“Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 – Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” Giao dịch dân sự là gì? Giao dịch dân sự có hiệu lực phải đáp ứng những điều kiện gì? Có bao nhiêu hình thức của giao dịch dân sự?… Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015? Gọi ngay: 1900.6174
Giao dịch dân sự là gì?
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Ví dụ:
– Hợp đồng: hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thuê nhà,…
– Hành vi pháp lý đơn phương: di chúc – thừa kế; thưởng, …
Hình thức của giao dịch dân sự được hiểu là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Thông qua phương tiện này bên tham gia giao dịch dân sự hoặc người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch dân sự đã xác lập. Đây là là chứng cứ xác nhận các quan hệ pháp lý đã và đang tồn tại giữa các bên. Thông qua giao dịch dân sự có thể xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra.
>>> Xem thêm: Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 được quy định như thế nào?
Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định gì về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về 03 điều kiện cơ bản để một giao dịch dân sự bất kì có hiệu lực. Tức là, một giao dịch dân sự nào đó chỉ đáp ứng những điều kiện quy định mới được nhà nước công nhận và đảm bảo thực hiện. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện giao dịch dân sự có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Theo đó, cá nhân tham gia giao dịch dân sự không phải là người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc không phải là người mất năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, cá nhân tham gia giao dịch dân sự phải là người có quyền thực hiện những giao dịch dân sự mà người đó xác lập.
Ví dụ: Cá nhân 13 tuổi có quyền tự mình thực hiện các giao dịch dân sự để phục vụ các nhu cầu thiết yếu của mình. Như vậy, cá nhân 13 tuổi tự mình đi mua bút, vở hoặc các đồ dùng sinh hoạt cá nhân thì là giao dịch dân sự có hiệu lực.
Nhưng, cá nhân 13 tuổi tự mình giao dịch những tài sản lớn (không nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu) như: xe máy, ti vi, … thì những giao dịch này không có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện. Đây được coi là một biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch dân sự. Bởi lẽ, trên thực tế có không ít các trường hợp mà các chủ thể tham gia giao dịch dân sự do bị cưỡng ép, bắt buộc, …. Mặt khác, pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận thiện chí từ các bên tham gia giao dịch. Chính vì vậy, ý chí tự nguyện của các chủ thể tham gia giao dịch là một trong những điều kiện đảm bảo hiệu lực của giao dịch dân sự.
Thứ ba, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự phải đảm bảo không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Theo đó, những giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm những điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội sẽ bị xác định là vô hiệu.
Lưu ý: Chỉ những giao dịch dân sự có yêu cầu về hình thức của giao dịch thì giao dịch dân sự đó mới vô hiệu về hình thức khi không đáp ứng yêu cầu này:
Ví dụ:
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất buộc phải lập thành văn bản, có công chứng/ chứng thực mới có hiệu lực. Theo đó, nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà thực hiện bằng giấy viết tay giữa các bên và không có công chứng thì không có hiệu lực.
– Hợp đồng vay tài sản thì không có yêu cầu về hình thức. Vì vậy, dù các bên cho vay thỏa thuận bằng miệng thì vẫn có hiệu lực pháp luật.
>>> Điều 117 Bộ luật dân sự quy định gì về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Gọi ngay: 1900.6174
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự theo điều 117 bộ luật hình sự 2015 là gì?
Mục đích của giao dịch dân sự có nghĩa là quyền và lợi ích hợp pháp mà các bên tham gia giao dịch dân sự mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó (mục đích thực tế).
Nội dung của giao dịch dân sự được hiểu là tổng thể các điều khoản mà các bên tham gia giao dịch đã thỏa thuận khi xác lập giao dịch dân sự đó. Những điều khoản này thường là căn cứ xác định quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch.
>>> Xem thêm: Điều 389 bộ luật Hình sự 2015 theo quy định hiện nay
Mục đích và nội dung của giao dịch có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Bởi lẽ, theo lẽ thông thường, con người khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự luôn nhằm đạt được mục đích nhất định mà mình mong muốn. Đồng thời, để mục đích của giao dịch dân sự đạt được trên thực tế, các bên tham gia phải cam kết, thỏa thuận về nội dung.
Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch đó không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy phạm pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định trong hoàn cảnh nhất định. Đạo đức xã hội được hiểu là những chuẩn mực xử sự chung giữa các chủ thể trong đời sống xã hội từ bao đời nay, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Đây là những nét đẹp trong lối sống, rèn luyện ý thức con người, khác với hủ tục.
Như vậy, chỉ những tài sản, và công việc được phép giao dịch và thực hiện không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội mới được coi là đối tượng của giao dịch dân sự. Vì vậy, những giao dịch dân sự được xác lập nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội là những giao dịch dân sự có mục đích và nội dung không hợp pháp, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội nên không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự đó, tức là không được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện.
>>> Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Những hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật
Hiện nay, Bộ luật Dân sự thừa nhận 03 hình thức cơ bản của giao dịch dân sự, bao gồm: lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Về cơ bản, các chủ thể tham gia giao dịch dân sự có quyền thỏa thuận với nhau lựa chọn hình thức của giao dịch dân sự mà họ tham gia. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì pháp luật đặt ra những yêu cầu về hình thức của giao dịch dân sự như: buộc có người làm chứng, buộc phải đăng ký, buộc phải lập thành văn bản, buộc phải có công chứng, …
(1) Hình thức bằng lời nói
Hình thức bằng lời nói được coi là hình thức giao dịch dân sự phổ biến nhất trong xã hội hiện nay mặc dù đây được coi là hình thức này có mức độ xác thực thấp nhất. Hình thức bằng lời nói thường được sử dụng đối với các giao dịch được thực hiện và chấm dứt ngay khi đó (mua bán trao tay) hoặc giữa các chủ thể có quan hệ thân thiết, tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng đôi khi, một số trường hợp giao dịch dân sự bằng miệng phải đáp ứng thêm một số các điều kiện mà pháp luật quy định mới đảm bảo hiệu lực pháp lý (như di chúc miệng).
(2) Hình thức văn bản
Hình thức giao dịch dân sự bằng văn bản bao gồm hai loại chính: văn bản thường và văn bản có công chứng/ chứng thực.
* Văn bản thường
Hình thức giao dịch dân sự là văn bản thường được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch dân sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch dân sự đó phải được thể hiện bằng hình thức văn bản. So với hình thức lời nói, hình thức này có tính xác thực cao hơn và rõ ràng hơn.
* Văn bản có công chứng, chứng thực
Hình thức giao dịch dân sự bằng văn bản có công chứng, chứng thực thường được áp dụng trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự đó buộc phải được thành lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc do các bên có thỏa thuận về việc giao dịch dân sự được xác lập phải có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép thì các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó.
(3) Giao dịch bằng hành vi
Giao dịch dân sự có thể được xác lập thông qua những hành vi nhất định mà được các bên quy ước, quy định trước. Ví dụ như thanh toán tự động, mua hàng trong siêu thị, …. Đây được coi là hình thức giản tiện nhất của giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự thông qua hành vi được xác lập mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên tham gia giao kết. Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến đối với những quốc gia có nền công nghiệp tự động hóa phát triển.
Nhìn chung, giao dịch dân sự là cơ sở của nền kinh tế và xã hội. Các giao dịch này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tạo ra giá trị cho các bên tham gia. Việc hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong các giao dịch dân sự sẽ giúp người tham gia tối đa hóa lợi ích của mình và đảm bảo tính bền vững của hệ thống pháp lý. Đồng thời, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch nói riêng và lợi ích của cộng đồng nói chung thì những giao dịch dân sự được xác lập phải đáp ứng những điều kiện cơ bản mà Bộ luật Dân sự 2015 quy định.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 – Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |