Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi khi sinh con thứ 3, giáo viên có thể bị kỷ luật trong một số trường hợp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp câu hỏi trên và cung cấp các quy định của pháp luật về chế độ thai sản khi giáo viên sinh con thứ 3. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
>> Luật sư giải đáp miễn phí giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Gọi ngay 1900.6174
Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?
Chị Bích (Nam Định) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, hiện tại tôi đang làm giáo viên tính đến nay đã được 15 năm. Tôi đã có hai bé gái, gần đây tôi vừa sinh thêm con thứ ba ngoài kế hoạch. Tôi biết việc sinh con thứ ba là vi phạm về chính sách dân số, trường hợp nếu có vi phạm về chính sách dân số sinh con thứ ba liệu có liên quan đến hưởng chế độ thai sản hay không. Luật sư hãy giúp tôi trả lời câu hỏi giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không? Liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Xin chào chị Bích! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Tổng Đài Pháp Luật! Luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của chị Bích như sau:
Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, trường hợp giáo viên sinh con thứ 3 muốn hưởng chế độ thai sản trước hết cần đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, người lao động chỉ cần đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của bảo hiểm xã hội bình thường.
Trường hợp người lao động chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội là khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Quy định trên của pháp luật cho thấy, không giới hạn về số lần người lao động được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Nghĩa là dù người lao động nữ sinh con thứ mấy thì đều được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng đủ điều kiện, không quan tâm đến việc người đó bị kỷ luật cho vi phạm về chính sách dân số.
Như vậy, đối với trường hợp của chị Bích, nếu chị sinh con thứ ba sẽ bị xử lý kỷ luật đảng và xử lý kỷ luật về mặt viên chức. Còn việc sinh con thứ 3 sẽ không ảnh hưởng đến điều kiện chị có được hưởng thai sản hay không. Vậy nên, nếu như chị đáp ứng được điều kiện của pháp luật về hưởng chế độ thai sản, tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng đến 12 tháng trước khi sinh thì chị hoàn toàn được hưởng chế độ thai sản như bình thường.
Trên đây là nội dung câu trả lời cho câu hỏi giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Mọi vướng mắc về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con thứ 3, bạn vui lòng liên hệ qua hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Giáo viên sinh con thứ 3 xếp loại gì? Bị xử lý kỷ luật không?
Thời gian hưởng chế độ thai sản của giáo viên được quy định như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản của giáo viên, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào chị Hòa! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 34 về thời gian hưởng chế độ khi sinh con trong trường hợp thông thường theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo đó, lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp nếu lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi cứ mỗi con người lao động sẽ được nghỉ thêm 01 tháng. Lưu ý, thời gian lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Như vậy, thưa chị Hòa trong trường hợp sinh con, thông thường, người lao động sẽ có thời gian hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con sẽ là 06 tháng. Chỉ loại trừ trường hợp nếu chị sinh đôi trở lên sẽ được tính thêm thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, cụ thể từ con thứ hai trở đi cứ mỗi con chị sẽ được nghỉ thêm 1 tháng.
Trên đây là nội dung quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản của giáo viên, người lao động cần lưu ý vấn đề này để bảo đảm quyền lợi khi mang thai của mình, nếu có câu hỏi khác, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!
>> Xem thêm: Giáo viên sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không?
Mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên khi sinh con thứ 3
>> Mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên khi sinh con thứ 3 là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Cảm ơn câu hỏi được gửi đến từ Anh Đạt có liên quan đến nội dung chế độ thai sản của giáo viên sinh con thứ 3. Cụ thể, mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên khi sinh con thứ 3 được quy định như sau:
Tiền nghỉ của những ngày đi khám thai
Mức hưởng tiền nghỉ của những ngày đi khám thai được tính theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.
Trong trường hợp lao động nữ hưởng chế độ khi khám thai đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản tính là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
– Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ khi khám thai được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia 24 ngày.
Từ quy định trên, công thức tính tiền thai sản khi khám thai là:
Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ khám thai/24)
Tiền trợ cấp một lần khi sinh con thứ ba
Mức trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh con chỉ cha tham gia bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp 1 lần cũng bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Mức lương cơ sở hiện tại theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng.
Công thức tính là, mức trợ cấp một lần khi sinh con = 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.
Tiền thai sản trong thời gian sinh con
Đối với lao động nữ sinh con thông thường, mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo như khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định là mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Đối với lao động nữ sau khi sinh con mà con chết, mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo như khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định là mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Tiền dưỡng sức sau sinh
Theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Căn cứ theo mức lương cơ sở hiện tại theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP ta có công thức tính như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh = Số ngày nghỉ dưỡng sức x 30% x 1.490.000 đồng
Như vậy, đối với trường hợp vợ anh Đạt là giáo viên sinh con thứ ba vẫn được hưởng mức hưởng chế độ thai sản như các lao động nữ sinh con khác vì pháp luật hiện nay không có quy định về giới hạn số lần được hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con.
Trên đây là các nội dung mà vợ anh được hưởng theo chế độ thai sản và các công thức tính mức hưởng thai sản. Cùng với thông tin về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản anh có thể tính được mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên khi sinh con thứ 3 cho vợ anh. Trong quá trình tính mức hưởng chế độ thai sản, nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn hỗ trợ cách tính nhanh chóng, chính xác nhất!
>> Xem thêm: Sinh con thứ 3 có bị phạt không? – Trường hợp nào không bị xử phạt?
Bài viết trên của Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp chi tiết câu hỏi giáo viên sinh con thứ ba có được hưởng chế độ thai sản không? Việc trang bị kiến thức pháp luật sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của bạn thân và tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. Hy vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Mọi thắc mắc có liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ qua hotline 1900.6174 để được trao đổi trực tiếp với đội ngũ Luật sư có chuyên môn.