Lỗi đi vào đường 1 chiều xử phạt như thế nào? Cập nhập 2022

Lỗi đi vào đường 1 chiều là một trong những hành vi vi phạm luật giao thông phổ biến. Mặc dù nhiều người đã biết hành vi này rất nguy hiểm nhưng vẫn cố tình vi phạm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn mức xử phạt của lỗi đi vào con đường 1 chiều đối với từng phương tiện giao thông. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

>> Tư vấn quy định về lỗi đi vào đường 1 chiều, Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-loi-di-vao-duong-1-chieu

 

 

Đường một chiều là gì

Căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ quy định:

“3.9. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều”

Như vậy đường 1 chiều là đường mà các phương tiện di chuyển với nhau theo cùng một chiều, không có phương tiện nào trên đường này di chuyển theo chiều ngược lại.

Biển báo đường 1 chiều được ký hiệu là I.407 (a,b,c) với các đặc trưng của các biển báo hiệu lệnh.

Các biển báo đường 1 chiều bao gồm:

Biển số I.407a

+ Mô tả: biển số có dạng hình vuông, nền xanh, mũi tên bên trong màu trắng có mũi tên chỉ lên trên.

+ Biển chỉ cho phép các phương tiện lưu thông theo hướng mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại, trừ xe ưu tiên.

+ Biển số I.407a thường đặt sau nơi đường giao nhau. Trong trường hợp đã bố trí biển R302 tại các đầu dải phân cách thì không nhất thiết phải đặt biển R.407a

+ Để báo hết đoạn đường 1 chiều, sẽ bố trí biển I.204 để báo hiệu bắt đầu đường 2 chiều

Biển số I.407b

+ Mô tả: biển số có dạng hình chữ nhật, nền xanh, mũi tên bên trong màu trắng chỉ sang bên phải

+ Biển được đặt trước nơi đường giao nhau và đặt trên đường chuẩn bị đi vào đường một chiều

+ Biển số I.407b chỉ cho phép phương tiện lưu thông theo hướng mũi tên chỉ, cấm quay đầu ngược lại, trừ xe ưu tiên

+ Để báo hết đoạn đường 1 chiều, biển số I.204 sẽ được bố trí để báo hiệu bắt đầu đi vào đường 2 chiều

Biển số I.407c

+ Mô tả: biển số có dạng hình chữ nhật, nền xanh, mũi tên bên trong màu trắng chỉ sang bên trái

+ Biển số I.407c được đặt trước nơi đường giao nhau và bố trí trên đường chuẩn bị đi vào đường một chiều

+ Biển số chỉ cho phép các xe đi theo hướng mũi tên chỉ, cấm phương tiện quay đầu ngược lại, trừ phương tiện ưu tiên.

+ Để báo hiệu đoạn đường 1 chiều, biển số I.204 sẽ được bố trí để báo hiệu bắt đầu vào đường 2 chiều

Lưu ý: Trên đường 1 chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường trong cùng bên phải, xe cơ giới, xe máy đi trên làn đường bên trái.

>> Xem thêm: Lỗi đi ngược chiều sẽ bị xử phạt dưới những hình thức nào?

 

Lỗi đi vào đường 1 chiều bị phạt bao nhiêu?

 

Mức phạt lỗi đi vào đường 1 chiều đối với ô tô

 

Anh Quốc Hùng (Nam Định) có câu hỏi:

“Xin chào luật sư! Tôi năm nay 35 tuổi và hiện đang làm việc tại Nam Định. Năm ngoái, tôi đã vay mượn bạn bè và mua được một chiếc ô tô Toyota để vợ chồng đi làm cho đỡ mưa nắng. Tôi cũng đã thi và lấy được bằng lái ô tô. Tuần trước, khi tham gia giao thông, do đang vội đến công ty nên tôi đã lái xe đi ngược chiều trên đường 1 chiều. Không may tôi đã xảy ra va chạm với một phụ nữ điều khiển xe máy khiến chị ấy phải nhập viện. Tôi đã bị công an xử phạt 10 triệu đồng đối với lỗi vi phạm này. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Mức phạt vi phạm khi đi vào đường 1 chiều đối với ô tô là bao nhiêu? Trường hợp của tôi bị xử phạt như vậy có đúng với quy định của pháp luật không? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn chính xác về mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều đối với xe ô tô, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn! Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến lĩnh vực tư vấn luật giao thông đến cho chúng tôi. Về vấn đề bạn đang gặp phải, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

+ Phạt tiền từ 4 triệu đến 8 triệu đồng (Căn cứ theo điểm c, khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

+ Bị tước Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (căn cứ theo điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định này)

Đối với hành vi đi ngược chiều trên đường 1 chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, khoản 8, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

+ Phạt tiền từ 10 triệu đến 12 triệu đồng (căn cứ theo điểm a, khoản 7 Điều 5 Nghị định này)

+ Bị tước Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (căn cứ theo điểm c, khoản 11 Điều 5 Nghị định này)

Đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên cao tốc, trừ các xe ưu tiên làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

+ Phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng (căn cứ theo điểm a, khoản 8, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

+ Bị tước Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng (căn cứ theo điểm đ, khoản 11, Điều 5 Nghị định này)

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã lái xe ô tô đi ngược chiều và gây ra tai nạn cho một người phụ nữ đi xe máy, khiến cho họ phải vào bệnh viện. Đây chính là hành vi đi ngược chiều trên đường 1 chiều gây tai nạn giao thông. Căn cứ theo điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bạn sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu – 12 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng. Do đó, mức xử phạt 10 triệu đồng như bạn chia sẻ là đúng theo quy định của pháp luật.

Mọi thắc mắc về mức xử phạt lỗi đi vào đường một chiều đối với ô tô, gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

>> Xem thêm: Đi vào đường cấm phạt bao nhiêu theo quy định của pháp luật?

muc-xu-phat-loi-di-vao-duong-1-chieu-doi-voi-xe-may

 

Mức phạt lỗi đi vào đường 1 chiều đối với xe máy

 

Chị Thu Hà (Đà Nẵng) có câu hỏi:

“Thưa luật sư, tôi có câu hỏi về lỗi đi vào đường 1 chiều mong luật sư giải đáp như sau:

Tháng 8 vừa rồi, tôi có cuộc họp đột xuất với khách hàng nên tôi đã điều khiển xe máy vội vàng đến công ty. Khi đã đi quá một đoạn 500m vào đường 1 chiều, tôi mới quan sát thấy biển “Cấm đi ngược chiều” sợ vòng lại sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, tôi đã đánh liều đi ngược chiều. Công an đã xử phạt 1 triệu đồng cho hành vi vi phạm của tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Vi phạm lỗi khi đi vào đường 1 chiều đối với xe máy bị xử phạt như thế nào? Tôi bị xử phạt như vậy có đúng với quy định pháp luật không? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều đối với xe máy là bao nhiêu? Luật sư giải đáp 1900.6174

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Về vấn đề mà bạn thắc mắc, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy như sau:

Đối với hành vi đi ngược chiều của đường 1 chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b, khoản 6 Điều 6 Nghị định này:

+ Phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng (căn cứ theo điểm a, khoản 5 Điều 6 Nghị định này được sửa đổi bởi điểm c, khoản 4, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

+ Bị tước Giấy phép lái xe từ 1 tháng – 3 tháng (căn cứ theo điểm b, khoản 10, Điều 6 Nghị định này)

Đối với hành vi đi ngược chiều của đường 1 chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều’ gây tai nạn giao thông

+ Phạt tiền từ 4 triệu – 5 triệu đồng (căn cứ theo điểm b, khoản 7 Điều 6 Nghị định này)

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng – 4 tháng (căn cứ theo điểm c, khoản 10, Điều 6 Nghị định này)

Theo như thông tin bạn cung cấp, tháng 8 vừa rồi, bạn đã điều khiển xe máy đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Căn cứ theo điểm a, khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c, khoản 4, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b, khoản 10, Điều 6 Nghị định này, bạn sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Như vậy, mức xử phạt 1 triệu đồng của bạn là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.

Mọi thắc mắc liên quan đến mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều đối với xe máy, liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ luật sư!

Mức phạt lỗi đi vào đường 1 chiều đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

 

Anh Huy Phan (Yên Bái) có câu hỏi:

“Xin chào luật sư! Tôi năm nay 34 tuổi và hiện đang sinh sống tại tỉnh Yên Bái. Tuần trước, do đi làm về giờ cao điểm đông phương tiện giao thông nên tôi lái xe máy kéo đi ngược chiều trên đường 1 chiều để về nhà nhanh. Tuy nhiên đi được một đoạn, tôi mới phát hiện số lượng xe trên con đường phía trước rất đông. Cùng với việc tôi đi ngược chiều đã gây ra sự ùn tắc, làm ảnh hưởng đến nhiều người. Ngay sau đó, tôi đã bị công an xử phạt 1 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe 1 tháng. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Mức phạt lỗi vi phạm khi đi vào đường 1 chiều đối với xe máy kéo như thế nào ạ? Trường hợp tôi bị tước giấy phép lái xe như vậy có đúng với quy định của pháp luật không ạ? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Tư vấn chính xác mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dụng, Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật. Về mức phạt lỗi đi vào đường 1 chiều đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng, luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin giải đáp như sau:

Đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường 1 chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm được quy định tại điểm a, khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng (căn cứ theo điểm c, khoản 4, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng – 3 tháng (Căn cứ theo điểm a, khoản 10 Điều 7 Nghị định này)

Đối với xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

+ Phạt tiền từ 6 triệu – 8 triệu đồng (căn cứ điểm a khoản 7 Điều 7 Nghị định này)

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng – 4 tháng (căn cứ theo điểm b, khoản 10 Điều 7 Nghị định này)

Đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc:

+ Phạt tiền từ 10 triệu – 12 triệu đồng (căn cứ theo điểm a, khoản 8, Điều 7)

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 5 tháng – 7 tháng và tạm giữ phương tiện đến 7 ngày

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, tuần trước, bạn đã lái xe máy kéo ngược chiều trên đường 1 chiều. Căn cứ theo điểm c, khoản 4, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng. Ngoài ra bạn còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng – 3 tháng. Do đó, mức xử phạt 1 triệu đồng và bị tước GPLX 1 tháng của bạn là hoàn toàn đúng với quy định.

Mọi vướng mắc của bạn về vấn đề mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng, liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

>> Xem thêm: Đi sai làn đường phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022?

Mức phạt lỗi đi vào đường 1 chiều đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ

 

Chị Hường (Lạng Sơn) có câu hỏi:

“Thưa luật sư, tôi năm nay 16 tuổi và hiện đang theo học một trường cấp 3 trên địa bàn tỉnh. Hai ngày trước, do quên đặt báo thức, tôi đã muộn giờ học Toán ở trường. Tôi ngay lập tức đi xe đạp tới trường để đến trường nhanh tôi đã đi vào đường 1 chiều mặc dù thấy biển báo “Cấm đi ngược chiều”. Tuy nhiên, vì tôi luôn cho rằng đi xe đạp sẽ không bị phạt nên vẫn tiếp tục đi. Ngay lúc đó, cảnh sát giao thông đã yêu cầu tôi dừng xe, bị xử phạt 200.000 đồng và bị tạm giữ xe. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Hành vi đi vào đường ngược chiều như vậy có bị phạt không? Nếu bị xử phạt thì mức hình phạt như thế nào? Trường hợp của tôi, bị xử phạt như vậy có đúng quy định của pháp luật không? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn chính xác mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều đối với xe đạp, xe máy, xe thô sơ, Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn! Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Căn cứ theo điểm c, khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường 1 chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, tuần trước bạn đã đi vào đường có biển báo “Cấm đi ngược chiều”. Do đó, căn cứ theo điểm c, khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bạn bị phạt 200.000 đồng là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hành vi phạm lỗi đi vào đường 1 chiều của xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ không thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, do đó, bạn sẽ không bị tạm giữ phương tiện, cho nên việc bạn bị thu giữ xe đạp là không đúng với quy định.

Bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề lỗi đi vào đường 1 chiều phạt bao nhiêu đối với xe đạp, xe máy và xe thô sơ, gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn kịp thời.

>> Xem thêm: Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022?

tham-quyen-xu-phat-loi-di-vao-duong-1-chieu

 

Thẩm quyền xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều

 

Anh Ngọc Thiệp (Cao Bằng) có câu hỏi:

“Thưa luật sư, tôi năm nay 28 tuổi và đang làm việc tại công ty thu mua nông sản tại Cao Bằng. Ba ngày trước, do muộn giờ cung cấp nông sản cho khách hàng nên tôi đã đi xe máy vào đường 1 chiều. Tuy nhiên tôi thấy thường sẽ là công an giao thông sẽ xử phạt những hành vi vi phạm giao thông. Tuy nhiên ngày hôm đấy, tôi thấy cảnh sát cơ động đã xử phạt tôi 1 triệu đồng về lỗi đi vào đường 1 chiều. Vậy luật sư cho tôi hỏi cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt lỗi vi phạm đi vào đường 1 chiều không? Mức phạt trong trường hợp của tôi có đúng với quy định hay không? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Lực lượng nào thẩm quyền xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều? Luật sư tư  1900.6174

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật. Với vấn đề bạn đang vướng mắc, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Thứ nhất, căn cứ theo điểm b, khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau: Cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này.

Thứ hai, đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy có hành vi đi ngược chiều của đường 1 chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b, khoản 6 Điều 6 Nghị định này sẽ chịu các hình thức xử phạt sau:

+ Phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng (căn cứ theo điểm a, khoản 5 Điều 6 Nghị định này được sửa đổi bởi điểm c, khoản 4, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

+ Bị tước Giấy phép lái xe từ 1 tháng – 3 tháng (căn cứ theo điểm b, khoản 10, Điều 6 Nghị định này)

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã đi ngược chiều trên đường 1 chiều và bị Cảnh sát cơ động xử phạt vì vi phạm này. Căn cứ theo điểm b, khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP, cảnh sát cơ động hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này. Đối với hành vi vi phạm của bạn, bạn sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng. Do đó, mức phạt 1 triệu đồng của bạn là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

Mọi thắc mắc liên quan đến nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết của Luật sư!

>> Xem thêm: Lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu? Mức xử phạt hành chính 2022

Một số câu hỏi liên quan đến lỗi đi vào đường 1 chiều

 

Lỗi đi vào đường 1 chiều có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

 

Anh Hưng (Hải Phòng) có câu hỏi:

“Xin chào luật sư! Tôi năm nay 26 tuổi và hiện đang làm việc tại Hải Phòng. Tháng trước tôi đã được bố mẹ mua cho một chiếc xe Exciter mới để tiện đi làm. Quá háo hức, tôi chạy thử xe ngay trên đường một chiều gần nhà. Trời đã khuya và không có công an nên tôi đã chạy ngược chiều trở về nhà. Trong quá trình di chuyển do đường tối nên tôi đã đi nhanh và đâm vào 1 xe máy ở phía trước. Do va chạm mạnh, nên cả 2 người trên xe đều bị thương nặng và tử vong trên đường đi cấp cứu. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Lỗi đi vào đường 1 chiều bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn! Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho chúng tôi! Đối với câu hỏi mà bạn thắc mắc, chúng tôi đã phân tích và đưa ra giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, lỗi đi vào đường 1 chiều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu:

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau thì sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

+ Làm chết người

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể lên từ 61% trở lên

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của họ từ 61% – 121%

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng

– Người tham gia giao thông đường bộ mà phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

+ Không có giấy phép lái xe theo quy định

+ Trong tình trạng sử dụng rượu bia mà nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, hoặc chất kích thích mạnh khác

+ Bỏ chạy để trốn trách nhiệm, hoặc cố ý không cứu giúp người bị tai nạn

+ Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển, hoặc hướng dẫn giao thông

+ Làm chết 2 người

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của họ từ 122% – 200%

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ 5

Người tham gia giao thông đường bộ phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt từ 7 năm – 15 năm:

+ Làm chết từ 3 người trở lên

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người này trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của họ từ 201% trở lên

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỷ 5 trở lên

Người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến các hậu quả quy định tại một trong các điểm a,b,c khoản 3 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015; nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng – 1 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm 1 số công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Quay lại trường hợp của bạn Hưng, bạn đã đi vào đường một chiều và gây ra tai nạn làm 2 người chết. Căn cứ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bạn có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Mọi thắc mắc liên quan đến các trường hợp vi phạm lỗi đi vào đường 1 chiều bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hãy gọi ngay 1900.6174  để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ luật sư!

>> Xem thêm: Mức phạt nồng độ cồn xe máy – Những lỗi nồng độ cồn cần lưu ý

 

Trường hợp nào đi vào đường 1 chiều gây tai nạn nhưng không phải bồi thường

 

Chị Hoài Thương (Thái Bình) có câu hỏi:

“Thưa luật sư! Tôi có thắc mắc về lỗi đi vào đường 1 chiều mong luật sư giải đáp như sau:

Em trai tôi mới mua được 1 chiếc xe máy Exciter từ một người bạn. Hôm qua, em tôi đã đi ngược chiều trên đường 1 chiều và gây tai nạn khiến cho một người bị gãy chân phải đi điều trị. Em tôi đã nhìn thấy biển “Cấm đi ngược chiều” nhưng do chủ quan nên mới gây ra vụ va chạm này. Nạn nhân cũng đã được bác sĩ kết luận là không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ cần ở nhà dưỡng sức là được. Chúng tôi đã trả viện phí nhưng gia đình bên đó yêu cầu chúng tôi phải đưa tiền bồi thường. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Trong trường hợp này, tôi có phải bồi thường không? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Trường hợp nào đi vào đường 1 chiều gây tai nạn không phải bồi thường? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn! Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Về trường hợp bạn đang băn khoăn,  tôi đã xem xét và xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường, cụ thể bao gồm:

+ Do sự kiện bất khả kháng. Đây là sự kiện xảy ra khách quan, không thể lường trước cũng không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và tận dụng mọi khả năng cho phép.

+ Lỗi hoàn toàn là do bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.

Theo thông tin bạn cung cấp, em trai bạn mặc dù đã nhìn thấy biển “Cấm đi ngược chiều nhưng vẫn cố ý đi vào và gây tai nạn, do đó hành vi này sẽ không thuộc các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường nêu trên. Vì vậy, căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP em bạn cần phải thực hiện những hình phạt cụ thể như sau:

– Thứ nhất, đối với hành vi đi ngược chiều của đường 1 chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều’ gây tai nạn giao thông, em bạn sẽ chịu những hình thức xử phạt sau:

+ Phạt tiền từ 4 triệu – 5 triệu đồng (căn cứ theo điểm b, khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng – 4 tháng (căn cứ theo điểm c, khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

– Thứ hai, do nạn nhân chỉ bị thương nhẹ nên em bạn phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân do đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác, cụ thể bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, giảm sút của người bị thiệt hại

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại.

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động cần phải có người chăm sóc thường xuyên thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị hại.

+ Các thiệt hại khác do luật quy định

Mọi thắc mắc liên quan đến các trường hợp không phải bồi thường khi vi phạm lỗi đi vào đường 1 chiều gây tai nạn, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp cụ thể!

Trên đây là những quy định và vấn đề thực tế liên quan đến lỗi đi vào đường 1 chiều. Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để giải quyết những vấn đề trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174  để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!