai nạn cho bản thân và những người xung quanh khi sử dụng phương tiện cá nhân (xe máy, xe tự chế ..) để chở hàng hóa, đồ đạc nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, thuê xe khác..
Thứ hai, khả năng điều khiển phương tiện chở hàng sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt đối với xe hai bánh, xe tự chế, xe không phù hợp để chở hàng hóa cỡ lớn
Thứ ba, gây hạn chế, cản trở tầm nhìn của người lái xe dẫn đến tai nạn giao thông do hàng hóa xếp quá cao chắn tầm nhìn.
Thứ tư, các rủi ro tiềm ẩn khác khi chất hàng hóa quá cao, hàng cồng kềnh so với quy định, xe chở hàng không phù hợp với quy định pháp luật (xe tự chế,..)
Như vậy, khi chở hàng hóa vượt quá chiều cao cho phép sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm, ảnh hưởng đến bản thân, những người tham gia giao thông và những người có liên quan khác, nhẹ thì hư vỡ hàng hóa, nặng thì dẫn đến tai nạn giao thông và các rủi ro, nguy hiểm tiềm ẩn khác.
Xe tải thùng không mui xếp hàng hóa vượt chiều cao bao nhiêu thì sẽ vi phạm pháp luật?
Xe tải thùng không mui khi xếp hàng hóa trên đó cần tuân theo các quy định về chiều cao xếp hàng, nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ, theo Điều 18 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT. Dưới đây là chi tiết hơn về các quy định này:
Điều 18. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:
1. Xe tải thùng hở có mui:
– Hàng hóa được xếp trong thùng xe không được vượt quá chiều cao giới hạn của thùng xe. Giới hạn này được xác định dựa trên thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Xe tải thùng hở không mui:
– Hàng hóa xếp trên xe không được vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).
– Hàng hóa phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
– Chiều cao xếp hàng hóa không được vượt quá các giới hạn sau, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên: Chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét.
+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn: Chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét.
+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn: Chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
Dựa trên các quy định trên, xe tải thùng không mui khi xếp hàng hóa cần tuân thủ các chiều cao tối đa được quy định để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Đối với xe tải chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn, chiều cao xếp hàng hóa không được vượt quá 3,5 mét.
Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở
Trên đây là những thông tin và tư vấn chính xác và chi tiết đến từ Tổng Đài Pháp Luật về chở hàng hóa vượt chiều cao. Khi nghiên cứu và tìm hiểu thông tin nếu gặp phải khó khăn cần giải đáp về chở hàng hóa vượt chiều cao, bạn đọc có thể gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất !
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan đến vấn đề chở hàng vượt quá chiều cao. Gọi ngay 1900.6174
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |