Điều kiện và thủ tục giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi là cụm từ thường được bắt gặp trong những vụ việc ly hôn hiện nay. Vậy quyền nuôi con dưới 36 tháng có phải luôn luôn thuộc về người mẹ trong mọi hoàn cảnh không? Nếu bố muốn giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi cần có những điều kiện và thủ tục gì? Mọi thắc mắc sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây và nếu bạn muốn thuê luật sư giành quyền nuôi con, hãy liên hệ qua số điện thoại 19006174 Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân, gia đình.

>> Tư vấn ly hôn miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi cần đáp ứng điều kiện nào?

 

Điều kiện giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Chị Mai (Ba Đình – Hà Nội) có câu hỏi: “Tôi và chồng đã cưới nhau được 3 năm và có 1 bé gái 2 tuổi. Gần đây, vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và cũng không thể giải quyết được sau nhiều lần có sự tham gia của gia đình 2 bên. Dù con còn nhỏ nhưng chúng tôi vẫn đi đến quyết định ly hôn để giải thoát cho cả 2 cũng như tránh việc ảnh hưởng tâm lý của con khi bố mẹ luôn mâu thuẫn.
Bên ngoại nhà tôi có mong muốn tôi sẽ nhận nuôi con nhưng nhà nội không đồng ý. Vì vậy tôi muốn được luật sư tư vấn về điều kiện giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi như thế nào và cách để tôi được giành quyền nuôi con. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Hotline Tổng đài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình – 19006174

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, quyền nuôi con khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo như chia sẻ của bạn, con gái bạn hiện 2 tuổi (dưới 36 tháng tuổi) nên việc bạn được quyền nuôi con dưới 36 tháng là điều tất nhiên xảy ra. Tuy nhiên, khi ra Tòa, Tòa án sẽ xem xét các điều kiện của mẹ như khả năng kinh tế, yếu tố tinh thần,… để đưa đến quyết định giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

Ngoài ra, nếu bạn có bằng chứng liên quan đến việc chồng bạn có những hành động không yêu thương con hoặc không có thời gian chăm sóc con thì điều đó càng giúp tăng khả năng việc bạn sẽ giành được quyền nuôi con.

Vì vậy, để chắc chắn rằng bạn sẽ giành được quyền nuôi con theo đúng quy định của pháp luật cũng như có đủ điều kiện nuôi con dưới 3 tuổi, hãy liên hệ với Tổng đài pháp luật ngay hôm nay nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào trong cuộc sống hôn nhân, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được trò chuyện và lắng nghe lời khuyên với chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Tư vấn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng cho bố

Anh Huy (Bình Dương) có câu hỏi: “Do 2 vợ chồng có mâu thuẫn và bất đồng đã không thể giải quyết trong thời gian dài nên tôi muốn làm hồ sơ ly hôn. Tuy nhiên, 2 vợ chồng tôi hiện có 1 bé trai 1 tuổi và tôi muốn giành quyền nuôi con. Vậy không biết thủ tục và hồ sơ giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi như thế nào ạ? Mong được luật sư tư vấn!”

Trả lời:
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Xét theo trường hợp trên của vợ chồng bạn, có thể xảy ra 2 tình huống như sau:

  • Nếu 2 vợ chồng có thể thỏa thuận vào đơn ly hôn hoặc trước tòa về việc ai có quyền nuôi con, ai có quyền chu cấp thì Tòa án sẽ tôn trọng quyết định này.
  • Nếu không thể thỏa thuận thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, có những trường hợp con dưới 36 tháng tuổi vẫn được giao cho bố nuôi dưỡng nếu mẹ không đáp ứng đủ điều kiện để chăm sóc con như kinh tế, nơi ở, thời gian chăm sóc,…

Do đó để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, bạn nên thỏa thuận với vợ về việc giành quyền nuôi con trước khi ra Tòa. Nếu không thể thỏa thuận, hãy đưa ra những bằng chứng về việc vợ bạn không đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con,… như không có việc làm, nơi ở ổn định, không có thời gian dành cho con.

Để được tư vấn kỹ hơn về điều kiện và thủ tục giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, hãy liên hệ qua hotline Tổng đài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình – 19006174.

Tư vấn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ không có nghề nghiệp

Giành quyền nuôi con khi mẹ không có việc làm

Chị Hoài (Phú Thọ) có câu hỏi: “Sau khi tôi sinh con, chồng tôi thường xuyên chơi bời ăn nhậu nên không quan tâm nhiều đến vợ con. Hiện tại, con tôi đã được 3 tháng tuổi và tôi muốn làm hồ sơ ly hôn nhưng từ khi sinh con đến giờ tôi không có việc làm và cũng đang trong thời gian thai sản. Vậy tôi không biết tôi có được giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi không? Mong nhận được tư vấn của luật sư”

Trả lời: Theo Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015 thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy vì con của bạn dưới 36 tháng tuổi nên theo pháp luật sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, vì bạn không có việc làm nên đây cũng là một điều kiện bất lợi cho việc giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đưa ra những chứng minh về việc bạn có nơi ở ổn định và có thời gian chăm sóc con, trong khi chồng bạn không quan tâm vợ con. Như vậy, bạn vẫn có khả năng giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi.

Để được tư vấn cũng như hướng dẫn cách làm hồ sơ giành quyền nuôi con khi mẹ không có việc làm cũng như có thêm khả năng giành được quyền nuôi con, hãy liên hệ với các luật sư của Tổng đài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình qua hotline 19006174

Thủ tục giành quyền nuôi con dưới 36 tháng khi ly hôn

Thủ tục giành quyền nuôi con

Anh Bình (Thái Nguyên) có câu hỏi: “Hai vợ chồng tôi đã hoàn thành việc ly hôn và con trai tôi 2 tuổi được giao cho vợ tôi nuôi dưỡng. Tuy nhiên, gần đây, tôi thấy trên người cháu có nhiều vết bầm tím, cháu nói do cháu đi lớp bị ngã và xây xước. Mẹ cháu cũng không có nhiều thời gian để chăm con nên phải gửi nhà trẻ hoặc thuê người về trông con.

Vì vậy, tôi muốn giành lại quyền nuôi con dưới 36 tháng vì tôi có nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho con. Vậy thủ tục giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi như thế nào? Mong được luật sư tư vấn!”

Hotline Tổng đài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình – 19006174

Trả lời:
Theo quy định của pháp luật, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người có quyền nuôi con tại TAND quận/ huyện nơi bị đơn cư trú.
  • Bước 2: Nếu hồ sơ khởi kiện được chấp nhận, Tòa án sẽ thông báo cho bạn để nộp tiền tạm ứng án phí
  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/ huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án
  • Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Trong trường hợp này, anh cần chứng minh được việc mình có đủ điều kiện để giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng như việc vợ cũ không đảm bảo được việc có đủ thời gian chăm sóc con, không đủ điều kiện về tinh thần thì Tòa án sẽ giải quyết việc giành quyền nuôi con cho anh.

Đang mang thai con thứ 2 mà con đầu lớn hơn 3 tuổi thì có giành quyền nuôi cả 2 con sau khi ly hôn không?

Chị Hải (Cần Thơ) có câu hỏi: “Tôi đang mang thai con thứ 2 ở tháng thứ 6 và con đầu được 4 tuổi. Gần đây, vợ chồng tôi có xảy ra mâu thuẫn thường xuyên. Mặc dù được gia đình 2 bên hòa giải nhưng vợ chồng tôi vẫn quyết định ly hôn. Tuy nhiên, vấn đề hiện tại là tôi không biết ai được quyền nuôi con và con đầu cũng đã hơn 3 tuổi. Hy vọng sẽ nhận được tư vấn của luật sư về vấn đề này!”

Trả lời: Theo Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015 thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, khi bạn ly hôn trong lúc đang mang thai thì bạn tất nhiên giành được quyền nuôi con thứ 2. Còn con đầu 4 tuổi bạn có thể thỏa thuận với chồng về việc nuôi con, nếu không thể thỏa thuận, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, điều kiện đảm bảo yếu tố tinh thần cho con để giao quyền nuôi con.

Do đó, nếu muốn giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn, bạn cần có đủ điều kiện cũng như hoàn thiện hồ sơ giành quyền nuôi con, có những bằng chứng để chứng minh cho điều kiện đó. Để được tư vấn cụ thể hơn về việc giành quyền nuôi con với vụ việc của mình. Bạn có thể liên hệ với Tổng đài pháp luật để nhận được tư vấn của những luật sư giàu kinh nghiệm hôn nhân & gia đình nhé!

Hotline Tổng đài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình – 19006174

Luật sư tư vấn về giành quyền nuôi con dưới 36 tháng khi ly hôn

Luật sư Nguyễn Văn Hùng

Luật sư Nguyễn Văn Hùng – Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân & Gia đình 

Làm cha mẹ là một nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả và bất kỳ cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên, con cái sẽ không thể có điều kiện phát triển tốt nhất trong một gia đình mà cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn thậm chí bạo lực gia đình trước mặt con. Những cặp vợ chồng đi đến ly hôn là khi không thể hòa giải được những mâu thuẫn ấy nhưng con cái cũng là những người phải chịu ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, cha mẹ nên cân nhắc thật kỹ về vấn đề ai sẽ là người nuôi con, đặc biệt là giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi – ở tuổi này trẻ cần nhiều sự chăm sóc và yêu thương của người lớn.

Trên thực tế, việc giành quyền nuôi con còn nhiều khó khăn đối với những bậc làm cha, làm mẹ khi ly hôn đơn phương hoặc không thể thỏa thuận với người còn lại. Bên cạnh đó, thủ tục và hồ sơ phức tạp cũng là rào cản khá lớn cho họ.
Bài viết trên đây, với những vấn đề liên quan đến việc giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi và tư vấn của luật sư chắc chắn đã cho bạn đọc những thông tin nhất định về việc giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác và phù hợp nhất với vụ việc ly hôn của mình, bạn đọc hãy liên hệ tới hotline Tổng đài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình – 19006174 hoặc website Tổng đài pháp luật ngay hôm nay nhé!