Đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất – Mẫu hiện hành năm 2022

Đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất dùng để công nhận quyền thừa kế và quyền sử dụng theo quy định của Pháp luật. Mẫu đơn này cần những thông tin gì? Xác nhận đơn xin thừa kế ở đâu? Con nuôi có được xin thừa kế quyền sử dụng đất của cha mẹ nuôi không?… Trong bài viết dưới đây, luật sư của Tổng đài Pháp luật sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về các vấn đề này. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn trực tuyến, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

>> Đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất mới nhất ? Gọi ngay 1900.6174

don-xin-thua-ke-quyen-su-dung-dat

Mẫu đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất mới nhất

 

Anh Thanh Bình (Thanh Hóa) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 40 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Thanh Hóa. Cách đây 10 năm, bố tôi có mua một mảnh đất ở đại lộ Lê Lợi, phường Lam Sơn. Tháng 6/2022, bố tôi qua đời vì tai nạn giao thông.

Trước khi mất, bố có để lại di chúc cho tôi thừa kế mảnh đất này. Bây giờ tôi muốn làm thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất. Nhưng tôi không biết viết đơn xin thừa kế như thế nào? Vậy luật sư có thể tư vấn cho tôi mẫu đơn mới nhất theo quy định hiện hành được không ạ? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Mẫu đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất. Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

MẪU ĐƠN XIN THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 

 

Download (DOCX, 19KB)

 

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Dưới đây là mẫu đơn mới nhất năm 2022, bạn có thể tham khảo.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

(Trường hợp thừa kế theo pháp luật mà người thừa kế là duy nhất)
Kính gửi: ……………………………………..

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ:

…..Giờ….phút, ngày…/…/….…

Quyển số ……, Số thứ tự……..

Người nhận hồ sơ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

I- KÊ KHAI NHẬN THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

(Xem hướng dẫn cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xoá, sửa chữa trên đơn)

1. Người xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất:

1.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa):……………………………………………………….

Năm sinh:……………………

CMND số:………………………cấp ngày……/…../……/…tại Công an tỉnh……………………..

Họ và tên vợ/chồng (Viết chữ in hoa) …………………………………

Năm sinh : ………………….

CMND số : …………………….cấp ngày……/…../……/……….. tại Công an tỉnh…………………………

1.2. Địa chỉ:……………………………………………

2. Người để thừa kế quyền sử dụng đất:

2.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa):…………………………………………….

2.2. Địa chỉ :………………………………………………………………………………………..

3. Thửa đất xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng:

3.1. Thửa đất số: …………………………..; 3.2. Tờ bản đồ số:……………………………

3.3. Địa chỉ tại: ………………………………………………………………………………………

3.4. Diện tích thửa đất:…………………m2; 3.5. Mục đích sử dụng đất:………………

3.6. Thời hạn sử dụng đất:……………………..

3.7. Nguồn gốc sử dụng đất :…………………………………

3.8. Tài sản gắn liền với đất:………………………………….

3.9. Nghĩa vụ tài chính về đất đai:…………………………

3.10. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

– Số phát hành:…………..(Số in ở trang 1 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

– Số vào sổ cấp GCN quyền sử dụng đất:……………; ngày cấp …../…../………

3.11. Giấy tờ khác:…………………………………………………….

4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thửa đất trên

– ………………………………………………………………………….

– ………………………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người để thừa kế trong việc sử dụng thửa đất mà tôi được nhận thừa kế.

……, ngày …. tháng … năm ……
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

II – CHỨNG THỰC CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

 

Ngày….. tháng…. năm …..
Cán bộ địa chính
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày….. tháng…. năm …..
TM. Uỷ ban nhân dân
Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)

 

Trên đây là mẫu đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về mẫu đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất, gọi ngay đường dây nóng 1900.6174 hoặc gửi câu hỏi qua email của Tổng đài Pháp luật để được luật sư tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin cứu xét đất đai chuẩn xác theo quy định 2022

Hướng dẫn viết đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất

 

Anh Bá Hùng (Sơn La) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, bố tôi có sở hữu một miếng đất rộng 500m2 nằm ở vị trí đắc địa tại tỉnh Sơn La. Nay bố tôi đột ngột qua đời mà không để lại di chúc gì, ông bà nội tôi mất cũng đã được hơn 3 năm.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi có quyền được thừa kế tài sản này không? Và luật sư có thể hướng dẫn tôi cách viết đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Hướng dẫn viết đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất chi tiết. Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề này với Tổng Đài Pháp Luật. Đội ngũ luật sư của chúng tôi đã xem xét và đưa ra phản hồi như sau:

Khi viết đơn, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

Đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất dùng trong trường hợp thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất không để lại di chúc và người nhận thừa kế là duy nhất.

– Để gửi đơn:

+ Đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường

+ Đối tượng tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận thừa kế: gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Điểm 1 khi ghi tên và địa chỉ của người xin đăng ký thừa kế:

+ Đối với cá nhân: điền đầy đủ họ và tên; năm sinh; số, ngày, nơi cấp CMND; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

+ Đối với người Việt Nam sang ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài: ghi họ và tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày cấp hộ chiếu và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch, địa chỉ tại Việt Nam.

+ Đối với hộ gia đình: điền họ và tên, năm sinh, số-ngày cấp-nơi cấp CMND của chủ hộ, ngày cấp sổ hộ khẩu, nơi đăng ký HKTT.

+ Đối với tổ chức: điền đầy đủ tên, số hiệu, ngày thành lập, giấy ĐKKD, giấy phép đầu tư của cơ quan NN có thẩm quyền; địa chỉ trụ sở

– Điểm 2 và điểm 3 về người thừa kế và thông tin thửa đất: điền đầy đủ tên người để thừa kế và thông tin về thửa đất giống như trên giấy xác nhận quyền sử dụng đất.

– Trường hợp tài sản gắn liền với đất đã đăng ký quyền sở hữu tài sản thì điền thông tin về tài sản như trên giấy chứng nhận.

– Người làm đơn phải ký, ghi rõ họ tên; đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên và chức vụ người viết đơn và có đóng dấu của tổ chức; trường hợp được ủy quyền viết đơn này thì phải ký, ghi rõ họ tên và ghi (được uỷ quyền).

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cách viết đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất, gọi ngay đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ.

 

mau-don-xin-thua-ke-quyen-su-dung-dat

 

Điều kiện viết đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất

 

Anh Quang Tuyến (Hà Nam) có câu hỏi:

Bố mẹ tôi có một mảnh đất ở Hà Nam, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tháng 4 vừa rồi, bố tôi qua đời đột ngột vì tai nạn giao thông nên chỉ kịp để lại di chúc miệng, có hàng xóm làm chứng. Bố đã nói sẽ để lại cho anh em chúng tôi mảnh đất này.

Anh em tôi đã viết đơn xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất nhưng khi nộp thì các cán bộ có nói là thiếu điều kiện nên chưa được xét duyệt. Vậy luật sư cho tôi hỏi điều kiện viết đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất là gì? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Điều kiện viết đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất là gì? Luật sư giải đáp 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về vấn đề bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin phép được giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 188 Luật đất đai 2013 về điều kiện thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất như sau:

+ Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp tất cả người nhận thừa kế đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài không thuộc đối tượng được phép mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất tại Việt Nam và trường hợp nhận thừa kế được đưa ra tại khoản 1 Điều 168 của Luật này

+ Đất không có tranh chấp

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

+ Trong thời hạn sử dụng đất

Bên cạnh đó, điều kiện để có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất áp dụng trong 2 trường hợp là lập di chúc có công chứng và lập di chúc có chứng thực. Trong trường hợp lập di chúc có ai đó làm chứng hoặc không có ai làm chứng thì chỉ cần chứng minh tính hợp pháp của mảnh đất đó.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP xác định quyền sử dụng đất là di sản trong các trường hợp sau:

– Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt là có hay không có tài sản gắn liền với đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng thì quyền sử dụng đất đó chính là di sản.

– Đối với trường hợp đất được người đã chết để lại mà họ có một số loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản.

– Trường hợp người chết muốn để lại đất nhưng họ không có giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc không có bất kỳ giấy tờ nào (nhưng có di sản gắn với đất) có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì chia thành các trường hợp sau:

+ Trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp của quyền sử dụng đất, nhưng chưa kịp cấp giấy thì sẽ giải quyết chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.

+ Trong trường hợp không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng là hợp pháp, nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết việc sử dụng đất đó không hề vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để cấp giấy chứng nhận sử dụng thì sẽ giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.

+ Trong trường hợp UBND cấp có thẩm quyền đưa ra văn bản chỉ ra việc sử dụng đất đó là không hợp pháp thì sẽ chỉ giải quyết tranh chấp về tài sản trên đất đó.

– Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất không có giấy chứng nhận, không có bất kỳ giấy tờ nào, không có di sản gắn với đất, nếu có tranh chấp thì UBND có quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, di chúc miệng của bố bạn được xem là hợp pháp vì thể hiện ý chí và nguyện vọng cuối cùng và có người làm chứng(hàng xóm). Để viết đơn xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, bạn cần có các điều kiện sau:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Chứng minh đất không có bất kỳ sự tranh chấp nào

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

– Đất vẫn trong thời gian sử dụng.

Sau đó, bạn tiến hành nộp hồ sơ về UBND cấp xã nơi có đất. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về điều kiện viết đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất, hãy gọi ngay đến Tồng đài pháp luật 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp.

 

Thủ tục xác nhận đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất

 

Chị Hồng Anh (Bắc Ninh) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, em năm nay 20 tuổi và đang sinh sống tại Bắc Ninh. Ông bà em có duy nhất một người con trai là bố em. Ông em đã mất trong kháng chiến. Tháng 3 năm nay bà em cũng vì nhồi máu cơ tim mà qua đời.
Trước khi mất, bà lập di chúc để lại mảnh đất rộng 400m2 cho bố em. Tuy nhiên, bố em lại không biết về các thủ tục xác nhận đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp em vấn đề này được không ạ? Em xin cảm ơn.

 

>> Thủ tục xin thừa kế quyền sử dụng đất cần thực hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để hoàn thành thủ tục xác nhận đơn xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, bạn cần thực hiện những bước sau đây: 

– Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần sau:

+ Mẫu đơn xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất.

+ Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy tờ tại các quy định 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai.

+ Bản sao CMND, hộ khẩu

+ Giấy tờ di chúc của người trao quyền thừa kế đất hoặc biên bản phân chia thừa kế

+ Giấy chứng tử của người trao lại thừa kế

+ Trường hợp bên chuyển nhượng và chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất thì phải có văn bản từ người sử dụng đất thể hiện sự đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được trao thừa kế đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật

– Bước 2: Nộp hồ sơ

+ Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận của UBND phường/xã/thị trấn trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Tại đây, các cán bộ địa chính sẽ kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ:

Nếu hồ sơ đầy đủ, cán bộ tiếp nhận sẽ viết biên nhận trao cho người nộp

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định thì cán bộ sẽ hướng dẫn người nộp để sửa lại hoặc bổ sung thêm vào bộ hồ sơ.

– Bước 3: Nhận kết quả

Khi nhận kết quả, bạn tiến hành đến trực tiếp bộ phận tiếp nhận để nhận giấy chứng nhận của UBND phường xã hoặc thị trấn. Thời hạn giải quyết sẽ không quá 2 ngày làm việc, không tính thời gian thông báo.

Trên đây là những bước bạn cần thực hiện để hoàn thành thủ tục xác nhận đơn xin thừa kế quyền sử đất. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thủ tục xác nhận đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất, gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

 

huong-dan-viet-don-xin-thua-ke-quyen-su-dung-dat

Một số câu hỏi liên quan đến đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất

Con rể mất thì những ai được hưởng thừa kế?

 

Chị Hồng (Bình Định) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi năm nay 62 tuổi. Tôi có mỗi 1 người con trai. Con trai tôi đã 30 tuổi, có vợ và 2 con. Con dâu và con trai tôi bất hòa đã lâu, nhưng vẫn chung sống với nhau để cùng lo cho các cháu. Tháng 3 vừa rồi, con trai tôi qua đời đột ngột do tai nạn lao động và không để lại di chúc. Con trai tôi có một mảnh đất, giá hiện hành đang gần 5 tỷ đồng. Con dâu tôi đòi chia số tiền này. Sau khi chia xong, con dâu tôi sẽ dẫn 2 cháu chuyển ra ngoài và không sống cùng chúng tôi nữa.
Tôi muốn số tiền đó cũng được chia cho cả 2 cháu, nhưng con dâu tôi không đồng ý vì cho rằng chồng chết thì vợ hưởng, nếu có chia thêm thì chia cho mẹ đẻ của con dâu tôi. Vậy tôi xin hỏi luật sư cháu tôi có được hưởng thừa kế không? Nếu đúng theo quy định của pháp luật: con trai tôi mất thì bố mẹ đẻ, mẹ vợ, con có được hưởng thừa kế không và phân chia như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Đối tượng được viết đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất là ai? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về vấn đề bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin phép được giải đáp như sau:

Theo quy định về trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật tại khoản 1 điều 650 Luật dân sự 2015 có quy định:

Không có di chúc;

Di chúc không hợp pháp;

Những người được thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

Những người là người được thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng hoặc từ chối nhận.

Như thông tin bạn chia sẻ, con trai bạn mất đột ngột vì tai nạn lao động và không để lại di chúc. Do đó, theo khoản 1,2 điều 650 Luật dân sự 2015, phần di sản thừa kế sẽ thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật. Để xem xét ai sẽ là người được thừa kế theo pháp luật, căn cứ theo điều 651 Luật dân sự quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

Thứ tự thừa kế theo pháp luật là:

+ Hàng thừa kế thứ 1: vợ/chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

+ Hàng thừa kế thứ 2: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết

+ Hàng thừa kế thứ 3: cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; cháu chắt ruột của người chết

Những người cùng một hàng thừa kế sẽ được nhận phần di sản như nhau

Những người ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng trước không còn ai vì họ đã chết hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng hoặc từ chối nhận

Theo thông tin bạn cung cấp, xét hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ của người chết. Con dâu tuy luôn bất hòa với con trai bạn, nhưng chưa ly hôn nên vẫn được quyền thừa kế tài sản. Hai vợ chồng bạn và 2 cháu cũng nằm trong hàng thừa kế thứ nhất. Bố mẹ vợ không nằm trong hàng thừa kế thứ nhất nên không được hưởng thừa kế.

Như vậy, phần di sản của con trai bạn sẽ chia làm 5 phần bằng nhau cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ và 2 con. Ngoài ra, nếu bạn vẫn bất kỳ câu hỏi nào về đối tượng được hưởng thừa kế, hãy gọi ngay qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

Cháu có được hưởng thừa kế tài sản từ bà ngoại?

 

Anh Thanh Hưng (Lâm Đồng) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 30 tuổi, đang sống cùng bố mẹ tại tỉnh Lâm Đồng. Ông bà ngoại có 5 người con. Ông ngoại tôi đã mất từ năm 2017, tháng 11 vừa rồi bà tôi cũng qua đời vì đột quỵ và không để lại di chúc gì.

Bà tôi có một mảnh đất có giấy chứng nhận quyền sở hữu và một mảnh đất khác mua chung với ông Thanh (đã có sự thỏa thuận từ trước). Bạn bè tôi có nói mảnh đất này sẽ chỉ chia cho các bác tôi, và tôi không có phần. Vậy luật sư cho tôi hỏi, liệu tôi có được hưởng thừa kế hay không? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Cháu có được viết đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất của bà ngoại không? Luật sư giải đáp 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về vấn đề bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin phép được giải đáp như sau:

Căn cứ theo khoản 1 điều 650 Bộ luật dân sự 2015, bà không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật.

Theo Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết nằm trong tài sản chung với người khác. Việc xác nhận di sản mà người chết để lại sẽ phải có các căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh hợp pháp. Đối với tài sản sở hữu chung thì việc xác nhận này sẽ dựa trên sự thỏa thuận hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Dựa theo thông tin bạn cung cấp thì di sản thừa kế bao gồm mảnh đất bà sở hữu và phần tài sản sở hữu trong mảnh đất chung với ông Thanh. Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan bao gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu đất của bà và giấy thỏa thuận tài sản với ông Thanh.

Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm a khoản 1 và khoản 2 điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất: vợ/chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản như nhau.”

Như vậy, tài sản bà bạn để lại sẽ được phân chia bằng nhau cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha mẹ đẻ(nếu vẫn còn sống) và 5 người con của bà. Do đó, bạn không nằm trong danh sách được hưởng thừa kế.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về vấn đề cháu có được hưởng thừa kế từ bà ngoại không, gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn kịp thời.

Con nuôi có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?

 

Anh Thanh Tâm (Yên Bái) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, em năm nay 26 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Yên Bái. Bà nội em đã mất cách đây 5 năm. Ông nội em có một mảnh đất rộng 700m2, giấy tờ đứng tên ông. Ông có 2 người con: bố em là con đẻ và chú em là con nuôi (được nhận nuôi từ năm 1971). Chú em đã đi làm ăn xa cách đây 7 năm.
Không may tháng 6 vừa rồi, ông và bố em cùng mất do tai nạn giao thông. Nghe tin này, chú lập tức quay về và đòi phân chia tài sản của ông. Vậy luật sư cho em hỏi nếu chia tài sản thì con nuôi có được hưởng thừa kế không? Nếu có thì phải chia ra sao? Em xin cảm ơn.

 

>> Đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất đối với con nuôi như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Do bạn không đề cập đến việc ông mất có để lại di chúc hay không, nên luật sư sẽ chia làm 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu ông bạn mất và có để lại di chúc thì tài sản sẽ được phân chia đúng theo di chúc đó

Trường hợp 2: Nếu ông bạn không để lại di chúc hoặc có để lại nhưng không hợp pháp thì tài sản sẽ được phân chia theo pháp luật

Ở trường hợp thứ 2, căn cứ theo khoản 1 điều 651 Luật dân sự 2015 quy định cụ thể về thứ tự nhận thừa kế:

+ Hàng thừa kế thứ nhất: vợ/chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ 2: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết

+ Hàng thừa kế thứ 3: cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; cháu chắt ruột của người chết

Bên cạnh đó, xét theo điều 619 Luật dân sự 2015 quy định rằng: 

Trong trường hợp những người thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc không xác định được ai chết trước thì di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng(trừ trường hợp quy định tại điều 652 luật này)

Như vậy, căn cứ theo khoản 1 điều 651 Luật dân sự 2015, thì pháp luật không phân biệt con đẻ, con nuôi. Tuy nhiên việc nhận con nuôi phải có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Cả 2 đều có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật. Cụ thể là tài sản của ông bạn sẽ được phân chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất là bố bạn, chú bạn.

Tuy nhiên do bố bạn đã mất cùng thời điểm với ông bạn, nên căn cứ theo điều 619 Luật dân sự 2015 thì bạn sẽ được hưởng phần tài sản của bố bạn đáng lẽ được nhận nếu còn sống.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề con nuôi có được hưởng thừa kế theo pháp luật không, gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn trực tuyến.

Đơn xin thừa kế quyền sử dụng là văn bản được nhiều quan tâm. Bài viết là những giải đáp về một số câu hỏi được quan tâm nhiều nhất liên quan tới mẫu đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất theo luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng với sự tư vấn chi tiết từ luật sư của Tổng Đài Pháp Luật đã giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng để xử lý nhanh chóng một số vấn đề phát sinh trong quyền sử dụng đất. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy gọi ngay qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.