Đất đang tranh chấp có được thu hồi không?

Đất đang tranh chấp có được thu hồi không? Từ xưa đến nay, đất đai luôn được xem là loại tài sản có giá trị khá lớn đối với những người dân. Đất đai cũng luôn đi kèm với nhiều thủ tục pháp lý, quy định pháp luật phức tạp và rắc rối.

Một trong những vấn đề mà Tổng Đài Pháp Luật  nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến đất đai đang có xảy ra tranh chấp thì người sử dụng đất có được thực hiện các quyền và nghĩa vụ như bình thường không. Vì vậy, ngay bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật xin cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề Đất đang tranh chấp có được thu hồi không?

>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!

Đặt Lịch Tư Vấn

Đất đang tranh chấp là gì?

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2024, tranh chấp đất đai được định nghĩa là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai có tính chất đa dạng và phạm vi rộng trong xã hội.

Đất đang có tranh chấp ảnh hưởng đến các quyền của người sử dụng đất:

1. Không thể thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp:
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất muốn thực hiện các quyền như chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Điều kiện cơ bản là mảnh đất không được có tranh chấp. Do đó, khi đất đang có tranh chấp, người sử dụng đất không được thực hiện các quyền nêu trên.

2. Không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu:
Theo Điều 100 và Điều 101 Luật Đất đai 2024, điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ) bao gồm việc đất không có tranh chấp, áp dụng cho cả trường hợp đất có giấy tờ và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Do đó, đất đang có tranh chấp không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

3. Bị từ chối xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận:
Theo khoản 11 Điều 11 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT (được sửa đổi, bổ sung theo quy định hiện hành), cơ quan tiếp nhận hồ sơ có quyền từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận nếu nhận được văn bản xác minh từ cơ quan có thẩm quyền cho biết mảnh đất hoặc tài sản gắn liền với đất đang có tranh chấp.

4. Quyền lợi bị hạn chế khi xác định lại diện tích đất:
Theo khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2024, trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc

dat-dang-tranh-chap-co-duoc-thu-hoi-khong

Đất như thế nào được coi là đất đang tranh chấp?

Đất đang xảy ra tranh chấp có thể được hiểu là loại đất đang trong tình trạng phát sinh tranh chấp giữa người sử dụng đất hợp pháp của mảnh đất với Nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức khác; tranh chấp giữa những người sử dụng chung diện tích đất đó với nhau hay là tranh chấp giữa những người có chung quyền sử dụng đất với nhau. Họ tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và những tài sản gắn liền với đất hoặc quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. Có thể hiểu theo cách khác, đất đang có tranh chấp là đất tranh chấp giữa hai cá nhân hoặc cá nhân với tổ chức, Nhà nước chưa xác định được ai mới là người sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm đó. 

Căn cứ Luật Đất đai năm 2024, tranh chấp đất đai được quy định rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong mối quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai khá đa dạng, phạm vi rất rộng và được xảy ra  khá phổ biến trong xã hội. 

Tranh chấp đất đai thường được chia làm 03 dạng cơ bản: 

Tranh chấp về quyền sử dụng đất:

Tranh chấp của các bên về quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một mảnh đất. Thường là tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất trong các quan hệ thừa kế hay tặng cho, tranh chấp đòi lại đất, thu hồi đất giữa cá nhân với Nhà nước,….

Tranh chấp quyền và nghĩa vụ được phát sinh trong quá trình sử dụng đất:

Xảy ra khi các chủ thể tạo lập giao dịch dân sự mua bán đất đai về quyền sử dụng đất với nhau gồm tranh chấp đất đai giữa các cá nhân trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê đất đai, tranh chấp liên quan đến việc giải phóng mặt bằng,…..

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất:

Đây là một dạng tranh chấp không phổ biến bằng hai dạng tranh chấp trên. Dạng tranh chấp này khá dễ để tìm ra cơ sở để giải quyết vấn đề. Cũng bởi vì trong quá trình phân cấp đất đai, các chỉ thể đã được phân và xác định mục đích sử dụng là gì. Tranh chấp này chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với mục đích đã đăng ký theo văn bản giao đất của Nhà nước hoặc sai so với thỏa thuận dân sự. 

Tóm lại, tranh chấp đất đai hay đất đang có tranh chấp đều được xảy ra vì những mâu thuẫn về quyền sử dụng đất thuộc về ai, quyền và nghĩa vụ phát sinh hay mục đích sử dụng đất giữa các cá nhân với nhau, cá nhân với tổ chức hoặc Nhà nước. Nội dung của tranh chấp đất đai cũng như phạm vi và chủ thể khá đa dạng. Đó có thể là lý do vì sao đất đai luôn là vấn đề rất khó giải quyết. 

>>> Thanh toán phí tư vấn hôm nay để nhận được giải pháp pháp lý tối ưu từ luật sư, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất!

Đặt Lịch Tư Vấn

Đất đang tranh chấp có được thu hồi không?

Những trường hợp bị Nhà nước ra quyết định thu hồi đất được quy định cụ thể trong khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013. Điển hình một vài lý do là nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội, lợi ích của quốc gia và công cộng; thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng; thu hồi đất do người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai;….

Có thể thấy, không có quy định pháp luật nào cấm Nhà nước thu hồi lại đất khi đất đai đang có tranh chấp. Dù là đất đang xảy ra tranh chấp nhưng rơi vào một trong các trường hợp bị thu hồi đất của Nhà nước theo quy định của Pháp luật đất đai thì đều sẽ bị thu hồi như bình thường. 

dat-dang-tranh-chap-co-duoc-thu-hoi-khong

Các trường hợp bị thu hồi đất

Căn cứ Luật Đất đai năm 2024, Nhà nước thu hồi đất được quy định là việc Nhà nước quyết định thu hồi lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước giao, cho thuê, trao quyền sử dụng đất hoặc thu hồi lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Những trường hợp bị Nhà nước ra quyết định thu hồi đất được quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2024. Cụ thể như sau:

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh:

Theo Luật Đất đai năm 2024, Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh đối với trường hợp sau:

– Xây dựng nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

– Xây dựng căn cứ quân sự;

– Xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Xây dựng ga, cảng quân sự;

– Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể dục – thể thao phục vụ trực tiếp cho mục đích quốc phòng, an ninh;

– Xây dựng kho để tàng trữ vũ khí của lực lượng vũ trang nhân dân; 

– Lấy chỗ làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí hay bãi hủy vũ khí;

– Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện cho các chiến sĩ; bệnh viện, nhà an dưỡng cho lực lượng vũ trang nhân dân nước nhà;

– Xây dựng nhà giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An trực tiếp quản lý.

Thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội, lợi ích của quốc gia và công cộng:

Với mục đích này, Nhà nước quy định cụ thể tại Luật Đất đai năm 2024 bao gồm: 

– Thực hiện các dự án quan trọng của Quốc gia được Quốc hội ra quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;

– Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ đồng ý quyết định đầu tư  vào nhưng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp nhận nhưng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật. 

Thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng:

Theo Điều 63 Luật Đất đai năm 2024, căn cứ để thu hồi đất phục vụ cho đồng thời cả hai mục đích này là:

– Dự án đầu tư, xây dựng thuộc các trường hợp thu hồi đất đã được quy định tại Luật Đất đai năm 2024;

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm, quy hoạch đất chi tiết của cơ quan nhà nước cấp huyện phê duyệt;

– Thực hiện dự án theo tiến độ sử dụng đất. 

>>>Xem thêm: Tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài giải quyết như thế nào?

Thu hồi đất do người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai: 

Việc thu hồi đất do việc vi phạm pháp luật đất đai cần được quyết định, thể hiện cụ thể bằng hình thức văn bản. Những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai gây ra hậu quả thu hồi đất được quy định tại Điều 63 Luật Đất đai năm 2024 bao gồm: 

– Người được trao đất sử dụng không đúng với mục đích đất được đăng ký trước đây và đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng đất sai mục đích nhưng vẫn tiếp tục vi phạm;

– Cố ý hủy hoại đất, không thực hiện theo quy định bảo vệ đất, bảo vệ môi trường;

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;

– Đất đai bị cấm, không được phép chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của pháp luật Đất đai nhưng cố tính chuyển nhượng lại hoặc tặng cho người khác;

– Đất mà Nhà nước giao cho để quản lý nhưng quản lý kém để cho đất bị lấn, chiếm; 

– Người sử dụng đất không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt hành chính trước đó nhưng vẫn tiếp tục vi phạm;

– Đất với mục đích trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn quy định; 

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn quy định. 

Thu hồi đất vì bắt buộc phải chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người: 

Theo Luật đất đai năm 2024, các trường hợp bị thu hồi đất ở đây bao gồm: 

– Tổ chức được Nhà nước giao đất nhưng không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền nhưng tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc không còn có nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền theo hình thức thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, đã chuyển đi nơi khác hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất nữa;

– Cá nhân có quyền sử dụng đất đã chết nhưng không có người thừa kế;

– Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất mà không cần có quyết định thu hồi đất của Nhà nước;

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn, đã hết hạn nhưng không có nhu cầu gia hạn tiếp;

– Đất đai nằm trong khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

– Đất ở khu vực có nguy cơ bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng; bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thiên tai khác. 

Những trường hợp bị thu hồi đất đã được quy định rất cụ thể, chi tiết trong Luật Đất đai năm 2024 như đã nêu ở trên. Và thẩm quyền thu hồi đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp Huyện nơi có đất. 

>>> Thanh toán phí tư vấn hôm nay để nhận được giải pháp pháp lý tối ưu từ luật sư, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất!

Đặt Lịch Tư Vấn

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất tại tòa án, UBND

Theo quy định của pháp luật, tranh chấp về đất đai, nhà ở có thể được giải quyết theo ba hướng: hòa giải, đề nghị UBND cấp huyện/cấp tỉnh giải quyết, nộp đơn khởi kiện lên Tòa. Cụ thể như sau:

Hòa giải tranh chấp đất đai

1.1. Tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở 

Theo Luật Đất đai năm 2024 quy định về việc Nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự thỏa thuận để hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở. Tự hòa giải hoặc hòa giải thông qua cơ sở là một thủ tục Nhà nước khuyến khích chứ không phải là bắt buộc. 

1.2. Hòa giải bắt buộc tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024, nếu việc tự hòa giải hoặc hòa giải thông qua cơ sở không thành thì hai bên bắt buộc phải hòa giải với nhau tại UBND cấp xã nếu muốn giải quyết tranh chấp. Đây là thủ tục có tính chất bắt buộc trước khi muốn khởi kiện vụ án tại Tòa. 

Tuy nhiên, với những trường hợp tranh chấp về việc xác định ai là người sở hữu, ai có quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế, chia tài sản chung giữa vợ và chồng,… thì không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã bởi vì các tranh chấp này không được xem là tranh chấp đất đai. 

Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết tranh chấp 

– Căn cứ Luật Đất đai năm 2024, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay những giấy tờ minh chứng khác liên quan tại Điều 100 Luật này thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

– Một trong các bên có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền sau khi hòa giải không thành. Với tranh chấp giữa các hộ gia đình với nhau thì thẩm quyền thuộc về UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh; còn tranh chấp giữa các cá nhân với nhau thì thẩm quyền giải quyết thuộc về UBND cấp huyện. 

– Làm đơn khởi kiện lên Tòa án nơi có đất theo thủ tục tố tụng dân sự.

Khởi kiện tại Tòa án 

Luật Đất đai năm 2024 quy định đương sự được khởi kiện tại TAND với những trường hợp tranh chấp đất đai như sau:

Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Luật Đất đai năm 2024;

Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất đai như nhà ở, công trình xây dựng trên đất;

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Luật Đất đai năm 2024. 

Tóm lại, nếu muốn giải quyết tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp có thể lựa chọn các hình thức như hòa giải, khởi kiện tại Tòa hay đề nghị UBND các cấp có thẩm quyền giải quyết vấn đề của mình. 

>>> Thanh toán phí tư vấn hôm nay để nhận được giải pháp pháp lý tối ưu từ luật sư, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất!

Đặt Lịch Tư Vấn

dat-dang-tranh-chap-co-duoc-thu-hoi-khong

Đất đang tranh chấp thuộc diện bị thu hồi có được bồi thường không?

Căn cứ quy định tại Luật Đất đai năm 2024, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu hồi lại quyền sử dụng đất của người sử dụng đất được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. 

Nhà nước có thể thu hồi đất do nhiều mục đích khác nhau như: quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai,… Theo nguyên tắc, khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất đối với người sử dụng đất thì nếu xét đủ điều kiện thì họ sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật Đất đai. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định cụ thể về những trường hợp thu hồi được bồi thường và những trường hợp thu hồi đất nhưng không được bồi thường. 

Theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có nội dung rằng, trường hợp diện tích đất bị thu hồi đang có xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ của phần diện tích đất đang có tranh chấp đó sẽ được chuyển vào Kho bạc Nhà nước. Chờ đến khi tranh chấp đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả phần tiền bồi thường đó cho người sử dụng đất. 

Tóm lại, đối với đất đang có xảy ra tranh chấp sẽ không được hưởng ngay tiền bồi thường khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất. Bản chất là vẫn được nhận nhưng vụ tranh chấp phải được giải quyết xong thì người sử dụng đất mới nhận được tiền bồi thường. 

Ai sẽ được hưởng tiền bồi thường thu hồi đất nếu chủ sở hữu đã qua đời?

Theo Luật Đất đai năm 2024, bồi thường đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất cho phần diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất. 

Căn cứ Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rằng, di sản thừa kế gồm tài sản riêng của người chết hoặc phần tài sản nằm trong khối tài sản chung với người khác. Quyền sử dụng đất cũng được xem là một loại tài sản có thể thừa kế. Vì thế, trường hợp người sử dụng đất đã mất có được hưởng tiền bồi thường khi thu hồi đất thì khoản tiền này sẽ được xem là di sản thừa kế. 

Xét theo trường hợp, người sử dụng đất đã mất có người thừa kế, thì người đó sẽ nhận được tiền đền bù thu hồi đất. Còn trường hợp người sử dụng đất được hưởng tiền bồi thường nhưng không có người thừa kế thì phần tiền bồi thường đó thuộc về Nhà nước. 

>>> Thanh toán phí tư vấn hôm nay để nhận được giải pháp pháp lý tối ưu từ luật sư, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất!

Đặt Lịch Tư Vấn

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Đất đang tranh chấp có được thu hồi không? Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
Chat Zalo
Đặt Lịch