Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh là một trong những tranh chấp diễn ra phổ biến hiện nay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên những tranh chấp này nhìn chung sẽ rất phức tạp và các bên sẽ rất khó thỏa thuận trên thực tế. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến hành vi xây nhà làm nứt nhà bên cạnh.
>>> Liên hệ với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Pháp Luật để được nhận hỗ trợ trực tiếp và miễn phí qua hotline 1900.6174
Thế nào là xây nhà làm nứt nhà bên cạnh?
Sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc của các cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, giao thông… mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của chính những người dân trong khu dân cư đó, cụ thể là tình trạng nhà ở. Vì vậy, hiện tượng xây nhà quá sát với nhà hàng xóm, làm vỡ tường nhà hàng xóm không còn hiếm lạ ở các khu vực có mật độ dân số cao như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Thông thường, hiện tượng xây nhà làm ảnh hưởng nhà bên cạnh có thể nhận thấy bằng mắt thường, thông qua các biểu hiện như:
– Xây nhà làm nứt tường, nứt vách, gây thấm nước, dột nhà liền kề.
– Xây nhà dựng tường làm hở dầm móng, ảnh hưởng đến liên kết giữa tường và đất nền nhà liền kề.
– Làm vỡ, nứt, đứt đường ống nước và đường dây điện nhà liền kề.
– Xây nhà làm móng gây sụt lún, đội lên, làm nghiêng hoặc lún nhà bên cạnh.
– Máy móc thiết bị làm ổn nghiêm trọng hoặc vật liệu xây dựng rơi vương vãi.
Hiện tượng này được coi là nguy hiểm đối với những người dân đang sinh sống trong nhà bị nứt và thậm chí cả khu vực xung quanh.
>>> Xem thêm: Xây nhà lấn sang đất liền kề xử lý như thế nào ?
Nguyên nhân của việc xây nhà làm nứt nhà bên cạnh
Có nhiều lý do khiến hiện tượng xây nhà làm nứt nhà bên cạnh xảy ra, nhưng việc xây nhà làm nứt nhà bên cạnh thường đến từ 02 nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân chủ quan của việc xây nhà làm nứt nhà bên cạnh
Việc xây nhà làm nứt nhà bên cạnh có thể đến từ các nguyên do chủ quan sau:
1. Ảnh hưởng từ quá trình thi công:
– Đào móng: Việc đào móng sâu có thể làm thay đổi cấu trúc nền đất, dẫn đến sụt lún và gây nứt nhà bên cạnh.
– Ép cọc: Quá trình ép cọc tạo ra rung động mạnh, ảnh hưởng đến kết cấu nhà lân cận, dẫn đến nứt tường, sàn nhà.
– Sử dụng máy móc: Việc sử dụng máy móc hạng nặng trong quá trình thi công có thể tạo ra rung động và tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến kết cấu nhà bên cạnh.
2. Chất lượng thi công:
– Vật liệu xây dựng: Sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn có thể dẫn đến nứt tường, sàn nhà sau một thời gian sử dụng.
– Kỹ thuật thi công: Kỹ thuật thi công sai lệch, không đúng quy chuẩn có thể dẫn đến nứt tường, sàn nhà do kết cấu không đảm bảo.
3. Khác biệt về kết cấu:
– Chất liệu xây dựng: Hai ngôi nhà sử dụng các loại vật liệu xây dựng khác nhau có thể dẫn đến sự co giãn không đồng đều, gây nứt tường sau một thời gian.
– Kết cấu móng: Hai ngôi nhà có kết cấu móng khác nhau (móng nông, móng cọc) có thể dẫn đến sự chênh lệch về độ lún, gây nứt tường.
4. Nguyên nhân khác:
– Tuổi thọ nhà: Nhà cũ, xuống cấp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, dẫn đến nứt tường.
– Tác động từ bên ngoài: Việc đào hố, san lấp gần nhà có thể ảnh hưởng đến kết cấu nền đất, dẫn đến nứt tường.
Nguyên nhân khách quan của việc xây nhà làm nứt nhà bên cạnh
Ngoài những nguyên nhân chủ quan do con người như trên thì môi trường cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình nhà đất tại Việt Nam. Cụ thể:
– Khí hậu: Sự biến đổi khí hậu như mưa nắng, nóng lạnh bất thường… đều có thể ảnh hưởng đến kết cấu nhà, dẫn đến nứt tường, nứt sàn…
– Chất lượng đất: Đặc điểm địa chất của nước ta khá đặc thù bởi dưới lớp đất sét có một tầng bùn khá sâu nên xây những ngôi nhà cao tầng sẽ gây ra mối nguy hiểm lớn như dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh.
>>> Tư vấn miễn phí về việc “Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh”, liên hệ 1900.6174
Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh, bồi thường như thế nào?
Quy định về đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng nhà, công trình?
Điều 115 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình như sau:
“An toàn trong thi công xây dựng công trình
1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.
2. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn, có sự cố gây mất an toàn công trình; phối hợp với các nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.
3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình; tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình; rà soát biện pháp bảo đảm an toàn định kỳ, đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế thi công trên công trường.
4. Trường hợp vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn đã được chấp thuận để kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng.
5. Máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.”
Như vậy, để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng nhà, công trình thì người thầu thi công công trình, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng cần phải có các trách nhiệm được quy định tại Điều 115 nêu trên.
Bên cạnh đó, máy thiết bị, vật tư phục vụ thi công xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.
>>> Liên hệ 1900.6174 để được hướng dẫn chi tiết về “Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh”
Quy định về việc xây dựng nhà và bồi thường thiệt hại
Tại điều 174 Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng, cụ thể:
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản sẽ phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn. Không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật quy định, không được xâm phạm đến quyền cũng như lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Đồng thời, Điều 605 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa hoặc công trình xây dựng gây ra, cụ thể:
Chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hoặc người được giao sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng sẽ phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa hoặc công trình xây dựng đó gây thiệt hại cho người khác. Trong trường hợp người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa hoặc công trình gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Như vậy, căn cứ theo những quy định trên có thể thấy pháp luật về dân sự hiện hành có quy định nếu trong trường hợp xây dựng nhà nhưng gây thiệt hại cho những bất động sản liền kề thì phải tiến hành bồi thường. Nếu người thi công ngôi nhà đó có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
>>> Tư vấn miễn phí về Quy định xây dựng nhà và bồi thường thiệt hại khi “Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh” qua hotline 1900.6174
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được nêu tại Điều 585 Bộ luật Dân sự:
- Thiệt hại phải là thiệt hại thực tế và thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường 01 lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người phải bồi thường có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Nếu mức bồi thường không phù hợp với thực tế, bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Nếu bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
>>> Đường dây nóng 1900.6174 hướng dẫn nhanh chóng, chính xác về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi “Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh”
Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh bồi thường như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật dân sự 2015 thì khi tiến hành xây dựng nhà ở chủ nhà phải đảm bảo an toàn, không được xây vượt quá độ cao cũng như khoảng cách mà pháp luật quy định đồng thời cũng không được xâm phạm đến quyền cũng như lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản hoặc bất động sản liền kề và xung quanh trong đó có việc đảm bảo sự toàn vẹn về công trình xây dựng của hàng xóm chẳng hạn như không được làm nứt, đỏ, lún… tường nha của hàng xóm.
Việc xây nhà làm nứt nhà bên cạnh đồng nghĩa với việc chủ nhà đang xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Theo đó lúc này theo quy định, chủ nhà sẽ phải chịu mức phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Mức phạt này sẽ phụ thuộc vào tình trạng và mức độ ảnh hưởng của nhà liền kề.
Cụ thể, những trường hợp xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề, cụ thể là xây nhà làm nứt nhà bên cạnh sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với nhà ở riêng lẻ tại vùng nông thôn, phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
– Đối với các công trình xây dựng tại khu đô thị, phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu khi vi phạm.
– Đối với các công trình xây dựng có báo cáo kinh tế, kỹ thuật và những công trình có lập dự án đầu tư, phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Trong trường hợp xây dựng nhà ở gây nguy cơ sụp đổ các công trình lân cận, hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người khác thì người vi phạm sẽ phải chịu trách niệm về dân sự. Mức bồi thường sẽ do hai bên tự thoả thuận. Nếu hai bên không thể thống nhất thì Toà án nhân dân các cấp sẽ can thiệp và giải quyết.
Ngoài ra, việc bồi thường khi xây nhà làm nứt nhà bên cạnh còn được quy định tại khoản 2 và Khoản 4 Điều 30 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:
“2. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;\
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc bổ sung phương tiện, biện pháp che chắn theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
- Buộc bồi thường thiệt hại theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 2 điều này.”
>>> Hướng dẫn trực tiếp, cụ thể xử lí “Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh”, liên hệ ngay 1900.6174
Câu hỏi liên quan khác
Những lưu ý để hạn chế tranh chấp khi xây dựng nhà ở
Những tranh chấp với những công trình bên cạnh trong quá trình xây dựng là những tranh chấp khó có thể tránh được bởi có rất nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tác động vào gây nên tranh chấp. Tuy nhiên để hạn chế cũng như tránh được những tranh chấp với công trình bên cạnh trong quá trình xây dựng các bạn có thể lưu ý đến một số điểm sau:
– Đầu tiên, trước khi tiến hành bất cứ một công trình xây dựng nào thì cần phải mời đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực khảo sát chất lượng công trình cũng như tiến hành thỏa thuận với nhà bên cạnh trong việc giám sát hiện trạng công trình để làm căn cứ đối chiếu khi có thiệt hại xảy ra.
Bởi vì trên thực tế sẽ có rất nhiều trường hợp công trình lân cận không hẳn là bị ảnh hưởng thì việc thi công tuy nhiên chủ nhà lại đổ lỗi cũng như đòi bồi thường thiệt hại với mục đích trục lợi bất chính. Việc này sẽ giúp cho chủ công trình sắp xây dựng có được những căn cứ để chứng minh những thiệt hại xảy ra có đúng xuất phát từ lỗi của bên mình hay không.
– Tiếp đó, khi tiến hành xây dựng công trình, chủ xây dựng phải nghiêm túc thực hiện theo các quy định về xây dựng cũng như các nội dung được cấp phép xây dựng thể hiện trong giấy phép xây dựng chẳng hạn như có các biện pháp để đảm bảo an toàn như che chắn, chống, đỡ,…
– Trong trường hợp phát hiện nhà hàng xóm có dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi việc thi công chủ xây dựng phải tiến hành tạm dừng ngay hoạt động thi công để tiến hành xác minh cũng như xem xét mức độ thiệt hại.
Khi đã xác minh được nguyên nhân cũng như mức độ thiệt hại các bên phải tiến hành thỏa thuận với nhau về phương án bồi thường kịp thời để tránh trường hợp để lâu thì thiệt hại sẽ nặng hơn, mức bồi thường cũng cao hơn, thậm chí có nhiều trường hợp phải xây lại toàn bộ công trình.
– Một lưu ý quan trọng đó là trong quá trình các bên thỏa thuận với nhau về nguyên nhân, mức độ cũng như cách thức, phương thức bồi thường thiệt hại thì mọi thỏa thuận sẽ phải được thể hiện bằng một bản cam kết hoặc một văn bản thỏa thuận có đầy đủ chữ ký của bên thiệt hại, bên gây thiệt hại cũng như những người làm chứng để tránh một trong hai bên thay đổi ý định gây bất lợi cho bên còn lại trong tương lai.
>>> Tư vấn miễn phí, chính xác về “Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh”. Gọi ngay 1900.6174
Xây nhà khi tường hàng xóm đã nứt sẵn thì phải làm sao?
Trên thực tế, có nhiều trường hợp khi xây nhà nhưng nhà kế bên đã có dấu hiệu xuống cấp sẵn như: nứt, vỡ…. Vì vậy, để hạn chế những rắc rối có thể xảy ra khi xây nhà, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
- Nhờ đơn vị giám định về chất lượng công trình xây dựng tư vấn, xem xét trước tường nhà hàng xóm, công trình lân cận đất nhà mình để đánh giá tình trạng thực tế.
- Trao đổi với hàng xóm trước về hiện trạng nhà, công trình của họ và hai bên ghi nhận hiện trạng, để trước khi xây có cơ sở chứng minh hiện trạng công trình lân cận.
- Thỏa thuận với nhà hàng xóm về các giải pháp liên quan trước khi xây nhà để phòng tránh trường hợp bị đổ lỗi khi tường nhà hàng xóm đã bị nứt, hư hỏng từ trước.
- Lập vi bằng có chứng cứ, hình ảnh, thông tin về công trình bên cạnh, phòng trường hợp có tranh chấp về sau.
>>> Tổng đài 1900.6174 hỗ trợ trực tiếp về “Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh”
Cách khắc phục tường bị nứt do hàng xóm xây nhà
Khi phát hiện tường nhà hoặc sàn nhà có dấu hiệu bị nứt, vỡ… trong quá trình hàng xóm bên cạnh đang thi công xây dựng, Tổng Đài Pháp Luật đề xuất bạn nên:
Thông báo với hàng xóm để hai bên cùng thoả thuận về các khắc phục cũng như mức bồi thường phù hợp.
– Nếu hàng xóm chấp nhận việc bồi thường thì tuỳ vào tình trạng của công trình mà việc xử lí có thể diễn ra khác nhau.
Cụ thể:
+ Nếu công trình mới chỉ đào hố móng, chưa đổ bê tông, bạn nên yêu cầu hàng xóm che chắn đất và chống tường cho nhà mình ngay lập tức.
+ Nếu phần móng nhà đã đổ bê tông, bạn nên đợi đến khi hoàn tất xây dựng, sau đó mới triển khai sửa chữa. Có những phương án xử lý khác nhau như sau:
Với những vết rạn nứt nhỏ, chân chim, giải pháp khắc phục là đục vữa trên tường, vệ sinh, tưới ẩm và để khô. Sau đó dùng keo chuyên dụng để xử lý khe nứt và trát vữa. Khoảng 5- 7 ngày tiếp theo bạn sơn khu vực này để màu sắc đồng bộ với tổng thể ngôi nhà.
Với những vết nứt lớn và sâu vào phần gạch, bạn nên đục tường, trát một lớp mỏng xi măng lên bề mặt vết nứt, đặt tấm lưới thép chuyên dụng (lưới mắt cáo) lên, tiếp tục trát lớp xi măng thứ hai, sau đó trát vữa làm phẳng tường, đợi khô và sơn.
Với những vết nứt xé dọc đi kèm hiện tượng nhà bị nghiêng, gia chủ cần kiểm tra nền móng và gia cố lại trước. Sau đó mới đục tường, cấy sắt phi 12 hoặc 14 theo hình xương cá, tiếp tục đóng lưới mắt cáo vào vết nứt và tưới ẩm, trát vữa. Đợi từ 5 – 7 ngày rồi bạn sơn hoàn thiện tường.
Ngoài ra, trong quá trình chờ đợi khắc phục, bạn nên theo dõi thường xuyên tình trạng các vết nứt. Vết nứt ngày càng sâu và lan rộng mà không kiểm soát được sẽ khiến nhà bị thấm dột mỗi khi trời mưa, gạch vữa rơi xuống gây mất an toàn cho người ở. Nếu không được gia cố kịp thời sẽ gây ra tình trạng nhà bị đứt gãy và nặng hơn có thể gây sập nhà.
– Nếu hàng xóm không chấp nhận bồi thường và xảy ra tranh chấp, bạn nên liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Lúc này, Toà án nhân dân sẽ can thiệp để xử lí và đưa ra mức phạt phù hợp với hành vi gây ảnh hưởng của nhà hàng xóm.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về “Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh”, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh”. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp các bạn dễ dàng hơn trong quá trình giải quyết những tranh chấp liên quan đến xây dựng công trình trên thực tế. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |