Thủ tục hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài như thế nào?

Hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài là một thủ tục hành chính quan trọng, giúp các giấy tờ đăng ký kết hôn được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Trên thực tế, nhiều trường hợp, các giấy tờ đăng ký kết hôn tại nước ngoài không được  công nhận tại Việt Nam. Trong bài viết sau, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn những quy định về điều kiện và thủ tục để hợp thức hóa giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 đ được Luật sư tư vấn miễn phí!

 

tu-van-mien-phi-ve-hop-thuc-hoa-nhan-voi-nguoi-nuoc-ngoai
Tư vấn miễn phí về hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài

 

Chị Hồng Phương – Thanh Hóa có câu hỏi muốn được Luật sư tư vấn như sau:

“Tôi là một công dân Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc. Tôi có người yêu là người Hàn Quốc, sắp tới chúng tôi có ý định kết hôn. Vì một số điều kiện hạn chế nên chúng tôi không thể làm thủ tục kết hôn ở Việt Nam trước được. Chúng tôi định đăng ký kết hôn ở Hàn Quốc trước, sau đó mới làm thủ tục hợp pháp hóa đăng ký kết hôn ở Việt Nam. Vậy Luật sư tư có thể tư vấn cho chúng tôi có cần hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài không? Điều kiện hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài? Trình tự và các thủ tục để thực hiện việc hợp thức hóa đăng ký kết hôn ở nước ngoài tại Việt Nam?

Tôi xin cảm ơn!”


Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:

Chào chị Hồng Phương, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chúng tôi nắm bắt được qua việc chị cung cấp ở trên, Luật sư xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những vướng mắc mà chị đang gặp phải như sau:

 

Có cần hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài không?

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài, gọi ngay 1900.6174 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTP như sau:

“Điều 20. Quy định về thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính cụ thể như sau

Theo đó Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình được bản chính giấy tờ, các văn bản để làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trong trường hợp bản chính và các giấy tờ, văn bản đó do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi muốn yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trong trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

…”

“Tại Điều 6 cũng quy định về yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với một số giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Do đó các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như hộ chiếu, CCCD hoặc CMND, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và bảng điểm, bằng tốt nghiệp THPT, Đại học, …thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trong trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.”

Từ những quy định trên ta có thể thấy rằng giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bắt buộc phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi muốn thực hiện chứng thực.

Trên đây là giải đáp của Luật sư về vấn đề hợp thức hóa đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được Luật sư tư vấn chi tiết!

>> Xem thêm: Kết hôn với người quốc tịch Mỹ – Hướng dẫn hồ sơ và thủ tục

dieu-kien-hop-thuc-hoa-hon-nhan-voi-nguoi-nuoc-ngoai
Điều kiện hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài

 

Về điều kiện để hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài

 

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về điều kiện để hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài, gọi ngay 1900.6174 

Theo quy định tại Điều 36 Về điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau:

Đầu tiên việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Đó là việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;

– Đó là vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật tại Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm người đó có yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được người đó khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

Tiếp đó phải công nhận việc kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều 38 của Nghị định này.

Về thẩm quyền: Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam sẽ thực hiện công việc ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân người Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài Sở Tư pháp, tại nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở tại nước ngoài. Trong trường hợp công dân người Việt Nam không có đăng ký thường trú, nhưng lại có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện.

Do đó chị và chồng phải đáp ứng được các điều kiện trên mới hợp thức hóa hôn nhân được giữ anh chị và chồng. Nếu chị muốn biết rõ về trường hợp của mình có đủ điều kiện hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài không, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!

>> Xem thêm: Nộp đơn ly hôn với người nước ngoài ở đâu? – Tư vấn nhanh

 

Mẫu tờ khai hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài

 

>> Hướng dẫn miễn phí điều mẫu tờ khai hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài, liên hệ ngay 1900.6174

Chị cần truy cập vào trang Website trên Cổng thông tin điện tư về công tác lãnh sự và làm như hướng dẫn.

Sau đây là giao diện của trang Web

Lưu ý: Chị điền đầy đủ thông tin cá nhân vào các mục trên sau đó nhấn hoàn thành, nếu có sai sót thì nhập lại thông tin cho đúng.

Trong quá trình điền thông tin vào mẫu tờ khai hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Kết hôn với người Hàn Quốc – Tư vấn miễn phí thủ tục

Hồ sơ hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài

 

>>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài, gọi ngay 1900.6174 

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 111/2011/NĐ-CP Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-BNG, hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao bao gồm:

+ Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu đã quy định 01 bản;

+ Xuất trình được bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp (Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu);

+ Giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ theo đường bưu điện (Bản chụp giấy tờ tùy thân không cần phải chứng thực);01 bản chụp

+ Các loại giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận (Giấy tờ, tài liệu đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự nếu có từ hai tờ trở lên thì phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ hoặc phải được buộc dây, gắn xi hoặc áp dụng hình thức bảo đảm khác để không thể thay đổi các tờ của giấy tờ, tài liệu đó);

+ Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;01 bản dịch

+ Các loại giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ Điều 14 Nghị định 111/2011/NĐ-CP để lưu tại Bộ Ngoại giao;01 bản chụp

+ Trong trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được gửi qua đường bưu điện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 111/2011/NĐ-CP thì phải kèm theo phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận.

– Căn cứ Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CPĐiều 9 Thông tư 01/2012/TT-BNG, hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện gồm:

+ Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu đã quy định; 01 bản

+ Xuất trình được bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp (Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu);

+ Chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ theo đường bưu điện (Bản chụp giấy tờ tùy thân không phải chứng thực); 01 bản

+ Giấy tờ, tài liệu đề nghị phải được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi cơ quan Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm (Giấy tờ, tài liệu đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự nếu có từ hai tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai giữa các tờ hoặc được buộc dây, gắn xi hoặc áp dụng các hình thức bảo đảm khác để không thể làm thay đổi các tờ của giấy tờ, tài liệu đó);

+ Bản dịch các loại giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;01 bản

+ Bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CP để lưu tại Cơ quan đại diện 01 bản

Trong trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được gửi theo đường bưu điện được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 111/2011/NĐ-CP thì người làm hồ sơ phải kèm theo phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận.

Trên đây là những hướng dẫn của Luật sư về các giấy tờ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục hợp thức hóa hôn nhân. Nếu chị cần hồ trợ bổ sung, cấp lại bất kỳ giấy tờ nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!

>> Xem thêm: Kết hôn với người Trung Quốc – Tư vấn hồ sơ, thủ tục

 

thu-tuc-hop-thuc-hoa-hon-nhan-voi-nguoi-nuoc-ngoai
Thủ tục hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài

 

Trình tự, thủ tục thực hiện hợp thức hóa hôn nhân như thế nào?

 

>> Tư vấn thủ tục thực hiện hợp thức hóa hôn nhân nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174 

Theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ về thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài: do đó việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc người nước ngoài với người Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì cũng được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không có vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về tất cả các điều kiện để kết hôn. Trong trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm người đó yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được người đó khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam. Việc công nhận kết hôn sẽ được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

Tại Điều 17 của Nghị định số 24 quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn, việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau:

Thứ nhất Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc kết hôn). Trong trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng lại có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam, thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn.

Cơ quan đại diện thực hiện việc ghi vào sổ việc kết hôn của công dân Việt Nam cư trú tại nước tiếp nhận.

Tiếp theo hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ như sau:

– Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn (làm theo mẫu quy định);

 – Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

– Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như CCCD;CMND, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác hợp lệ thay thế;

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.

Trong trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã có quyết định ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tiếp theo hồ sơ sẽ được ghi vào sổ việc kết hôn phải do một trong hai người kết hôn nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền được quy định theo Khoản 1 Điều này.

Tiếp đó thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí đã được đóng đầy đủ. Trong trường hợp cần phải xác minh thêm thì thời hạn được kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Trong trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn, Sở Tư pháp phải trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó phải nêu rõ lý do không chấp nhận.

Cuối cùng sau khi thực hiện việc ghi vào sổ việc kết hôn, Giám đốc Sở Tư pháp ký và sẽ cấp cho người yêu cầu Giấy xác nhận về việc đã ghi chú đầy đủ vào sổ các việc hộ tịch (theo mẫu quy định).

Chị cần thực hiện theo những bước đã nêu trên để hoàn thành thủ tục hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!

 

Chi phí thực hiện hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài

 

>> Chi phí thực hiện hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174 

Theo Điều 5 Thông tư 157/2016/TT-BTC về chi phí cho việc hợp pháp hóa lãnh sự như sau:

 Mức thu phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự, sẽ được thu như sau:

Về việc chứng nhận lãnh sự sẽ có phí là: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.

Về việc hợp pháp hóa lãnh sự sẽ có phí là: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.

Về việc cấp bản sao giấy tờ, tài liệu sẽ có phí là: 5.000 (năm nghìn) đồng/lần.

Phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự phải được thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).

Như vậy, việc hợp pháp hóa lãnh sự được tính 30.000 đồng cho một lần thực hiện. Mọi thắc mắc liên quan đến chi phí hợp thức hóa, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

Bài viết trên của Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp chi tiết về các vấn đề liên quan đến hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài. Việc trang bị đầy đủ kiến thức về hôn nhân và gia đình, sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục hành một cách nhanh chóng và đúng với quy định của pháp luật. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được Luật sư tư vấn chi tiết!