Quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là gì? Một số người thì có thể chưa nghe đến khái niệm Quy phạm pháp luật. Một số người thì đồng nhất khái niệm “Quy định pháp luật” và “Quy phạm pháp luật” với nhau. Vậy, cách hiểu này có đúng hay không? Quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm của Quy phạm pháp luật là gì?… Và nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề này.

Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề này qua những phân tích cụ thể về Quy phạm pháp luật. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Quy phạm pháp luật là gì?

 

>> Quy phạm pháp luật là gì? Gọi 19006174 để được luật sư tư vấn miễn phí

Quy phạm pháp luật là khái niệm cơ bản nhất và cần phải nắm rõ khi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến pháp luật.

Khái niệm quy phạm pháp luật là gì?

 

>> Khái niệm quy phạm pháp luật là gì? Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Khái niệm Quy phạm pháp luật được pháp luật định nghĩa cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Theo đó, quy phạm pháp luật được hiểu là quy tắc xử sự chung, có tính chất bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với bất kỳ đối tượng nào (cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức, …) trong phạm vi cả nước hoặc trong đơn vị hành chính nhất định.

Quy phạm pháp luật được cá nhân, cơ quan có thẩm quyền mà pháp luật quy định ban hành và những quy phạm đó được Nhà nước bảo đảm thực hiện trên thực tế. Quy phạm pháp luật được ban hành/thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của pháp luật thành quy tắc xử sự chung mà mọi người phải tuân theo quy tắc xử sự đó khi gặp trường hợp cụ thể do Nhà nước quy định.

Việc xử sự đó được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Tức là, cá nhân, tổ chức trong trường hợp nhất định mà Nhà nước quy định nhưng không xử sự theo quy tắc được quy định sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Đây cũng là đặc điểm nổi bật nhất của quy phạm pháp luật để phân biệt với những quy phạm xã hội khác như: đạo đức, tập quán, tục lệ, …

Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất để cấu thành hệ thống pháp luật. Đó là quy tắc xử sự chung và là chuẩn mực để mọi người phải tuân theo, cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người.

Thông qua các quy phạm pháp luật, ta có thể đánh giá được hành vi nào là hành vi trái với quy định pháp luật, hành vi nào là đúng với quy định pháp luật trong từng tình huống cụ thể.

Cấu trúc của quy phạm pháp luật

Cấu trúc của quy phạm pháp luật gồm 03 phần: phần giả định, phần nội dung và phần chế tài. Cụ thể như sau:

(1) Phần giả định

Phần này nêu ra tình huống cụ thể có thể xảy ra trên thực tế (về điều kiện, hoàn cảnh thực tiền) mà các cá nhân, tổ chức trong hoàn cảnh đó chịu sự tác động của pháp luật.

Tức là, phần giả định của quy phạm pháp luật sẽ nêu ra phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đó đối với cá nhân, tổ chức nhất định trong hoàn cảnh nhất định.

 

quy-pham-phap-luat-la-gi-8

 

Những hoàn cảnh, điều kiện được nêu ra tại phần này là những dữ liệu của Nhà nước về những tình huống đã, đang và sẽ xảy ra trên thực tiễn.

Những tình huống giả định có thể rất phong phú và đa dạng bao trùm hầu hết các lĩnh vực trong xã hội.

Ví dụ: những giả định liên quan đến giới tính, độ tuổi, dân tộc; hoặc liên quan đến hành vi của con người; liên quan đến thời gian, không gian; ….

(2) Phần nội dung

Đây chính là phần cốt lõi của một quy phạm pháp luật bất kỳ. Bộ phận này nêu ra cách ứng xử của các chủ thể khi gặp tình huống nêu ra ở phần giả định dưới hình thức được làm, không được làm, phải làm.

Tức là, Nhà nước đưa ra những chỉ dẫn về hành vi (cách xử sự) mang tính chất mệnh lệnh khi các cá nhân, tổ chức đang trong hoàn cảnh, điều kiện được mô tả tại phần giả định.

Tuy nhiên, đối với mỗi quy phạm pháp luật, tại phần nội dung, nhà làm luật không chỉ nêu ra một cách xử sự mà có thể nêu ra nhiều cách xử sử.

Đối với quy phạm pháp luật chỉ nêu ra một cách xử sự thì tổ chức, cá nhân không có quyền lựa chọn cách xử sự mà buộc phải xử sự theo hướng dẫn của Nhà nước khi gặp tình huống được mô tả tại quy phạm đó.

Nếu, trong trường hợp quy phạm nêu ra nhiều cách xử sự khác nhau thì cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn một trong những cách xử sự mà nhà nước đưa ra sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Phần nội dung được coi là trung tâm của một quy phạm pháp luật. Đây là phần thể hiện ý chí của Nhà nước đối với những cá nhân, tổ chức đang trong hoàn cảnh, điều kiện được mô tả tại phần giả định của quy phạm pháp luật.

Phần nội dung của quy phạm pháp luật được nêu ra dưới dạng mệnh lệnh như: cho phép, cấm, phải, thì, …. Thông qua phần nội dung của quy phạm pháp luật, các tổ chức, cá nhân nhận thức được hành vi được làm, không được làm hoặc phải làm khi đang trong tình huống mà pháp luật dự liệu.

Tức là, bộ phận quy định của quy phạm pháp luật nêu ra quyền được hưởng và nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện của các cá nhân, tổ chức khi gặp tình huống mà bộ phận giả định của quy phạm nó nêu ra.

(3) Phần chế tài

Chế tài là bộ phận thể hiện sâu sắc nhất tính cưỡng chế của Nhà nước, bộ phận này được đặt ra để đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh cách xử sự mà Nhà nước nêu ra tại phần nội dung.

Phần chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Các chủ thể sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc biện pháp xử phạt nào khi vi phạm pháp luật tức là thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện theo những hướng dẫn của Nhà nước khi gặp hoàn cảnh, điều kiện đã được nêu ra tại phần nội dung và phần giả định của quy phạm đó.

Tuy nhiên, để các chủ thể trong xã hội thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, phần chế tài phải được quy định một cách phù hợp đối với từng loại quy phạm pháp luật.

Nếu quá nhẹ sẽ không có tính chất răn đe dẫn đến các chủ thể này sẽ tiếp tục vi phạm, hoặc quá nặng sẽ dẫn đến những tình trạng tiêu cực trong xã hội, như thế việc thực hiện quy định pháp luật không những không đạt hiệu quả mà còn phản tác dụng.

Nhưng cần lưu ý rằng, không phải bất kỳ quy phạm pháp luật nào cũng đầy đủ 3 phần giả định, nội dung, và chế tài. Nội dung là phần cốt lõi của quy phạm pháp luật nên không thể thiếu trong mỗi quy phạm pháp luật. Còn đối với phần giả định và phần chế tài sẽ không có hai phần này.

Ví dụ về quy phạm pháp luật

>> Xem thêm: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND

 

– Ví dụ 1: Khoản 1 Điều 124 Bộ Luật Hình sự quy định như sau: “1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Phần giả định: Người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi.

Phần nội dung: Người mẹ không được phép giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi.

Phần chế tài: Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Ví dụ 2: Khoản 1 Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.” Quy phạm này không có phần giả định cũng như chế tài mà chỉ nêu ra phần nội dung là quyền có chỗ ở hợp pháp của công dân Việt Nam.

Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì?

 

>> Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì? Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Đặc điểm được hiểu là những điểm nổi bật, riêng biệt của đối tượng nào đó để phân biệt, so sánh bản chất, tình chất của đối tượng đó với những đối tượng khác. Theo đó, đặc điểm của quy phạm pháp luật là những tính chất, bản chất của quy phạm pháp luật.

Từ những đặc điểm này có thể phân biệt được quy phạm pháp luật với những quy phạm xã hội khác như: đạo đức, tập quán, lệ làng, nội quy,…

 

(1) Quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành

Mỗi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều bao gồm những quy phạm pháp luật để điều chỉnh các lĩnh vực trong xã hội. Mỗi văn bản đều có nội dung và mục đích khác nhau để phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Ví dụ như: văn bản hướng dẫn, văn bản thay thế, văn bản sửa đổi, văn bản bổ sung quy phạm pháp luật.

Trong hệ thống cơ quan Nhà nước, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có thẩm quyền ban hành Hiến pháp, Luật và Bộ luật.

Ngoài ra, những cơ quan quyền lực khác (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp cũng có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật trong lĩnh vực mà mình quản lý đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý đối với những quy phạm pháp luật mà mình ban hành.

Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng không đồng nhất với việc bất kỳ văn bản nào do cơ quan đo ban hành cũng là văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Chính phủ ban hành Nghị định là ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng Quyết giải quyết tố cáo do Chính phủ ban hành thì không được coi là văn bản quy phạm pháp luật

 

(2) Quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, được Nhà nước đảm bảo thực hiện

 

Như trên đã phân tích, quy phạm pháp luật nêu ra quy tắc xử sự chung của các cá nhân, tổ chức khi gặp hoàn cảnh, điều kiện mà Nhà nước dự liệu và được mô tả trong quy phạm pháp luật.

Để đảm bảo các quy phạm pháp luật được ban hành phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trên thực tế, Nhà nước đã ban hành nhiều biện pháp chế tài khác nhau để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài việc ban hành các quy phạm pháp luật về chế tài, Nhà nước còn trao quyền lực cho những cơ quan thực thi pháp luật để đảm bảo tính bắt buộc đối với mỗi quy phạm pháp luật như: cơ quan Công an, Tòa án, cơ quan thi hành án, …

Những cơ quan được trao thẩm quyền sẽ được phép áp dụng những biện pháp xử lý được quy định trong các quy phạm pháp luật khi các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

 

quy-pham-phap-luat-la-gi-3

(3) Quy phạm pháp luật được quy định tai văn bản quy phạm pháp luật và được thể hiện dưới hình thức nhất định được pháp luật quy định

Các quy phạm pháp luật được quy định tại các văn bản luật hoặc văn bản dưới luật, được cấu thành dựa theo hai yếu tố: tên gọi, thể thức văn bản.

Về tên gọi, quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các văn bản luật/dưới luật với nhiều tên gọi khác nhau dựa trên các lĩnh vực mà các quy phạm pháp luật đó tác động tới.

Ví dụ: Luật Hôn nhân và Gia đình là văn bản luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và quan hệ gia đình. Nghị định 100/2019/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

 

Ngoài ra, còn rất nhiều loại hình văn bản quy phạm pháp luật khác như: Hiến pháp, Bộ luật, Quyết định, Pháp lệnh, Thông tư, …

Về thể thức, quy phạm pháp luật được trình bày trong các văn bản theo một nguyên tắc, thể thức nhất định theo để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các quy phạm pháp luật và sự thống nhất giữa hình thức và nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.

(4) Quy phạm pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể, chức năng điều chỉnh hành vi, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị: Trong mỗi quy phạm pháp luật luôn chứa đựng ý chí của Nhà nước – đại diện cho quyền lực của Nhân dân thông qua các quy phạm pháp luật cấm thực hiện, cho phép thực hiện, bắt buộc thực hiện,…

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

 

>> Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Hiểu một cách đơn giản, văn bản quy phạm pháp luật là “nơi chứa đựng” các quy phạm pháp luật. Dưới đây là những phân tích cụ thể về văn bản quy phạm pháp luật.

Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật là gì?

 

>> Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật là gì? Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo trình tự, thủ tục và hình thức mà pháp luật quy định.

Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật nên chúng cũng chứa đựng các quy tắc xử sự chung, mang tính chất bắt buộc chung đối với các đối tượng trong xã hội, thể hiện ý chí của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện trên thực tiễn bằng quyền lực Nhà nước.

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

 

>> Xem thêm: Hồi tố là gì? Áp dụng hồi tố trong văn bản quy phạm pháp luật

 

Chỉ có cơ quan Nhà nước mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên không phải cơ quan nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban hành tất cả các loại văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ được phép ban hành một, một số loại văn bản quy phạm pháp luật nhất định theo thẩm quyền của mình. Cụ thể như sau:

(1) Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước

– Quốc hội: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, nghị quyết;

– Ủy ban thường vụ quốc hội: Nghị quyết liên tịch; Nghị quyết, pháp lệnh;

– Hội đồng nhân dân các cấp: Nghị quyết.

(2) Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định.

(3) Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước

– Chính phủ: Nghị quyết liên tịch, Nghị định;

– Thủ tướng chính phủ: Quyết định;

– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư, Thông tư liên tịch;

– Tổng kiểm toán Nhà nước: Quyết định;

– Ủy ban Nhân dân các cấp: Quyết định.

(4) Hệ thống cơ quan tư pháp Nhà nước

– Hội đồng thẩm phán của Tòa án Nhân dân tối cao: Nghị quyết;

– Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao: Thông tư, Thông tư liên tịch;

– Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư, Thông tư liên tịch.

Ngoài ra, mỗi cơ quan, cá nhân chỉ có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật trong lĩnh vực mà mình quản lý.

Ví dụ:

– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ chỉ có thẩm quyền ban hành Thông tư/ Thông tư liên tịch bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường.

– Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền ban hành Nghị quyết bao gồm các quy phạm pháp luật có phạm vi áp dụng trong địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật là gì?

 

>> Xem thêm: Quy phạm xã hội là gì? Quy phạm pháp luật có đặc điểm gì?

 

Không chỉ quy định về hình thức, nội dung và thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tại Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định về ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể như sau:

– Ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật phải là tiếng Việt;

– Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông và cách diễn đạt các quy phạm pháp luật phải dễ hiểu, rõ ràng tránh rườm rà, phức tạp;

– Mỗi văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không được quy định một cách chung chung, không được lặp lại các quy phạm pháp luật đã được ban hành tại các văn bản khác;

– Mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật đều phải có tên và phải được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật.

Không được phép quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.

Các loại quy phạm pháp luật

 

>> Các loại quy phạm pháp luật. Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Tùy vào từng yếu tố, các quy phạm pháp luật có thể được chia thành nhiều loại như sau:

(1) Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của quy phạm pháp luật

– Quy phạm pháp luật hành chính: đây là những quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính Nhà nước.

– Quy phạm pháp luật dân sự: đây là những quy phạm quy định các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự.

– Quy phạm pháp luật hình sự: đây là những quy phạm pháp luật được thể hiện thông qua các quy định của luật về các hành vi phạm tội, hình phạt,

 

quy-pham-phap-luat-la-gi-5

 

(2) Căn cứ vào hình thức thể hiện mệnh lệnh trong quy phạm pháp luật

– Quy phạm pháp luật dứt khoát: đối với loại quy phạm pháp luật này, tại phần nội dung của quy phạm chỉ nêu ra một cách xử sự một cách rõ ràng mà chủ thể bắt buộc phải thực hiện theo mà không có sự lựa chọn.

– Quy phạm pháp luật tùy nghi: đối với loại quy phạm pháp luật này, tại phần nội dung của quy phạm nêu ra nhiều cách xử sự và pháp luật cho phép chủ thể lựa chọn cho mình một cách xử sự từ những cách đã nêu sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân;

– Quy phạm pháp luật hướng dẫn: đối với quy phạm pháp luật này, tại phần nội dung của quy phạm không nêu ra cách xử sự nhất định mà chỉ đưa ra những lời khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định, trong hoàn cảnh nhất định.

(3) Căn cứ vào cách trình bày quy phạm pháp luật

– Quy phạm pháp bắt buộc: phần quy định của quy phạm buộc chủ thể phải thực hiện một số hành vi nhất định (quy định về nghĩa vụ).

– Quy phạm pháp luật cấm đoán: phần quy định của quy phạm cấm chủ thể không được thực hiện một số hành vi nhất định (quy định cấm).

– Quy phạm pháp luật cho phép: phầịnh mà pháp luật không cấm hoặc cho phép làmn quy định của quy phạm này cho phép chủ thể có thể xử sự theo những cách thức nhất đ (quy định về quyền).

(4) Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật

– Quy phạm pháp luật nội dung: trong quy phạm này xác định các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm của các chủ thể pháp luật.

– Quy phạm pháp luật hình thức (thủ tục): các quy phạm này nêu ra những thủ tục để các chủ thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý hay tiến hành áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc cụ thể trên thực tiễn.

(5) Căn cứ vào tính chất lĩnh vực quan hệ xã hội pháp luật điều chỉnh

– Quy phạm pháp luật công pháp: bao gồm các quy phạm điều chỉnh những quan hệ pháp luật giữa những cơ quan Nhà nước với nhau; giữa cơ quan nhà nước với tư nhân, liên quan đến lợi ích chung của Nhà nước và lợi ích chung của cộng đồng.

– Quy phạm pháp luật tư pháp: bao gồm các quy phạm điều chỉnh những quan hệ pháp luật giữa tư nhân với nhau, liên quan đến lợi ích riêng tư của tư nhân.

Pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Pháp luật không thể hiện một cách rời rạc, tùy ý mà được xây dựng thành hệ thống pháp luật.

Trong đó, quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật là là yếu tố cơ bản nhất để hình thành hệ thống pháp luật. Đối với mỗi quốc gia, bao gồm việt Nam, hệ thống pháp luật có thể bao gồm hàng chục nghìn, trăm nghìn các văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Khái niệm Quy phạm pháp luật và các vấn đề liên quan”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình.

Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 19006174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp