Thuế doanh nghiệp cần phải đóng 2024 – Cách tính và mức nộp

Thuế doanh nghiệp phải nộp được chia làm 2 loại hình chính, đó là thuế bình thường và thuế đặc biệt. Tùy vào nghành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà nước sẽ áp dụng thuế hợp lý. Vậy doanh nghiệp phải đóng các loại thuế nào? Phương pháp tính thuế ra sao? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trong trường hợp bạn đang gặp bất kỳ khó khăn nào về vấn đề pháp lý, hãy nhanh chóng nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được kịp thời hỗ trợ, tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên gia, Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm.

thue-doanh-nghiep

Thuế môn bài – Lệ phí môn bài

 

Ông Lâm (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:

Thưa Luật sư, từ trước đến nay, nghề nghiệp chính của tôi là làm nông, tôi cũng không có hiểu biết gì về kinh doanh cả. Gần đây, có người em rủ tôi góp vốn thành lập doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ. Khi trò chuyện với nhau, người đó có nói rằng là thành lập công ty phải nộp thuế môn bài nhưng tôi không hiểu thuế môn bài là gì và mức thuế môn bài phải nộp là bao nhiêu.

Chính vì vậy, tôi muốn hỏi về vấn đề thuế và mức mức nộp thuế môn bài. Mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn!

 

>>> Luật sư tư vấn thuế môn bài và lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời: 

Xin chào ông Lâm! Cảm ơn ông đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Tổng đài pháp luật! Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của ông chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Thuế môn bài là một loại thuế doanh nghiệp, loại thuế trực thu mà tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phải nộp theo định kỳ hàng năm dựa trên vốn điều lệ/vốn đầu tư (đối với tổ chức) hoặc là doanh thu theo năm (đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh).

Xét về bản chất thuế môn bài là loại thuế mà tổ chức hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải nộp để có “thẻ bài” trước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp được miễn.

Thuật ngữ “thuế môn bài” được sử dụng sử dụng tương đối phổ biến và được mức thu được quy định rõ tại Pháp lệnh số 10-LCT/HĐNN7 năm 1983. Từ ngày 01/01/2017 cho đến nay, thuật ngữ “thuế môn bài” không còn được sử dụng trong các văn bản pháp luật của nhà nước, thay vào đó thuật ngữ “lệ phí môn bài” được sử dụng thay thế. Tuy đã được thay thế bởi “lệ phí môn bài”, nhưng trên thực tế thuật ngữ “thuế môn bài” vẫn được người dân sử dụng rất phổ biến.

Mức nộp thuế môn bài dựa trên mức vốn điều lệ của doanh nghiệp như sau:

STT Căn cứ thu Mức thu
1 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc là vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng 03 triệu đồng/năm
2 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc là vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 02 triệu đồng/năm
3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế khác 01 triệu đồng/năm

 

– Mức thu lệ phí môn bài căn cứ vào vốn điều lệ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc là ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc được ghi trong điều lệ hợp tác xã. Trường hợp mà không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc là văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

– Tổ chức có thay đổi vốn điều lệ hoặc là vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc là vốn đầu tư của năm trước liền kề với năm tính lệ phí môn bài.

– Nếu vốn điều lệ hoặc là vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra đơn vị tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm mà người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Lưu ý:

– Tổ chức mà thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc là ra hoạt động sản xuất, kinh doanh được thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài của cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm doanh nghiệp được thành lập): Nếu kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài của cả năm, trường hợp mà kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.

– Người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc là cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch (từ ngày 01/01 cho đến ngày 31/12) không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện:

Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế hoặc là cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật (ngày 30/01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm mà xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài của cả năm.

Thời hạn nộp tiền lệ phí môn bài

Khoản 9 Điều 18 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP đã quy định về thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với các trường hợp sau đây:

– Thời hạn chậm nhất nộp lệ phí môn bài là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

– Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm doanh nghiệp được thành lập) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài được quy định như sau:

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì thời hạn để nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 của năm kết thúc thời gian miễn.

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian của 6 tháng cuối năm thì thời hạn để nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm liền kề với năm kết thúc thời gian miễn.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mà đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó lại hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài được quy định như sau:

– Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 7 của năm ra hoạt động.

– Trường hợp ra hoạt động trong thời gian của 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề với năm ra hoạt động.

Như vậy, phần trình bày trên đã phân tích cụ thể về loại thuế doanh nghiệp cơ bản đó là thuế môn bài – lệ phí thuế môn bài. Nếu ông Lâm còn có câu hỏi nào khác, hãy liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn luật doanh nghiệp chính xác và nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có được Nhà nước hỗ trợ không?

cach-tinh-thue-doanh-nghiep

Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

Anh Huy (Thái Bình) có câu hỏi như sau:

Tôi mới thành lập doanh nghiệp kinh doanh phân bón được hơn nửa năm. Vì mới thành lập, chưa có kinh nghiệm nên công ty hoạt động không ổn định và có nhiều khoản lỗ, dẫn tới việc không thể chi trả nổi một vài nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp phải nộp. Cũng chính vì vậy, tôi rất lo lắng về vấn đề nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tôi vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề này, mong Luật sư tư vấn cụ thể cho tôi về cách tính và thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tôi xin cảm ơn!

 

>>> Tư vấn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Huy! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật! Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của anh chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là mà nhà nước trực tiếp thu vào ngân sách nhà nước tính trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ).

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định về đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

– Người phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo như quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Doanh nghiệp được thành lập theo như quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc là không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

+ Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã 2012;

+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo như quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có thu nhập.

– Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định như sau:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo như quy định của pháp luật Việt Nam phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh bên ngoài lãnh thổ Việt Nam;

+ Doanh nghiệp nước ngoài mà có cơ sở thường trú tại Việt Nam phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;

+ Doanh nghiệp nước ngoài mà có cơ sở thường trú tại Việt Nam phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến các hoạt động của cơ sở thường trú;

+ Doanh nghiệp nước ngoài mà không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

– Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc là toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam gồm:

+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, công xưởng, nhà máy, phương tiện vận tải, mỏ khí, mỏ dầu, mỏ hoặc là địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp ráp, lắp đặt;

+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, trong đó bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc là tổ chức, cá nhân khác;

+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên của doanh nghiệp nước ngoài hoặc là đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hay cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 6 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định việc xác định thu nhập tính thuế như sau:

– Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

– Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

– Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh thì thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được tính là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh. Trường hợp nếu có hoạt động kinh doanh bị lỗ thì sẽ được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh mà có thu nhập do doanh nghiệp tự lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi đã bù trừ sẽ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.

– Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Trường hợp chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, dự án đầu tư (ngoại trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), chuyển nhượng bất động sản nếu bị lỗ thì số lỗ này sẽ được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.

Trường hợp mà doanh nghiệp làm thủ tục giải thể có bán bất động sản là tài sản cố định thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) sẽ được bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ Điều 10 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013) quy định thuế suất như sau:

– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế suất quy định tại Điều 13 của Luật này. Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại khoản này thì chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01/01/2016.

– Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không vượt quá 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%. Doanh thu để làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng mức thuế suất 20% là doanh thu của năm trước liền kề.

– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam là từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Thời hạn nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

Tổng số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.

Thời hạn nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp khi nộp hồ sơ quyết toán năm được quy định: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc là năm tài chính.

Trên đây là phần tư vấn của Luật sư về vấn đề Thuế thu nhập doanh nghiệp và cách tính thuế mà doanh nghiệp cần đóng. Nếu anh còn câu hỏi nào khác, hãy liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được Luật sư tư vấn chính xác, nhanh chóng nhất!

Thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp

 

Chị Hoàng Phương Lan (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

Vừa đây tôi đi siêu thị cùng với một người chị, chị ấy có nói rằng mặc dù doanh nghiệp là người trực tiếp đóng thuế giá trị gia tăng nhưng thực chất là do người tiêu dùng trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Tôi muốn hỏi rằng chị ấy nói như vậy có đúng không? Tôi là chủ một quán cà phê nhỏ thì có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?

Mong Luật sư tư vấn!

 

>>> Doanh nghiệp có cần đóng thuế giá trị gia tăng không? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.

 

Trả lời:

Xin chào chị Lan! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Tổng đài pháp luật! Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của chị chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông cho đến tiêu dùng.

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Mặc dù vậy nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Do vậy, có thể thấy, người bạn của chị nói như vậy là đúng, vì thuế giá trị gia tăng đã được cộng vào giá trị của hàng hóa, khi người tiêu dùng mua hàng hóa đã phải trả số tiền này cho người bán hàng và người bán hàng sẽ dùng số tiền đó để đóng thuế cho Nhà nước.

Theo Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh quán cafe của chị cần phải nộp bao gồm: Thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Như vậy, chị vẫn sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Ngoài ra, phương pháp tính thuế giá trị gia tăng cũng như thời hạn kê khai thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

– Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ:

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Thuế giá trị gia tăng đầu ra – thuế giá trị gia tăng đầu vào

Thuế giá trị gia tăng = Giá tính thuế x thuế suất

– Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = doanh thu x tỷ lệ thuế

Trong đó:

– Doanh thu dùng để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

– Tỷ lệ % dùng để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động khác nhau như sau:

+ Phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%.

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.

+ Các hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Thời hạn kê khai thuế giá trị gia tăng

– Đối với trường hợp doanh nghiệp kê khai theo tháng, thời hạn nộp là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng đó.

– Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo quý, thời hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó.

– Hạn nộp thuế giá trị gia tăng: Trùng với thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Nếu chị còn thắc mắc nào khác về vấn đề đóng thuế doanh nghiệp, có thể gọi trực tiếp đến hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được Luật sư tư vấn miễn phí.

>>> Xem thêm: Hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào? Luật quản lý thuế 2022

thue-thu-nhap-ca-nhan

Thuế thu nhập cá nhân

 

Chị Hương (Bắc Ninh) có câu hỏi như sau:

Tôi đang chuẩn bị thành lập công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Tôi nghe anh họ nói rằng mở doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Tôi muốn nhờ Luật sư giải đáp thắc mắc thuế thu nhập cá nhân là gì và thực chất thì doanh nghiệp hay cá nhân mới là người phải đóng khoản thuế này? Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>>> Khi nào thì cần đóng thuế thu nhập cá nhân? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào chị Hương! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật! Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của chị chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp từ một phần tiền lương, hoặc là từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vì vậy, khoản thu này sẽ công bằng với tất cả mọi đối tượng, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội.

Theo khoản 1 điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Mặc dù thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của từng cá nhân nhưng tổ chức trả thu nhập phải thực hiện việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người lao động trước khi trả thu nhập cho cá nhân và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Việc khấu trừ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính như sau:

– Đối với cá nhân cư trú mà có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên:

Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động sẽ được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập cho cá nhân có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.

– Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc là có hợp đồng lao động dưới 03 tháng:

Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi trả từ 2 triệu đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng sẽ được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân thuộc trường hợp này.

– Đối với các cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.

Như vậy, đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân và không phải doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện khấu trừ và nộp lại cho cơ quan Nhà nước tiền thuế thu nhập cá nhân của người lao động chứ không phải tiền thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp.

Mọi thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành, vui lòng liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Làm giấy phép kinh doanh cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu?

Một số loại thuế doanh nghiệp khác

 

Anh Hùng (Vĩnh Phúc) có câu hỏi như sau:

Tôi mới thành lập doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng. Trước khi thành lập doanh nghiệp tôi đã tìm hiểu về một số loại thuế và lệ phí cơ bản mà doanh nghiệp phải nộp đó là lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Tôi có thắc mắc là ngoài các loại thuế trên thì doanh nghiệp còn phải nộp loại thuế nào khác nữa không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi!

Tôi xin cảm ơn!

 

>>> Luật sư tư vấn một số loại thuế khác mà doanh nghiệp cần đóng, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Hùng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật! Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của anh chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Ngoài ba loại thuế cơ bản, doanh nghiệp cần phải nộp những loại thuế khác như sau:

– Thuế tài nguyên: trong trường hợp phát sinh hoạt động khai thác khoáng sản.

Thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên x Giá tính thuế x Thuế suất

Thuế suất thuế tài nguyên được quy định cụ thể trong Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13.

Thuế tài nguyên là loại thuế khai theo quý và được quyết toán theo năm.

– Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: trong trường hợp phát sinh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu = Số lượng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan x Trị giá từng mặt hàng x Thuế suất

+ Thuế suất thuế xuất khẩu: Thực hiện theo quy định tại biểu thuế xuất khẩu được ban hành kèm theo thông tư 182/2015/TT-BTC

+ Thuế suất thuế nhập khẩu:

Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước, nhóm nước và vùng lãnh thổ thực hiện chế độ đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (MFN). Thực hiện theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được ban hành kèm theo thông tư 182/2015/TT-BTC.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước, nhóm nước và vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc là để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác; Thực hiện theo quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:

Phải là những mặt hàng đã được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với nước, nhóm nước hoặc là vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng được đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận;

Phải là hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc là vùng lãnh thổ mà Việt Nam tham gia thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế.

Thuế suất thông thường: Được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc là vùng lãnh thổ không thực hiện việc đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu đối với Việt Nam. Thuế suất thông thường sẽ được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng với quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

– Thuế tiêu thụ đặc biệt : Đối với trường hợp hoạt động sản xuất hoặc là nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cách tính: Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế x thuế suất

Việc khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 7 nghị định 108/2015/NĐ-CP:

– Người nộp thuế sản xuất hàng hóa mà thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các nguyên liệu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc là đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã được sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.

– Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu (trừ xăng các loại) sẽ được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra trong nước, số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra.

Đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt mà không được khấu trừ thuế, người nộp thuế sẽ được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khai thuế tiêu thụ đặc biệt được khai theo tháng; đối với các hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng lại được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh (Điều 13 Thông tư 156/2013/TT-BTC)

– Thuế bảo vệ môi trường: Đối với trường hợp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật thuế bảo vệ môi trường 2010.

Cách tính: Thuế bảo vệ môi trường = Số lượng hàng hóa tính thuế x Mức thuế tuyệt đối.

Mức thuế tuyệt đối được quy định tại Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12.

Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với các hàng hóa sản xuất khẩu hoặc là nhập khẩu.

– Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp : Đối với trường hợp sử dụng đất để sản xuất, xây dựng trụ sở cơ quan, thực hiện dự án đầu tư…

Cách tính: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp = Diện tích đất sử dụng x Giá tính thuế của 1m2 x Thuế suất

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp được áp dụng mức thuế suất 0,03%.

+ Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được sử dụng vào mục đích kinh doanh sẽ áp dụng mức thuế suất 0,03%.

Trên đây, là khác loại phí khác mà doanh nghiệp có thể phải đóng. Nếu anh còn câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề đóng thuế doanh nghiệp, có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí và chính xác nhất.

thue-doanh-nghiep-khac

Một số câu hỏi thường gặp về thuế doanh nghiệp

 

Anh Hùng Dũng (Hà Tĩnh) có câu hỏi như sau:

Tôi năm nay 42 tuổi. Sau nhiều năm làm ăn và tích cóp vợ chồng tôi đã tích lũy được một số vốn. Vợ chồng tôi dự định sẽ thành lập doanh nghiệp sản xuất mây tre đan nhằm phát triển làng nghề truyền thống của địa phương. Tôi đã tìm hiểu qua về thuế doanh nghiệp nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

 

>>>> Thành lập doanh nghiệp cần phải đóng các loại thuế gi? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Dũng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Tổng đài pháp luật! Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của anh chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

1. Những loại thuế doanh nghiệp phải nộp trong năm là gì?

Hiện nay, ở nước ta có khá nhiều các loại thuế chia thành thuế trực thu và thuế gián thu. Tùy vào từng ngành nghề mà mỗi doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ nộp từng loại thuế khác nhau. Tuy nhiên, có 4 loại thuế chính mà doanh nghiệp kinh doanh bất kì lĩnh vực nào cũng phải nộp sau khi thành lập đó là: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

2. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Giá tính thuế thu nhập doanh nghiệp x Thuế suất.

3. Cách tính thuế giá trị gia tăng

Để tính thuế giá trị gia tăng, trước hết doanh nghiệp cần xác định phương pháp tính kê khai là khấu trừ hay là trực tiếp. Cụ thể:

Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:

Thuế thuế giá trị gia tăng = Thuế thuế giá trị gia tăng đầu ra – Thuế thuế giá trị gia tăng đầu vào

Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

Thuế thuế giá trị gia tăng = Giá trị hàng hóa bán ra x Thuế suất thuế thuế giá trị gia tăng

Theo phương pháp trực tiếp trên thuế giá trị gia tăng:

Thuế thuế giá trị gia tăng = 10% của giá trị tăng thêm

4. Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân bao gồm những gì?

Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân gồm có: Giảm trừ gia cảnh; các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN…) và bảo hiểm nghề nghiệp đối với các ngành nghề đặc thù.

Quy định đối với khoản giảm trừ gia cảnh:

+ 11.000.000 đ/người/tháng (đối với bản thân);

+ 4.400.000 đ/người/tháng (đối với người phụ thuộc).

5. Nộp thuế doanh nghiệp ở đâu?

+ Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo các phương thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước;

+ Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;

+ Nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng;

+ Thực hiện giao dịch điện tử thông qua chữ ký số.

6. Các phương pháp để tính thuế giá trị gia tăng?

Có 2 phương pháp kê khai thuế thuế giá trị gia tăng đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Đối với phương pháp trực tiếp sẽ được tính theo 2 cách là trực tiếp trên doanh thu và trực tiếp trên thuế giá trị gia tăng.

>>> Xem thêm: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất 2022

Trên đây là toàn bộ phần từ vấn của Tổng đài pháp luật về thuế doanh nghiệp? Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho quý vị những thông tin cần thiết về vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến vấn đề thuế doanh nghiệp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Xin trân trọng cảm ơn!