Rút đơn khởi kiện dân sự có được không? Hậu quả như thế nào?

Rút đơn khởi kiện dân sự được hiểu là hành động của người đơn khi họ quyết định không tiếp tục đưa vụ việc của mình ra tòa án hoặc hủy bỏ quyết định khởi kiện ban đầu. Điều này có thể xảy ra khi người đơn thay đổi ý kiến, đạt được thỏa thuận ngoài tòa hoặc không muốn tiếp tục tranh chấp pháp lý. Vậy, Bộ luật tố tụng dân sự quy định như thế nào về việc rút đơn khởi kiện vụ án dân sự? Hậu quả pháp lý sau khi rút đơn khởi kiện là gì?….

Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Rút đơn khi khởi kiện dân sự” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>>Luật sư hướng dẫn miễn phí về việc rút đơn khởi kiện dân sự? Gọi ngay: 1900.1674

Đơn khởi kiện dân sự là gì?

Đơn khởi kiện dân sự được hiểu là văn bản ghi nhận yêu cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức đề nghị TAND có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính. 

rut-don-khoi-kien-dan-su-3

>>>Luật sư giải đáp miễn phí đơn khởi kiện dân sự là gì? Gọi ngay: 1900.1674

Đã khởi kiện rồi có rút đơn khởi kiện dân sự có được không?

Theo nguyên tắc chung về tố tụng được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự, các bên có quyền quyết định và tự định đoạt một số vấn đề liên quan đến yêu cầu khởi kiện. Trong đó, quy định này nêu ra rằng: đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc tự thỏa thuận với nhau một cách hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội. Việc rút đơn khởi kiện được thực hiện theo từng giai đoạn thụ lý và giải quyết vụ án như sau: 

(1) Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án

Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án, người khởi kiện có quyền rút đơn khởi kiện và đây là căn cứ để Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện cho người có yêu cầu. 

(2) Giai đoạn phiên tòa sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 243, khi mở phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn hoàn toàn có quyền rút yêu cầu khởi kiện của mình thông qua thủ tục hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện. Điều này này được thể hiện thông qua việc chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề sau đây:

– Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình hay không.

– Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của mình hay không.

– Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập của mình hay không.

(3) Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên đơn có quyền rút đơn khởi kiện/ yêu cầu khởi kiện tại thời điểm trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nhưng phải có sự đồng ý của bị đơn. Cụ thể như sau:

– Trường hợp bị đơn không đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;

– Trường hợp bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Đồng thời, Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Đối với trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm mà pháp luật quy định.

Lưu ý: Trong trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (theo quy định nêu trên) thì nguyên đơn hoàn toàn có quyền khởi kiện lại vụ án (khởi kiện lại từ đầu) theo thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

rut-don-khoi-kien-dan-su-2

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về việc đã nộp đơn khởi kiện dân sự có rút được không? Gọi ngay: 1900.1674

Mẫu đơn đề nghị rút đơn khởi kiện dân sự

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…..ngày…..tháng…..năm.….        

ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT ĐƠN KHỞI KIỆN 

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………………………………..

1. NGUYÊN ĐƠN:

Tôi là:………………………………………Sinh năm:……………………………….

CMND/CCCD số:…………………Nơi cấp:…………………………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………..

Điện thoại:…………………………………………………………………………….

2. BỊ ĐƠN:

Ông (bà):………………………… Sinh năm:…………………………………………..

CMND/CCCD số:…………… Nơi cấp:……………………………………………….

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………..

Về việc …………………do TAND …………………thụ lý giải quyết.

3. NỘI DUNG VỤ VIỆC

– Tóm tắt cụ thể nội dung vụ việc.

……………………………………………………………………………………………

4. NỘI DUNG YÊU CẦU

Do vậy, nay bằng đơn này tôi xin được rút đơn khởi kiện.

………………………………………………………………………………………………

Kính mong Quý Tòa xem xét chấp thuận và ra Quyết định đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn!

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về nội dung đơn đề nghị rút đơn khởi kiện vụ án dân sự. Gọi ngay: 1900.1674

Hậu quả khi rút đơn khởi kiện dân sự

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện của mình, bộ phận tiếp nhận đơn của TAND sẽ tiếp nhận đơn khởi  kiện. Trong thời hạn 03 ngày, Chánh án TAND phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Sau đó, trong thời hạn 05 ngày, Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và một trong những quyết định sau đây:

– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện để phù hợp với quy định pháp luật.

– Tiến hành thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì chuyển đơn khởi kiện cho TAND có thẩm quyền hoặc thông báo cho người khởi kiện.

– Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Như vậy, sau khi xem xét, Thẩm phán ra quyết định thụ lý vụ án nếu đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Sau khi thụ lý, nếu nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện/ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự theo quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Sau khi đình chỉ, Tòa án thực hiện xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ (kèm theo đơn khởi kiện) cho đương sự nếu có yêu cầu.  Bên cạnh đó, khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án sẽ chụp sao lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu. 

rut-don-khoi-kien-dan-su-1

>>>Xem thêm: Thủ tục rút đơn khởi kiện dân sự theo quy định hiện nay 

Dịch vụ luật sư hướng dẫn thủ tục rút đơn khởi kiện

Trên thực tế, không ít các trường hợp khi người khởi kiện đã gửi đơn khởi kiện thể hiện các yêu cầu khởi kiện của mình cho Tòa án nhưng sau đó lại thay đổi, không muốn khởi kiện nữa vì nhiều lý do khác nhau. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện có quyền rút đơn khởi kiện của mình trong các giai đoạn của vụ án: từ khi thụ lý đến khi mở phiên tòa (sơ thẩm, phúc thẩm để giải quyết vụ án).

Việc rút đơn không thể được thực hiện một cách bừa bãi, không có nguyên tắc mà phải thực hiện theo trình tự, thủ tục Luật định. Tuy nhiên, không phải bất cứ chủ thể nào cũng nắm rõ được các quy định pháp luật về vấn đề này dẫn đến việc rút đơn khởi kiện tưởng chừng như đơn giản lại vô cùng khó khăn và tốn rất nhiều thời gian. 

Vì vậy, khi có yêu cầu rút đơn khởi kiện, Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ Luật sư hướng dẫn thủ tục rút đơn khởi khởi kiện dân sự tại Tổng Đài Pháp Luật. Khi sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ của công ty chúng tôi vì những lý do sau: 

– Tiết kiệm thời gian, chi phí hoàn thành thủ tục;

– Được hỗ trợ bởi đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm tham gia các vụ án lớn; 

– Được tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề rút đơn khởi kiện;

– Cam kết bảo mật thông tin khách hàng. 

Như vậy, theo quy định pháp luật, người khởi kiện (nguyên đơn) hoàn toàn có quyền rút đơn khởi kiện/ yêu cầu khởi kiện của mình trong các giai đoạn giải quyết vụ án. Khi yêu cầu rút đơn khởi kiện của người khởi kiện (nguyên đơn) được chấp thuận, Tòa án trả lại đơn khởi kiện (trong giai đoạn thụ lý vụ án) hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án (nếu trong giai đoạn giải quyết).

Sau khi rút đơn khởi kiện, người khởi kiện vẫn có thể khởi kiện vụ án lại từ đầu theo trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. 

>>>Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện là gì theo quy định Bộ luật Dân sự 2015?

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề Rút đơn khởi kiện dân sự và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp