Lỗi cố ý gián tiếp là gì? Theo quy định Bộ Luật Hình sự 2015

Lỗi cố ý gián tiếp là một trong những căn cứ để áp dụng những quy định của pháp luật vào giải quyết vụ án hình sự. Vậy lỗi cố ý gián tiếp là gì? Lỗi này với lỗi cố ý trực tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý do cẩu thả khác nhau như thế nào? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải quyết trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174  để được luật sư tư vấn trực tiếp!

>> Tư vấn quy định về Lỗi cố ý gián tiếp, Gọi ngay 1900.6174 

 

tu-van-quy-dinh-ve-loi-co-y-gian-tiep

 

Khái niệm về lỗi cố ý

Khái niệm “lỗi”:

Lỗi có thể được hiểu là điều sai sót, không nên, không phải trong cách cư xử, hành động trong đời sống hàng ngày, theo đó, lỗi được đồng nhất với hành vi, tuy nhiên trong quan hệ pháp lý lỗi được nhìn nhận dưới góc độ trạng thái tâm lý. Lỗi khi con người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được thể hiện dưới các hình thức bao gồm vô ý và cố ý.

Khái niệm “lỗi cố ý”:

Ở góc độ pháp lý, mỗi ngành luật cũng có định nghĩa về lỗi khác nhau, mà tiêu biểu là trong hai lĩnh vực là Luật Hình sự và Luật Dân sự. Trong Luật Dân sự, lỗi cố ý được hiểu là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra (Căn cứ Điều 364 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)

Căn cứ tại Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định về Cố ý phạm tội như sau:

“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

Như vậy, trong Bộ luật Hình sự 2015, lỗi cố ý còn bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Điểm này khác với lỗi trong trách nhiệm dân sự.

Từ những phân tích về quy định nêu trên ta có thể đưa ra khái niệm về lỗi cố ý, đó là:

Lỗi cố ý là hành vi của một người khi đặt trong những trường hợp và hoàn cảnh cụ thể, trong trạng thái nhận thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm do hành vi đó gây ra, mặc dù có khả năng và có đầy đủ điều kiện để lựa chọn một hành vi xử sự khác ít nguy hiểm cho xã hội hơn, nhưng vẫn chọn hành vi xử sự đó.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai,… Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, tổng đài đã hỗ trợ tư vấn và giải quyết các vướng mắc cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Lỗi cố ý gián tiếp là gì? Ví dụ về lỗi cố ý gián tiếp

>> Luật sư vấn về lỗi cố ý gián tiếp trong từng trường hợp thực tế, Gọi ngay 1900.6174

Lỗi cố ý gián tiếp được quy định trong tại khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) như sau:

“Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.” 

Như vậy, lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nhận thức được rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước là hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, mặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Ví dụ về Lỗi cố ý gián tiếp:

A và C là hai anh em ruột, do tranh chấp về vấn đề thừa kế mà A và C xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc lời qua tiếng lại, A đã dùng một vật nặng đập vào đầu C. Sau khi làm C bị thương và ngất đi, tuy không có suy nghĩ và mong muốn C chết nhưng A vẫn tiếp tục tác động vật nặng vào đầu và người C.

Trong tình huống trên, A là người thực hiện hành vi, nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho C, tuy không mong muốn C xảy ra chuyện gì không may nhưng A vẫn duy trì hành vi mình đang thực hiện với C để giải tỏa sự bực tức trong lòng. Do đó, A đang vi phạm lỗi cố ý gián tiếp gây thương tích cho C.

dau-hieu-ve-loi-co-y-gian-tiep-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-hinh-su-2015

Dấu hiệu về lỗi cố ý gián tiếp theo quy định của Bộ luật hình sự 2015

 

>> Lỗi cố ý gián tiếp gồm những dấu hiệu nào? Gọi ngay 1900.6174

Từ những phân tích về khái niệm lỗi cố ý gián tiếp theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu trên, lỗi cố ý gián tiếp có một số dấu hiệu nhận biết như:

Người thực hiện hành vi thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình có thể hoặc tất yếu sẽ xảy ra;

Người thực hiện hành vi không mong muốn cho hậu quả xảy ra, nghĩa là hậu quả phạm tội xảy ra là không nằm trong mục đích hành động của người thực hiện hành vi, cũng không phải là phương tiện cần thiết mà người thực hiện hành vi mong muốn thực hiện để đạt đến mục đích phạm tội nào đó khi người đó thấy trước hậu quả tất yếu sẽ xảy ra và thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi trong trường hợp phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp là họ không quan tâm đến hậu quả xảy ra. Đối với người thực hiện hành vi hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra hay không xảy ra đều không có ý nghĩa gì.

Hiểu theo nghĩa đơn giản hơn thì dấu hiệu để nhận biết một người gây ra lỗi cố ý gián tiếp là họ có thái độ thờ ơ, bàng quan, tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra, chấp nhận đối với hậu quả xảy ra, cho dù đã thấy trước hậu quả đó có thể xảy ra hoặc tất yếu xảy ra.

Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về chủ thể “tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc…”. Khi đã để mặc hay chỉ là chấp nhận hành vi thì lúc nào cũng có hai khả năng và hành vi sẽ xảy ra hoặc không xảy ra – nghĩa là hành vi sẽ được thực hiện hoặc hành vi không được thực hiện.

Hậu quả không phải là kết quả tất yếu của hành vi phạm tội, không phải là mục đích cuối cùng, cũng không phải là điều kiện và biện pháp để đạt được mục đích cuối cùng. Đối với người thực hiện hành vi do lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả nguy hại được xem là kết quả phụ, đi theo của hành vi nhằm đạt được mục đích khác (mang tính chất tội phạm hoặc không).

Tóm lại, dấu hiệu quan trọng nhất của lỗi cố ý gián tiếp là dấu hiệu có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Dấu hiệu này có nghĩa là chủ thể “chấp nhận hậu quả xảy ra”.

Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp với lỗi cố ý trực tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả

>> Luật sư tư vấn phân biệt lỗi cố ý gián tiếp với các lỗi khác? Gọi ngay 1900.6174

 

Tiêu chí Lỗi cố ý gián tiếp Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi vô ý vì quá tự tin Lỗi vô ý do cẩu thả
Khái niệm Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
(Căn cứ tại Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015)
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra Lỗi vô ý vì quá tự tin: Vô ý do quá tự tin là trường hợp người thực hiện hành vi đã thấy được việc làm của mình có thể gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn hành động vì tin tưởng vào khả năng, sức lực, trình độ và kinh nghiệm của mình, nhận định có cái nhìn chủ quan về hoàn cảnh thực tế, vì cho rằng bản thân họ có thể ngăn chặn được hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu nó xảy ra. Lỗi vô ý do cẩu thả: Lỗi vô ý vì cẩu thả được hiểu là lỗi trong trường hợp sau: “Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó” (Căn cứ tại Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Căn cứ pháp lý Căn cứ tại Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) Căn cứ tại Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) Căn cứ tại Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) Căn cứ tại Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
Xét về mặt lý trí Người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi của mình có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội. Người thực hiện hành vi nhận thức được và rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của của hành vi đó Người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi của mình có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội. Người thực hiện hành vi phải thấy trước hậu quả nhưng họ lại không thấy trước được hậu quả đó
Xét về mặt ý chí Đó là người thực hiện hành vi không mong muốn hậu quả xảy ra Đó là người thực hiện hành vi mong muốn hậu quả xảy ra Đó là người thực hiện hành vi không mong muốn hậu quả xảy ra Người thực hiện hành vi khi thực hiện hành vi thì phải thấy trước, có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra
Đối với nguyên nhân gây ra hậu quả Mang sự cố ý của người thực hiện hành vi Mang sự cố ý của người thực hiện hành vi Mang sự cố ý của người thực hiện hành vi Mang sự cẩu thả của người thực hiện hành vi
Về trách nhiệm hình sự Là cao hơn

 

Là cao nhất Người thực hiện hành vi do vô ý vì quá tự tin gây thiệt hại ít cho xã hội và tự nguyện bồi thường để khắc phục hậu quả thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự Là thấp hơn
 Ví dụ minh họa Q xây nhà đào một cái hố to ngay mép đường dành cho xe cộ qua lại để chứa đất cát từ việc dỡ nhà nhưng không có cảnh báo an toàn khiến tai nạn xảy ra dẫn đến chết người. Mặc dù Q không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng Q vẫn có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp. P và N xảy ra mâu thuẫn tình cảm. Trong suy nghĩa của P là P sẽ dùng dao đâm N với ý muốn giết N, sau đó P cũng sẽ tự tử. Do đó P đã thực hiện luôn hành vi của mình là đâm N tử vong. Rõ ràng P đã ý thức được việc làm của mình là nguy hiểm cho N và mong muốn hậu quả chết người xảy ra. K lái xe và tin tưởng rằng mình sẽ vượt đèn đỏ trước khi phương tiện từ phía đèn xanh di chuyển đến. Tuy nhiên sự tin tưởng này đã gây ra va chạm nhẹ với một xe khác. K đã tin tưởng quá mức so với thực tế. Lỗi của K là lỗi vô ý vì quá tự tin. H làm bên hành chính nhân sự kiêm thủ quỹ của công ty. Trong một lần tổng kết báo cáo quý, khi nhập số liệu , H đã không may điền thừa một số 0 đã ảnh hưởng đến sự tổng kết của các phòng ban. Trong trường hợp này, H là thủ quỹ nên phải biết được chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra những thiệt hại cho người khác.

 

toi-pham-thuc-hien-bang-loi-co-y-gian-tiep-co-phat-sinh-dong-pham-khong

 

 

Tội phạm thực hiện bằng lỗi cố ý gián tiếp có phát sinh đồng phạm không?

 

Anh Văn (Hà Nội) có câu hỏi:“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư giải đáp như sau:

Vì một sự mâu thuẫn nhỏ, tôi đã có hành động là thuê một người khác để thay tôi thực hiện hành vi trả thù người có mâu thuẫn với tôi. Tuy nhiên người tôi thuê đã gây ra hành vi vi phạm pháp luật và tôi không mong muốn hậu quả đấy xảy ra. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi và người tôi thuê có phải là đồng phạm và đây có phải lỗi cố ý gián tiếp không? Thế nào là đồng phạm? Tội phạm thực hiện bằng lỗi cố ý gián tiếp có phát sinh đồng phạm hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn và mong Luật sư giải đáp.”

 

>> Luật sư tư vấn về tội phạm thực hiện bằng lỗi cố ý gián tiếp phát sinh đồng phạm, Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Văn! Cảm ơn anh Văn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi thắc mắc trên của anh, các Luật sư chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra câu trả lời như sau:

Đối với khái niệm Đồng phạm: Đồng phạm được hiểu là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. (Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017). Theo đó, đồng phạm bao gồm các dấu hiệu:

+ Có sự tham gia của hai người trở lên;

+ Và hai người đó đều cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Ví dụ về đồng phạm: C và D rủ nhau đi ăn trộm, C được D phân công đứng ngoài cửa để canh gác, còn D sẽ lẻn vào nhà để lấy trộm đồ. Trong trường hợp này, C và D đang cố ý cùng thực hiện một tội phạm là tội trộm cắp tài sản.

  Tội phạm thực hiện bằng lỗi cố ý gián tiếp có thể phát sinh đồng phạm.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A phát hiện vợ mình ngoại tình với một người đàn ông khác tên là G. Do quá bực tức trong lòng nên anh A đã thuê anh Lê Văn B với một số tiền khá lớn để anh P dọa nạt và bắt anh G chia tay với vợ mình, sau khi anh B thực hiện xong thì A sẽ thanh toán tiền. Được biết anh A này chỉ muốn dọa nạt người tình của vợ nhưng khi thuê anh B thì anh A vẫn ý thức được hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng anh A vẫn bỏ mặc, chấp nhận bỏ mặc hậu quả xảy ra để B tiếp tục thực hiện hành vi. Tuy nhiên trong lúc thực hiện B đã không may đánh đập làm anh G tử vong.

Trong tình huống trên, anh B được thuê và biết mình được thuê để dọa nạt anh G, và anh A cũng mong muốn anh G bị dọa nạt để chia tay vợ mình nhưng anh A lại không mong muốn anh G vì thế mà bị tử vong. Ở đây cả A và B đều có cùng một mục đích là dọa nạt anh G. Tuy nhiên anh A lại không mong muốn hậu quả là anh G tử vong xảy ra. Vậy anh A và anh B hoàn toàn là đồng phạm với nhau và cả hai đều phải chịu trách nhiệm hình sự về lỗi cố ý gián tiếp được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. (Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 về “Đồng phạm” và Khoản 2 Điều 10 về “Cố ý phạm tội” của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).

Như vậy, tội phạm thực hiện bằng lỗi cố ý gián tiếp có thể phát sinh đồng phạm nếu trong trường hợp mục đích của hai hay nhiều người là phải có chung mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm hoặc biết rõ, tiếp nhận mục đích đó. Thêm vào đó, xét về mặt ý chí thì cả người phạm tội và đồng phạm đều không mong muốn có hậu quả xảy ra.

Quay trở lại trường hợp của Anh Văn, anh và người được anh thuê đang được coi là đồng phạm và là lỗi cố ý gián tiếp có phát sinh đồng phạm. Mọi thắc mắc liên quan đến đồng phạm, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

Trên đây là những quy định của pháp luật và các vấn đề trong thực tế về lỗi cố ý gián tiếp. Hy vọng thông qua bài viết trên đây có thể giải đáp được các thắc mắc của bạn. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!