Pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào năm 2022?

Pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào? Đây vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm trong thời buổi tình hình tội phạm đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ đi tìm hiểu những quy định của pháp luật về các trường hợp được phép bắt giữ người. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến vấn đề trên, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp.

>> Tư vấn pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào hiện nay, gọi ngay 1900.6174

phap-luat-cho-phep-bat-nguoi-trong-truong-hop-nao-2022

Pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào?

 

Anh Toàn (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần tư vấn như sau:
Con trai tôi là anh Nam hiện đang bị công an tạm giữ về hành vi trộm cắp tài sản sự việc cụ thể như sau. Do con trai tôi hiện đã ly hôn, một mình con tôi phải nuôi hai đứa con nhỏ, dịch bệnh khó khăn hai con thì bị ốm không có tiền chạy chữa nên trưa 2 hôm trước con tôi có sang nhà ông Lộc là hàng xóm nhà tôi ăn trộm tiền và vàng trong két sắt lúc ông Lộc đang ngủ. Khi đang cho tiền vàng vào túi thì con tôi bị con trai ông Lộc phát hiện nên đã bắt tại chỗ.
Tuy nhiên khi bố con ông Lộc bắt con trai tôi xong nhưng không đưa đến công an mà giữ con tôi ở nhà chửi bới, lăng mạ đến chiều mới đưa đến cơ quan công an. Tôi rất thương con nhưng không biết làm thế nào.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc bố con ông Lộc không phải là công an nhưng lại bắt con tôi là đúng hay sai? Theo quy định hiện nay thì pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào?
Mong Luật sư giải đáp cho tôi về vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Giải đáp thắc mắc pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào , gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Toàn, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Qua quá trình tiếp nhận câu hỏi của anh về vấn đề pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào, chúng tôi đưa ra giải đáp như sau:

Tại Điều 109 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về các biện pháp ngăn chặn cụ thể như sau:

“1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.”

Do đó theo quy định của pháp luật hiện hành thì các trường hợp được bắt giữ người sẽ bao gồm:

Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp trên thực tế là biện pháp ngăn chặn mang tính cấp cách, trong trường hợp xác định được một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn việc người phạm tội có thể trốn hoặc thực hiện hành vi tiêu hủy chứng cứ.

Vì vậy việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp cần phải có các giấy tờ tài liệu, chứng cứ của các cơ quan có thẩm quyền khẳng định một người nào đó có dấu hiệu chuẩn bị thực hiện phạm tội nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc có thể bị nghi là thực hiện tội phạm và có biểu hiện sẽ thực hiện hành vi gây cản trở đến hoạt động điều tra như trốn, tiêu hủy chứng cứ, làm giả chứng cứ…

Những hành vi như chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng, tội phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, hoặc các hành vi nhằm gây khó khăn cho quá trình điều tra của cơ quan có thẩm quyền là những dấu hiệu thể hiện tính cấp bách của biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Nếu trong những trường hợp này mà không kịp thời ngăn chặn thì tội phạm có thể xảy ra và người phạm tội sẽ trốn tránh cũng như chống đối lại pháp luật và chứng cứ, dấu vết phạm tội có thể bị xóa bỏ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì các trường hợp có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp sẽ bao gồm:

Khi có đầy đủ các căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Đây là trường hợp là tội phạm đã xảy ra và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người phạm tội có thể thực hiện việc bỏ trốn.

Do đó trong trường hợp này cơ quan điều tra sẽ phải xác minh về tính đúng đắn của lời khai báo của người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra việc phạm tội để tránh trường hợp cố tình khai báo gian dối hoặc nhầm lẫn. Khi xác minh là có căn cứ đối với lời khai báo này thì cơ quan có thẩm quyền mới có thể bắt người phạm tội.

Xét thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ của người này.

Bắt người phạm tội quả tang

Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì các trường hợp được bắt người phạm tội quả tang bao gồm:

“Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”

Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện

Đang thực hiện việc phạm tội là trường hợp phạm tội quả tang thường gặp trên thực tế. Ở trường hợp này thì người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự nhưng chưa hoàn thành tội phạm hoặc chưa kết thúc được việc phạm tội thì đã bị phát hiện.

Đối với những loại tội phạm mà hành vi phạm tội được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, không bị gián đoạn chẳng hạn như tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tội tàng trữ trái phép chất ma túy… thì trong suốt thời gian đó bị coi là đang thực hiện tội phạm. Do đó thời điểm nào tội phạm bị phát giác cũng là phạm tội quả tang

Ngay sau khi người thực hiện tội phạm thực hiện hành vi phạm tội thì bị phát hiện

Trường hợp này là người phạm tội vừa thực hiện hành vi xong và chưa kịp chạy trốn hoặc đang thực hiện hành vi xóa dấu vết, tiêu hủy chứng cứ của tội phạm thì bị phát hiện.

Bắt người trong trường hợp này cần có chứng cứ để chứng minh là người đó vừa phạm tội xong chưa kịp chạy trốn và việc bắt giữ người phải xảy ra ngay sau khi tội phạm được thực hiện. Trên thực tế thì các tang vật mà người phạm tội chưa kịp tiêu hủy hay tẩu tán sẽ là những bằng chứng để chứng minh về hành vi phạm tội vừa được thực hiện xong. Tuy nhiên trường hợp không có tang vật thì sự có mặt của những người làm chứng cũng cho phép được bắt người phạm tội trong trường hợp này.

Người thực hiện tội phạm đang bị đuổi bắt

Trong trường hợp này thì người phạm tội vừa thực hiện xong hành vi hoặc đang thực hiện hành vi phạm tội thì bị phát hiện nên đã bỏ trốn và bị đuổi bắt. Việc đuổi bắt trong trường hợp này phải liền ngay sau khi người phạm tội chạy trốn thì mới có cơ sở để chứng minh người này phạm tội. Trường hợp việc đuổi bắt không gắn liền với hành vi chạy trốn mà bị gián đoạn về mặt thời gian thì sẽ không được coi là bắt quả tang mà được xem là bắt người trong trường hợp khẩn cấp.

Bắt người đang bị truy nã

Người đang bị truy nã sẽ là bị can, bị cáo, người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất, người bị kết án phạt tù, người đang chấp hành án phạt tù, người bị kết án tử hình, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

Trên thực tế thì cơ quan tiến hành tố tụng chỉ ra quyết định truy nã khi có đủ căn cứ xác định người phạm tội trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu cũng như đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không đạt được kết quả. Trong trường hợp này cũng đã có sự xác định chính xác lý lịch hoặc các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bị truy nã.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Theo quy định của pháp luật thì đối tượng bị bắt trong trường hợp này là bị can và bị cáo. Căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại khoản 1 Điều 60 thì “Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.”,

Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự thì “bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.”

Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt; và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt. Khi tiến hành việc bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn; và người khác chứng kiến.

Khi tiến hành việc bắt người tại nơi người đó làm việc hay học tập thì phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành việc bắt người tại các nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành việc bắt người.

Bắt người bị yêu cầu dẫn độ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007 có quy định: “Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó”.

Trường hợp bắt người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam hoặc thi hành quyết định dẫn độ phải được thực hiện theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Bắt bị can hoặc bị cáo để tạm giam là bắt người đã có quyết định khởi tố bị can hoặc người đã có quyết định của Tòa án đưa ra xét xử bị cáo để tạm giam nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Đối tượng bị bắt trong trường hợp này là bị can, bị cáo nên người chưa bị khởi tố thì sẽ không phải là đối tượng để áp dụng bắt người trong trường hợp này. Tuy nhiên không phải là tất cả bị can và bị cáo đều có thể bị bắt để tạm giam mà chỉ những bị can, bị cáo thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự mới có thể bị bắt để tạm giam.

Quay trở lại với trường hợp của anh Toàn ở trên thì việc bắt người của bố con ông Lộc ở trên thuộc vào trường hợp bắt người phạm tội quả tang. Do lúc này anh Nam là con trai anh đang thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa hoàn thành, chưa kết thúc việc phạm tội trộm cắp này thì bị phát hiện.

Do đó theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì bất cứ người nào cũng có quyền bắt giữ, khám xét thu vũ khí, khống chế và dẫn giải người đến cơ quan pháp luật gần nhất trong trường hợp này, do đó việc bố con ông Lộc bắt anh Nam trong trường hợp này là hợp lý.

Tuy nhiên pháp luật chỉ cho phép bắt giữ đối tượng, tước vũ khí nhưng sau đó thì phải dẫn giải đối tượng đến cơ quan pháp luật gần nhất để cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý.

Do đó việc bố con anh Lộc khi bắt được kẻ trộm là anh Nam nhưng lại không đưa đến cơ quan công an mà lại giam giữ anh Nam mấy tiếng để chửi bới, lăng mạ là sai và lúc này thì tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi mà bố con anh Lộc có thể bị truy cứu về tội bắt giữ người trái pháp luật, nếu trường hợp bố con anh Lộc giữ người mà còn có hành vi gây thương tích cho anh Nam thì còn có thể phạm tội cố ý gây thương tích.

Mọi thắc mắc về vấn đề pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn luật hình sự nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Tội bắt giữ người trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?

 

giai-dap-phap-luat-cho-phep-bat-nguoi-trong-truong-hop-nao

Thẩm quyền bắt giữ các đối tượng phạm tội

 

Chị Mai (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Chồng tôi là dân quân của phường, đêm hôm kia khi đang đi tuần tra thì chồng tôi có phát hiện anh Công và anh Phượng có hành vi đánh đập và cướp tài sản một cô gái do cô này không chịu cho hai anh kia làm quen. Chồng tôi có lao vào và bắt được anh Công còn anh Phượng thì đã lên xe máy bỏ chạy nên không bắt được. Khi bắt được anh Công thì chồng tôi lập tức đưa anh này đến cơ quan công an và nhờ người đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Đến chiều hôm qua, khi trên đường đi chợ thì chồng tôi có phát hiện anh Phượng đang ngồi uống nước trong quán cà phê. Chồng tôi lúc này đã về nhà gọi 2 người em chồng đến bắt anh Phượng và giải đến đồn công an.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc chồng tôi bắt hai anh này là đúng hay sai? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn về thẩm quyền bắt giữ đối tượng phạm tội trong trường hợp cụ thể , gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Mai, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với chúng tôi. Đối với câu hỏi này của chị, chúng tôi xin được đưa ra lý giải như sau:

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hiện hành thì tùy vào những trường hợp cụ thể thì thẩm quyền bắt giữ các đối tượng phạm tội sẽ có sự khác nhau cơ bản, cụ thể như sau:

Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

Những người sau đây sẽ có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:

Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp;

Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng đồn biên phòng, chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng cục Trinh sát Biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng cục phòng chống ma túy và tội phạm bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm bộ đội biên phòng, Tư lệnh vùng lực lượng cảnh sát biển;

Cục trưởng cục nghiệp cụ và pháp luật lực lượng cảnh sát biển, Đoàn trưởng đoàn đặc nhiệm biên phòng;

Chi cục trưởng chi cục kiểm ngư vùng (khoản 2 Điều 110 Bộ luật hình sự 2015).

Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp, nếu như xét thấy cần thiết thì những người được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sẽ ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Lệnh bắt phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn

Bắt người phạm tội quả tang

Trong trường hợp này chứng cứ phạm tội đã rõ ràng do đó để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc ngăn chặn người phạm tội bỏ trốn thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt người và tước vũ khí, hung khí của người bị bắt theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.

Bắt người đang bị truy nã:

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Khi thực hiện việc bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Theo quy định Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 trong trường hợp bắt người đang bị truy nã thì có thể bắt vào ban đêm.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì những người sau đây sẽ có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam bao gồm:

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành

Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp

Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Bắt người bị yêu cầu dẫn độ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 503 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì việc bắt người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam hoặc thi hành quyết định dẫn độ được thực hiện theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Do đó thẩm quyền gia lệnh bắt người trong trường hợp này sẽ giống trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam và sẽ bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

Đối với trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Áp dụng vào trong tình huống cụ thể của chị Mai có thể thấy việc chồng chị bắt anh Công là đúng vì trong trường hợp này anh Công đang thực hiện hành vi đánh đập cũng như cướp tài sản của cô gái kia và bị chồng chị phát hiện.

Do đó, căn cứ vào Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì bất cứ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đối tượng đến cơ quan Công an hoặc Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất. Chồng chị khi bắt anh Công thì lập tức đưa người này đến cơ quan công an do đó việc chồng chị bắt anh Công là hoàn toàn hợp lý và đúng theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên trong trường hợp này chồng chị bắt anh Phượng là sau vì theo tình tiết mà chị cung cấp thì đến ngày hôm sau chồng chị mới phát hiện anh Phượng đang ngồi uống nước trong quán cà phê, điều này có nghĩa là đã có sự gián đoạn về mặt thời gian giữa việc đuổi bắt và việc bỏ trốn do đó lúc này sẽ không được coi là bắt quả tang mà được xem là bắt người trong trường hợp khẩn cấp.

Như vậy chồng bạn không có thẩm quyền bắt người trong trường hợp này mà chồng chị phải báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền biết để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Vì việc việc chồng bạn và anh em bắt anh Phượng trong trường hợp này là không đúng theo quy định của pháp luật vì để có thể bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì cần phải có lệnh giữ người.

Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến thẩm quyền bắt giữ các đối tượng tội phạm hoặc pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tranh tụng tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Tội vô ý làm chết người được pháp luật quy định như thế nào?

Một số câu hỏi liên quan về pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào?

 

Trường hợp bắt người trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

 

Chị Hằng (Lai Châu) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, chồng tôi hai năm trước có vay nợ của anh Hà số tiền là 500 triệu đồng và hàng tháng chồng tôi có trả lãi. Gần đây do tình hình dịch bệnh làm ăn thất thoát nên công việc bị đình trệ gia đình tôi không thể chuẩn bị tiền để trả cho anh Hà hàng tháng như trước nữa. Chồng tôi có xin anh Hà cho làm đơn xin gia hạn số nợ này nhưng anh Hà không đồng ý.
Hai hôm trước anh Hà có cho xã hội đen đến nhà tôi đòi nợ, sau khi biết gia đình chúng tôi không có tiền trả thì chúng có chửi mắng rồi bắt chồng tôi đi và nói là khi nào có tiền thì chồng tôi mới được thả. Hiện tôi đang rất hoang mang không biết giải quyết thế nào.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi bắt chồng tôi của những người này có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì nhóm người kia sẽ bị xử lý ra sao? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn các khung hình phạt đối với hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hằng, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình đến Tổng Đài Pháp Luật. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và đưa ra tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ngoài những trường hợp được phép bắt giữ người như bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam và bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ thì mọi hành vi khác bắt người không đúng căn cứ, thẩm quyền, trình tự thủ tục thì đều bị coi là trái pháp luật.

Theo đó hành vi bắt giữ người trái pháp luật là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật.

Về mặt khách quan thì bắt người trái pháp luật sẽ được thể hiện ở hành vi khống chế một người nào đó để có thể tạm giam họ, việc khống chế có thể bằng vũ lực hoặc các biện pháp khác như còng tay, trói… Giữ người trái pháp luật được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài tầm kiểm soát của người phạm tội. Giam người trái pháp luật thì được thể hiện ở hành vi nhốt một người nào đó vào một nơi trong một khoảng thời gian nhất định chẳng hạn như nhốt trong nhà, trong hầm…

Hành vi này xâm phạm đến khách thể là quyền tự do thân thể của người khác được pháp luật công nhận và bảo vệ

Chủ thể thực hiện tội phạm này có thể là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và người phạm tội trong trường hợp này phạm tội với lỗi cố ý.

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự 2015 thì người nào phạm tội bắt giữ người trái pháp luật sẽ phải gánh chịu những khung hình phạt sau đây:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 thì phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật Hình sự 2015.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự 2015 thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với các trường hợp phạm tội sau:

+ Phạm tội có tổ chức

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội

+ Phạm tội 2 lần trở lên

+ Phạm tội đối với 2 người trở lên

+ Phạm tội đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ

+ Phạm tội mà làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách

+ Phạm tội mà gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 157 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 thì phạt tù từ 5 năm đến 12 đối với các trường hợp phạm tội sau:

+ Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát

+ Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

Đối với trường hợp của chị Hằng ở trên, hành vi bắt người của bên cho chồng chị vay nợ là hoàn toàn trái pháp luật. Do trường hợp này không thuộc những trường hợp mà pháp luật cho phép được bắt giữ người chẳng hạn như bắt bị can, bị cáo để tạm giam hay bắt người trong trường hợp khẩn cấp…

Hành vi bắt chồng bạn của nhóm người xã hội đen đã xâm phạm nguyên trọng đến quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, quyền tự do dân chủ của công dân. Do đó hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt, giữ người trái pháp luật.

Xét trường hợp này có dấu hiệu của phạm tội có tổ chức do như bạn cung cấp thông tin thì ông Hà là người cho chồng bạn vay tiền nhưng đến nhà bắt chồng bạn đi thì lại là một nhóm người xã hội đen. Có thể trong trường hợp này ông Hà là người chủ mưu, cầm đầu, đưa ra kế hoạch thực hiện hành vi còn nhóm xã hội đen kia sẽ là người thực hành đóng vai trò là người trực tiếp thực hiện hành vi.

Do đó, ông Hà và đồng phạm có thể gánh chịu mức hình phạt từ 2 đến 7 năm tù tùy vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc chị còn thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào, khung hình phạt đối với hành vi bắt, giam, giữ người trái pháp luật, hãy liên hệ đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ? Cách xử lý khi bị đòi nợ

 

tu-van-phap-luat-cho-phep-bat-nguoi-trong-truong-hop-nao

Công an có được bắt người vào ban đêm không?

 

Bác Lâm (Điện Biên) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc cần được tư vấn như sau:
Con gái tôi là chị Ngát năm nay 30 tuổi hiện đang làm việc ở Hà Nội. Mấy hôm trước cháu có về nhà chơi và bảo sẽ ở nhà 2 3 ngày. Tuy nhiên đêm hôm qua khoảng hơn 11 giờ có 2 anh công an phường gõ cửa nhà và bắt con gái tôi đi với lý do là có người báo nhìn thấy cháu có vận chuyển ma túy từ Hà Nội về Điện Biên và cũng không cho chúng tôi biết là người nào báo hoặc có chứng cứ gì chứng minh con tôi phạm tội.
Hiện con gái tôi đang bị tạm giam và vẫn chưa có tin tức gì. Vậy Luật sư cho tôi hỏi công an bắt con tôi trong trường hợp này là có đúng theo quy định của pháp luật hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn các trường hợp được bắt giữ người vào ban đêm, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bác Lâm, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi của mình cho chúng tôi! Đối với câu hỏi của bác, đội ngũ Luật sư của chúng tôi xin được đưa ra lời giải thích như sau:

Thứ nhất, việc công an bắt chị Ngát trong trường hợp này có thể thuộc trường hợp bắt ngữ người trong trường hợp khẩn cấp, do có người báo cho cơ quan công an biết là họ đã nhìn thấy chị Ngát có vận chuyển ma túy từ Hà Nội về Điện Biên.

Do đó, việc công an bắt chị Ngát trong trường hợp này có thể để ngăn cản chị Ngát có hành vi bỏ trốn. Tuy nhiên, theo những tình tiết mà bác Lâm cung cấp, thì khi công an đến bắt chị Ngát lại không đưa ra được các căn cứ để xác minh lời tố cáo của người tố cáo là chính xác bởi rất có thể có trường hợp người khai báo cố tình khai báo gian dối hoặc nhằm gây nhầm lẫn từ đó có thể dẫn đến việc bắt nhầm người vô tội.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 113 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có quy định: “Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 thì ban đêm sẽ được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Việc công an bắt chị Ngát lúc hơn 11h như thông tin bác cung cấp là bắt người vào ban đêm. Tuy nhiên việc bắt giữ người này lại không thuộc trường hợp là bắt người phạm tội quả tang do có sự gián đoạn về thời gian thực hiện hành vi phạm tội và thời gian đuổi bắt, cũng càng không thuộc trường hợp bắt người đang bị truy nã vì lúc này chị Ngát chưa bị kết án.

Đồng thời việc bắt người vào ban đêm này còn không bảo đảm tính công khai, minh bạch của hoạt động bắt giữ, gây xáo trộn, ảnh hưởng đến những người xung quanh bởi ban đêm là thời điểm mọi người đều đang ngủ. Do đó việc bắt người của công an vào ban đêm trong trường hợp này là trái với quy định của pháp luật.

Nếu bác còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đế pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào hoặc cụ thể các trường hợp được bắt giữ người vào ban đêm, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

Thời gian tạm giữ, tạm giam là bao nhiêu ngày?

 

Bạn Kiên (Cần Thơ) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, em có câu hỏi cần được giải đáp như sau:
Bố của em hai hôm trước có đi chơi tại nhà một người bạn và bị công an bắt tại chỗ khi đang thực hiện hành vi đánh bạc ăn tiền của với khoảng 7 8 người khác. Số tiền thu trên chiếu bạc chia đều cho mỗi người là 5 triệu đồng. Hiện bố của em đang bị công an bắt để điều tra.
Tuy nhiên gia đình em không biết đến bao giờ bố em sẽ được thả nên hiện đang rất lo lắng. Vậy mong Luật sư có thể giải đáp cho em về vấn đề này, em xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn thời gian tạm giữ, tạm giam theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn! Nội dung thắc mắc trong câu hỏi của bạn được Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Về thời hạn tạm giữ:

Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thời thời hạn tạm giữ sẽ không quá 3 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

Trong trường hợp cần thiết thì người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng sẽ không được quá 3 ngày. Trong trường hợp đặc biệt thì người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng cũng không được quá 3 ngày.

Trong mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Trong khi tạm giữ nếu xét thấy không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, trong trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Thời gian tạm giữ sẽ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Về thời hạn tạm giam:

Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:

“Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

…”

Quay trở lại với trường hợp của bạn, theo như bạn cung cấp thì bố bạn bị bắt trực tiếp khi đang thực hiện hành vi đánh bạc do vậy căn cứ vào Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì đây là trường hợp bắt người phạm tội quả tang.

Do đây là trường hợp phạm tội quả tang nên căn cứ vào khoản 1 Điều 117 Bộ Luật tố tụng hình sự 2017: “Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã”.  Vì vậy trong trường hợp này bố bạn sẽ bị tạm giữ để chờ cơ quan điều tra xác minh thêm chứng cứ, tình tiết liên quan đến vụ án.

Căn cứ vào Điều 118 bộ luật tố tụng hình sự 2015 như phân tích ở trên thì thời hạn cơ quan có thẩm quyền tạm giữ bố bạn sẽ không quá 3 ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt và sẽ không quá 9 ngày đối với các trường hợp đặc biệt sau khi đã gia hạn 2 lần. Trong khoảng thời gian tạm giữ nếu không có đủ căn cứ để chứng minh và khởi tố thì cơ quan công an sẽ phải trả tự do cho bố của bạn.

Đối với trường hợp của bạn do bố bạn có hành vi đánh bạc, đồng thời số tiền thu được trên chiếu chia đều cho mỗi người là 5 triệu nên có thể bị khởi tố về tội đánh bạc theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015:

“Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.

Do đó, bố bạn có thể sẽ bị tạm giam để điều tra.

Theo cách phân loại tội phạm thì trường hợp phạm tội theo khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 thì đây là tội ít nghiêm trọng do đó thời hạn tạm giam trong trường hợp này sẽ không quá 2 tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

>> Xem thêm: Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị khởi tố theo Bộ luật hình sự?

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề xoay quanh việc pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào? Hi vọng những giải đáp của chúng tôi sẽ giúp các bạn lựa chọn những phương án thích hợp nhất để có thể áp dụng trong trường hợp của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề trên bạn có thể liên hệ ngay đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất!