Đóng bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Hiện nay, một trong những vấn đề đang được quan tâm của người lao động chính là việc đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đóng bảo hiểm xã hội cần những giấy tờ gì? Đây là những thắc mắc chủ yếu mà Tổng đài nhận được trong thời gian qua. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với Tổng đài 1900 6174 để tư vấn cụ thể.
>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí những thắc mắc quý khách gặp phải. Gọi ngay 1900.6174
Chị Phượng – Long An có câu hỏi về bảo hiểm xã hội gửi đến Tổng đài như sau:
Chào Luật sư! Năm nay tôi vừa mới thành lập một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sấy khô với quy mô gần 40 công nhân. Nay tôi muốn đăng ký bảo hiểm xã hội cho số công nhân nói trên. Vậy tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì theo quy định của pháp luật để đăng ký bảo hiểm lần đầu cho công nhân đang làm ở công ty tôi?
Mong được Luật sư giải đáp.
Chào chị Phượng, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Tổng đài Pháp luật. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của chị thông qua các nội dung dưới đây.
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì: “Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này”.
Như chúng ta đã biết, bảo hiểm xã hội có mục đích là nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Như vậy, sổ bảo hiểm xã hội được xem như là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó mà giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Hiện nay, thẻ bảo hiểm xã hội đã được thay thế cho sổ bảo hiểm xã hội. Bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì kể từ năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bởi thẻ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.
>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí những thắc mắc về đóng bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì. Gọi ngay 1900.6174
Đóng sổ bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?
>>Xem thêm: Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội là những ai?
Để làm thủ tục đóng bảo hiểm xã hội thì trước hết cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ có liên quan. Các giấy tờ cần chuẩn bị để đóng bảo hiểm xã hội gồm:
Thứ nhất, đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì thành phần hồ sơ gồm:
Người lao động cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:
Trường hợp đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội.
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).
Trường hợp đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội.
– Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
Đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
– Tờ khai đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.
– Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội
– Bảng kê thông tin.
Thứ hai, đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Trường hợp này thì người lao động cần phải có tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, còn đối với đơn lý thu/cơ quan bảo hiểm xã hội (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH) thì phải bổ sung danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Từ những cơ sở trên, đối với mỗi hình thức bảo hiểm xã hội và tùy vào từng đối tượng là người lao động hay đơn vị mà sẽ có những giấy tờ để đóng bảo hiểm xã hội khác nhau. Đối với các tờ khai thì pháp luật đã có quy định thống nhất mẫu sẵn nên mọi người cần lưu ý khi làm tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội.
>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí những thắc mắc thủ tục để đóng bảo hiểm xã hội. Gọi ngay 1900.6174
Đóng sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo trình tự dưới dây.
Một là, đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bước 2: Kê khai và nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cần phải kê khai đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành và nộp hồ sơ tại đơn vị. Hình thức nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp bằng hình thức online thông qua Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam/tổ chức I-VAN.
Bước 3: Đóng tiền bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của pháp luật thì hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng đóng thông qua đơn vị, kể cả người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy đóng sau khi về nước: nộp tiền cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đơn vị nơi nhận hồ sơ truy nộp.
Bước 4: Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp Sổ bảo hiểm xã hội.
Người lao động nhận kết quả gồm thông báo mã số bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội, tờ rời sổ bảo hiểm xã hội.
Thời hạn giải quyết là tối đa 05 ngày.
Hai là, đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Tương tự như khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định.
Bước 2: Kê khai và nộp hồ sơ.
Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cần kê khai các nội dung theo quy định của pháp luật và nộp đơn cho Đại lý thu hoặc Cơ quan bảo hiểm xã hội.
Khi nộp hồ sơ thì người lao động có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện hoặc nộp bằng phương thức online trên cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bước 3: Đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội theo phương thức đã đăng ký.
Bước 4: Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp Sổ bảo hiểm xã hội.
Người lao động nhận kết quả gồm thông báo mã số bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội, tờ rời sổ bảo hiểm xã hội.
Thời hạn giải quyết là tối đa 05 ngày.
Như vậy, trên đây là quy trình đóng sổ bảo hiểm xã hội. Đối với mỗi loại bảo hiểm khác nhau thì quy trình đóng cũng sẽ có sự khác nhau ở một số nội dung nhưng chung lại thì vẫn có những điểm đồng nhất nhất định.
>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí cách đóng sổ bảo hiểm xã hội. Gọi ngay 1900.6174
Không đóng bảo hiểm xã hội có bị xử phạt không?
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, tùy vào từng loại bảo hiểm xã hội người lao động tham gia để biết được người không đóng bảo hiểm xã hội có bị xử phạt không.
Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện: Theo như tên gọi của nó thì đây là loại bảo hiểm không bắt buộc, người lao động có thể tham gia hoặc không tham gia tùy vào nhu cầu của bản thân. Do đó, trong trường hợp này thì người lao động không đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không bị xử phạt.
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: Đối với loại hình bảo hiểm này mang tính bắt buộc, nên nếu người lao động không đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
– Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
– Mặt khác, người sử dụng lao động còn bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 75 triệu đồng đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng.
– Phạt từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động cho hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động tại doanh nghiệp nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động sẽ không bị xử phạt nếu không đóng bảo hiểm, ngược lại, đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nếu người lao động không đóng tiền bảo hiểm theo đúng quy định thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
>>Xem thêm: Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội là những ai?
Trên đây là một số nội dung mà chúng tôi muốn gửi đến quý khách hàng về hồ sơ và trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp nếu có thắc mắc về các nội dung ” Đóng bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì” cần trao đổi thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 1900 6174 để được kịp thời giải đáp thắc mắc. Xin chân thành cảm ơn!
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |