Anh, chị được nhận em làm con nuôi không? Đang nước ngoài có được nhận em làm con nuôi không? Để nhận em làm con nuôi cần điều kiện gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi liên quan đến vấn đề nhận con nuôi khi là anh chị em. Trong quá trình tìm hiểu nội dung, bạn có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!
Có được nhận em làm con nuôi không?
Anh Hải (Quảng Nam) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, tôi có thắc mắc cần hỗ trợ như sau:
Tôi năm nay 25 tuổi có một đứa em gái 10 tuổi. Mẹ tôi mất cách đây 2 năm vì bị bệnh, từ đó bố tôi lúc nào cũng đi nhậu say xỉn mới về, không chịu đi làm, suốt ngày chửi mắng không chăm sóc và giáo dục em của tôi. Vì thế mà con bé lúc nào cũng sang ở cùng ông bà. Giờ tôi cũng đã đi làm và có thu nhập để nuôi được gia đình. Vây, tôi muốn hỏi Luật sư là tôi có thể nhận em làm con nuôi được không? Tôi cảm ơn Luật sư.
>> Pháp luật có quy định anh, chị nhận em làm con nuôi không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Hải, cảm ơn anh đã gửi thắc mắc đến cho chúng tôi. Dựa vào những thông tin mà anh cung cấp và quy định của pháp luật hiện hành, Luật sư xin được hỗ trợ giải đáp như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ của cha, mẹ và con giữa những người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Căn cứ Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về điều kiện người được nhận làm con nuôi như sau:
– Trẻ em dưới 16 tuổi trở xuống
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc các trường hợp sau đây:
– Được cha dượng hay mẹ kế nhận làm con nuôi
– Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận đứa trẻ làm con nuôi
– Một người chỉ được làm con nuôi của một người đang độc thân hoặc của cả hai người đang là vợ chồng với nhau.
– Nhà nước khuyến khích đối với việc nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm con nuôi.
Hành vi bị cấm nêu rõ tại Điều 13 Luật nuôi con năm 2010 như sau:
“Điều 13. Các hành vi cấm
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.”
Từ đó, có thể thấy rằng pháp luật không cho phép anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. Tuy nhiên, nếu không nhận em của mình làm con nuôi thì vẫn có thể trở thành người giám hộ của em. Theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì giám hộ là việc một cá nhân, pháp nhân được thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người không còn năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
Dựa vào Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về điều kiện của người giám hộ gồm:
– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.
– Không là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác.
– Là người chưa bị Tòa tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Theo thông tin của anh Hải thì bố của anh thường xuyên đi nhậu say xỉn, không đi làm, không chăm lo và giáo dục em của anh thì theo pháp luật quy định tại Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015 rằng nếu người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cả hai người đều mất năng lực hành vi dân sự; Cha, mẹ có khó khăn trong nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình; Cha, mẹ đều hạn chế năng lực hành vi dân sự và bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con của mình; Cha, mẹ không có đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục với con và có yêu cầu cần người giám hộ.
Do đó, vì ba của anh đang còn sống nên vẫn là người đại diện hợp pháp cho em của anh. Đối với trường hợp của anh thì để trở thành người giám hộ cho em gái thì anh phải chứng minh được bố của anh không có đầy đủ điều kiện, sức khỏe để chăm sóc và giáo dục và bố của anh có yêu cầu đến anh sẽ là người giám hộ cho em gái.
Bố của anh thường xuyên say xỉn, không lao động tạo ra thu nhập để chăm sóc, giáo dục em của anh thì anh có thể thỏa thuận với bố để anh làm người giám hộ. Nếu bố anh không đồng ý thì anh có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố về hạn chế quyền đối với bố của mình nhưng anh cần phải có tài liệu chứng minh được bố của anh có những hành vi vi phạm đến nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khi đó, Tòa sẽ tiến hành giải quyết hoặc theo yêu cầu của anh để ra quyết định về việc không cho bố anh trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục, quản lý tài sản riêng hoặc đại diện theo pháp luật cho em gái anh từ 1 năm đến 5 năm. Vì vậy, anh sẽ trở thành người giám hộ của em gái theo quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc giám hộ của anh phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Do vậy, anh Hải không thể nhận em gái làm con nuôi mà chỉ trở thành người giám hộ của em dựa vào những điều kiện bên trên theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là giải đáp của Luật sư cho câu hỏi của anh Hải. Hy vọng rằng câu trả lời của chúng tôi đã giúp anh hiểu rõ về vấn đề “Có được nhận em làm con nuôi không?” Nếu anh có bất kỳ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký giám hộ theo quy định mới nhất năm 2022
Anh trai đang ở nước ngoài có nhận em làm con nuôi được không?
Anh Huy ( Đà Nẵng) có câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có một số vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:
Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, gia đình tôi ở Việt Nam. Bố mẹ tôi đã mất trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19, tôi có một đứa em gái năm nay 10 tuổi hiện đang ở nhà bác của tôi. Nay tôi muốn nhận em tôi làm con nuôi nhưng hiện tại tôi đang ở Hàn Quốc. Tôi muốn hỏi Luật sư là trường hợp của tôi pháp luật quy định như thế nào và tôi có nhận em tôi làm con nuôi được không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.
>> Người đang nước ngoài có được nhận em trở thành con nuôi không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Huy, cảm ơn anh đã gửi thắc mắc đến Tổng Đài Pháp Luật, dựa vào những thông tin mà anh cung cấp thì luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ tại Điều 28 luật con nuôi có quy định người Việt Nam định cư nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận làm con nuôi trong những trường hợp nêu sau đây:
– Là cha dượng hay mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
– Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người sẽ được nhận làm con nuôi;
– Là anh, chị, em ruột của đứa trẻ được nhận làm con nuôi;
– Là người nước ngoài đang học tập và làm việc tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 1 năm;
Vì vậy, đối với trường hợp của anh Huy do bố mẹ anh đã mất và anh là anh trai ruột của em mình nên anh vẫn có thể nhận em gái của mình là con nuôi theo quy định của pháp luật.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về anh trai đang ở nước ngoài có nhận em làm con nuôi được không? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp anh Huy hiểu rõ về những thắc mắc đang gặp phải. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn kỹ càng nhất.
>> Xem thêm: Thủ tục nhận con nuôi trong nước và yếu tố nước ngoài 2022
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề nhận em làm con nuôi. Mọi thông tin chúng tôi chia sẻ đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng thông tin này sẽ góp phần cung cấp cho các bạn đọc những quy định pháp lý hữu ích nhất. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm mọi lúc, mọi nơi.