Phòng vệ chính đáng là gì? Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gì?

Phòng vệ chính đáng là gì? Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không? Căn cứ nào để xác định hành vi được coi là phòng vệ chính đáng? Hành vi nào được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết của Tổng Đài Pháp Luật. Trong trường hợp bạn có câu hỏi về phòng vệ chính đáng cần được giải đáp, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hình sự hỗ trợ tư vấn miễn phí.

phong-ve-chinh-dang-la-gi

Phòng vệ chính đáng là gì?

 

Tấn công người khác có phải lúc nào cũng là hành vi phạm tội? Trên thực tế, có những trường hợp pháp luật cho phép các cá nhân được thực hiện các hành vi tấn công, phản kháng người khác mà không bị coi là tội phạm. Đó là trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phòng vệ chính đáng như sau:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác hoặc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội, thông qua đó công dân có thể ngăn chặn được những hành vi tiêu cực để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình. Vì vậy phòng vệ chính đáng không được xem là tội phạm.

Theo như quy định trên, phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả một cách cần thiết khi bị người khác xâm phạm nghiêm trọng về quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe… Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật mà còn thể hiện thái độ chống trả sự xâm phạm đến những lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, của mình hoặc của những người khác.

Phòng vệ chính đáng là hành vi vừa nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp vừa nhằm ngăn chặn các hành vi tấn công bằng cách buộc phải gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công.

Khi đánh giá hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không, cần dựa trên tính chất, mức độ của hành vi chống trả dựa trên tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc. Hành vi chống trả đó là cần thiết hay quá mức cần thiết hay nhằm những mục đích khác mà không phải nhằm ngăn chặn hành vi đang tấn công.

Trên đây là những giải thích về phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật. Nếu bạn chưa hiểu rõ phòng vệ chính đáng có bị coi là phạm tội hay không, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp miễn phí.

Trường hợp nào được coi là phòng vệ chính đáng?

 

Anh Quang Huy (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 35 tuổi, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Lạng Sơn. Tôi có thắc mắc về luật hình sự mong được luật sư giải đáp.

Đêm hôm kia, nhà tôi có người đột nhập và ăn trộm. Lúc đó là nửa đêm tôi tỉnh dậy và phát hiện 1 người đàn ông lạ mặt đang lục lọi đồ đạc trong nhà. Tôi có hô hoán lên để đánh động mọi người thì bất ngờ người đó cầm dao tấn công tôi.  Tôi và người đó có giằng co qua lại. Khi đó, tôi với được con dao ở trong bếp và có đâm vào bụng người đó, gây thương tích 21%.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: trường hợp của tôi có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hay không? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Luật sư giải đáp chi tiết các trường hợp được coi là phòng vệ chính đáng. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Quang Huy, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi vấn đề của mình tới cho luật sư của chúng tôi. Về vấn đề liên quan đến phòng vệ chính đáng, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo tinh thần của Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1985. Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi có những điều kiện sau:

– Điều kiện từ phía nạn nhân (người tấn công)

Nạn nhân là người đang thực hiện hành vi phạm tội nguy hiểm đáng kể xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của những người khác.

Khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xem xét trong mối tương quan với hành vi chống trả. Không phải bất cứ hành vi tội phạm nào xảy ra, người có hành vi chống trả gây chết người hoặc gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm đều là phòng vệ chính đáng.

– Điều kiện của người có hành vi phòng vệ

Một người vì lợi ích chính đáng của mình hay của những người khác hoặc vì lợi ích của Nhà nước…được quyền hành động tấn công chống trả khi có hành vi nguy hiểm do các chủ thể đã và đang gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp nêu trên.

Quyền phòng vệ chính đáng chỉ phát sinh khi hành vi tấn công trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến các lợi ích đang xảy ra và chưa thấy có dấu hiệu dừng lại. Người phòng vệ chỉ được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác thì mới được xem là phòng vệ chính đáng.

– Sự tương xứng giữa hành vi phạm tội và hành vi phòng vệ chính đáng

Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan. Để xác định mức độ tương xứng cần dựa trên các yếu tố nhất định.

Pháp luật hiện hành cũng chưa có căn cứ rõ ràng để xác định như thế nào được coi là tương xứng. Đây là yếu tố định tính do các cơ quan nhà nước khi tiến hành thực hiện pháp luật đo lường tùy vào vụ án thực tế.

– Về mức độ hành vi chống trả

Hành vi chống trả phải là cần thiết. Cần thiết nếu không chống trả hoặc bỏ qua hành vi xâm phạm đó sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các lợi ích nên trên.

Trên thực tế để xác định 1 hành vi được coi là phòng vệ chính đáng cần dựa trên rất nhiều các yếu tố. Tuy nhiên, các yếu tố xác định hành vi phòng vệ chính đáng thường mang tính tương đối, định tính, rất khó xác định trên thực tế.

Ví dụ về việc xác định sự tương xứng giữa hành vi tấn công gây thiệt hại và hành vi phòng vệ chính đáng.

Theo tinh thần Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1985, “tương xứng” không đồng nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người đang xâm hại mình phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Để xem xét xác định hành vi chống trả của người phòng vệ là tương xứng hay quá mức cần thiết với hành vi của người tấn công thì phải xem xét toàn diện tất cả những tình tiết có liên quan tới hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như:

– Khách thể đang cần bảo vệ

– Mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra do hành vi phòng vệ gây ra

– Công cụ, vũ khí, phương tiện, cách thức hai bên đã sử dụng

– Nhân thân của người xâm hại

– Cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ

– Hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc

…..

Đặc biệt phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể bình tĩnh để lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, tương xứng nhất với hành vi tấn công. Ví dụ như trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.

Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các yếu tố trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng là phù hợp, tương xứng với hành vi tấn công thì hành vi đó được coi là hành vi phòng vệ chính đáng.

Quay trở lại đối với trường hợp của bạn, dựa trên các thông tin mà bạn cung cấp, xét theo các điều kiện nhất định để xác định tính chất, mức độ hành vi của bạn:

– Điều kiện của người có hành vi tấn công: người đó bị bạn tấn công mức độ thương tổn cơ thể lên đến 21%. Hành vi của bạn có mức độ nguy hiểm đáng kể cho nạn nhân và xã hội, xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng của nạn nhân

– Điều kiện của người có hành vi phòng vệ: nhà bạn bị người lạ đột nhập, lục lọi đồ đạc. Khi bị bạn phát hiện và hô hoán với mọi người thì bị nạn nhân cầm dao và tấn công.

Rõ ràng, khi nạn nhân đột nhập trái phép vào nhà và bị phát hiện, nạn nhân không hề có ý định từ bỏ hành vi. Tiếp tục sau đó, khi bạn hô hoán mọi người xung quanh, nạn nhân còn có hành vi cầm dao tiến về phía bạn và có ý định tấn công. Bạn đã bỏ chạy nhưng nạn nhân vẫn tiếp tục đuổi theo và tấn công đến cùng.

Bạn vì bảo vệ tính mạng của mình, thoát khỏi sự tấn công của nạn nhân nên đã có hành vi với lấy dao và đâm vào bụng nạn nhân.

Sự tương xứng giữa hành vi tấn công gây thiệt hại và hành vi phòng vệ chính đáng: đây 1 trong các yếu tố khó nhất khi xác định hành vi phòng vệ chính đáng.

Để xác định hành vi phòng vệ chính đáng của bạn có tương xứng với hành vi tấn công gây thiệt hại của nạn nhân cần dựa trên nhiều yếu tố. Việc xác định và đánh giá các tính chất của hành vi dựa vào ý chí của cơ quan có thẩm quyền.

Dựa trên các tình tiết của vụ án, cường độ tấn công, hung khí sử dụng, hoàn cảnh xảy ra vụ việc

– Xét về cường độ tấn công: nạn nhân có hành vi cầm dao xông đến tấn công. Mặc dù bạn đã bỏ chạy và hô hoán mọi người xung quanh nhưng nạn nhân vẫn tiếp tục đuổi theo và tấn công

– Xét về tâm lý của bạn:

Rõ ràng, tại thời điểm đó, bạn không hề có ý định tấn công nạn nhân. Phải cho đến khi nạn nhân chạy đuổi theo. Bị tấn công giằng co qua lại không thể lựa chọn hành động khác để thoát khỏi sự nguy hiểm đang diễn ra, bạn mới có hành vi cầm dao và đâm nạn nhân.

– Hoàn cảnh xảy ra vụ án: vào đêm khuya, đang trong cơn buồn ngủ và bạn không có vũ khí trong tay

Như vậy, có thể thấy, đối với trường hợp của bạn, hành vi tự vệ chính đáng này có thể được coi là tương xứng với hành vi tấn công của nạn nhân.

Dựa vào các yếu tố hoàn cảnh, mức độ tấn công, cường độ tấn công,.. đã nêu trên, nếu bạn không có hành vi chống trả, liệu có thể giữ được mạng sống hay không. Do đó, có thể thấy hành vi của bạn có thể được xác định là hành vi chống trả cần thiết, khi bạn không thể suy nghĩ và lựa chọn cách xử lý nào khác, bạn mới có hành vi dùng dao đâm nạn nhân.

Tuy nhiên trên thực tế, vẫn cần dựa vào các tình tiết vụ án, các vật chứng, nhân chứng cụ thể của vụ án để xác định rõ hơn về hành vi của bạn. Trường hợp bạn có thể chứng minh hành vi của mình đáp ứng được các yếu tố nêu trên thì sẽ được xác định là phòng vệ chính đáng.

Trên đây là giải đáp về các trường hợp được coi là phòng vệ chính đáng. Nếu bạn chưa hiểu rõ một hành vi nào đó có phải là phòng vệ chính đáng hay không, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư giải thích chi tiết và kỹ càng hơn.

truong-hop-nao-duoc-coi-la-phong-ve-chinh-dang

 

>> Xem thêm: Đánh nhau gây thương tích có bị đi tù không?

Thế nào là vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng?

 

Anh Xuân Kiên (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi năm nay 30 tuổi và hiện đang sinh sống tại tỉnh Lạng Sơn. Hôm qua, tôi đang lái xe về nhà, có 1 thanh niên đi xe máy va vào tôi. Cả 2 bên đều ngã ra đường. Sau đó, tôi và người đó có lời lẽ tranh cãi qua lại. Người đó đã cầm mũ bảo hiểm đánh vào đầu tôi. Tôi bị ngã nhào ra đường.

Người đó vẫn tiếp tục tấn công, đập nhiều nhát vào đầu và người tôi. Khi đó, tôi với được viên gạch bên đường và đập vào đầu người đó. Người đó ngã ra, tôi tiếp tục đập thêm nhiều nhát nữa. Sau đó, tôi tiếp tục nhặt mũ bảo hiểm anh ta làm rơi ra đập liên tục vào đầu và người anh ta. Cho đến khi anh ta ngất đi tôi mới dựng xe và đi về. Đêm đó, tôi được thông báo anh ta bị thương tích lên đến 31%, não bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tôi không biết hành vi của tôi có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không? Tôi chỉ muốn bảo vệ bản thân nên mới hành động như vậy chứ không có ý định làm người đó bị thương nặng như thế. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về giới hạn phòng vệ chính đáng. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Xuân Kiên, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi thắc mắc của mình đến cho chúng tôi. Xét các tình tiết vụ án bạn cung cấp, chúng tôi xin được phép giải đáp như sau:

Việc xác định ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là vô cùng mong manh và trong thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này.

Trên thực tế khi một người rơi vào tình huống nguy hiểm, bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản nghiêm trọng, đa số người bị xâm hại không thể kiểm soát được hành vi của bản thân, không đủ bình tĩnh để quyết định chống trả lại hành vi xâm hại như thế nào để không vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Bên cạnh đó, để xác định hành vi chống trả có tương xứng với hành vi xâm hại hay không, có vượt quá hay không thì phải xét toàn diện những tình tiết liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như khách thể cần bảo vệ, mức độ thiệt hại, cường độ của sự tấn công… Vì vậy, có rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về vượt quá phòng vệ chính đáng như sau:

– Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả mà rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

– Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm vượt quá theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

Theo quy định này, hành vi được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng chống trả quá mức cần thiết hoặc không phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Trong đó, giới hạn cần thiết được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp.

Người vượt quá phòng vệ chính đáng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc xâm hại sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Theo điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định người phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ được xem xét đó là tình tiết giảm nhẹ khi truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thực tế trong quá trình xác định tính chất hành vi thế nào là “quá mức cần thiết”, từ đó làm cơ sở để xác định rõ ràng ranh giới giữa hành vi phòng vệ chính đáng không là tội phạm với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội phạm trong khi hiện tại vẫn chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào còn hiệu lực giải thích, hướng dẫn thuật ngữ này.

Áp dụng tinh thần của Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1985, trong đó quy định các điều kiện xác định hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng.

Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả điều kiện theo quy định nêu trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây thương tích nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Như vậy theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin giải đáp như sau:

– Điều kiện từ phía nạn nhân:

Xét hành vi của nạn nhân: nạn nhân có hành vi cầm mũ bảo hiểm đánh vào đầu bạn. Khi bạn bị ngã nhào ra đường, nạn nhân vẫn tiếp tục tấn công, đập nhiều nhát vào đầu và người bạn. Hành vi của nạn nhân rõ ràng là hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền sống của bạn được pháp luật hình sự bảo vệ.

– Điều kiện từ phía người có hành vi phòng vệ: bạn có hành vi tấn công lại nạn nhân để bảo vệ bản thân mình trước sự tấn công của nạn nhân.

– Điều kiện về sự tương xứng giữa hành vi tấn công gây thiệt hại và hành vi phòng vệ chính đáng:

Nạn nhân có hành vi phạm tội tấn công bạn. Sau đó, bạn có hành vi tấn công ngược lại nạn nhân. Tuy nhiên bạn có hành vi tấn công được coi là quá mức cần thiết, không tương xứng với hành vi tấn công.

Rõ ràng, khi bạn có hành vi tấn công lại, nạn nhân đã dừng hành vi tấn công và không đáp trả lại, nguy hiểm đã không còn, nhưng bạn vẫn tiếp tục đánh đến cùng, đến tận khi nạn nhân ngất đi mới dừng lại.

– Điều kiện về hành vi chống trả

Hành vi của bạn được coi là quá mức cần thiết. Bạn tấn công ngay cả khi nạn nhân không còn sự chống trả trở lại. Hành vi của bạn gây thiệt hại nghiêm trọng cho nạn nhân: bị thương tích lên đến 31%, não bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mặc dù bạn cho rằng bạn chỉ muốn bảo vệ bản thân, nhưng xét tính chất, mức độ hành vi trên thực tế đã thể hiện mức độ vượt quá trong hành vi của bạn. Do đó, xét các điều kiện nêu trên, hành vi của bạn đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Trên đây là giải đáp của luật sư về vấn đề vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trường hợp bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định thế nào?

Mức xử phạt khi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

 

Trong nhiều trường hợp, người bị hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây ra thương tích hoặc làm chết người dẫn đến phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Vậy trách nhiệm hình sự khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định như thế nào?

muc-xu-phat-khi-vuot-qua-gioi-han-phong-ve-chinh-dang

Trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

 

Trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự 2015?

Căn cứ theo Điều 136 Bộ luật hình sự 2015, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý theo quy định sau:

– Người nào mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

+ Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Phạm tội mà gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.

+ Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

>> Xem thêm: Hành hung người khác bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

 

Khi thực hiện hành vi phòng vệ, người phòng vệ có thể thực hiện hành vi quá mức cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình, lợi ích Nhà nước, lợi ích của những người khác. Mức độ quá mức cần thiết có thể tước đoạt tính mạng của người tấn công. Khi đó, người phòng vệ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015.

Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

– Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

>> Xem thêm: Tội đe dọa giết người có bị ngồi tù không?

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về các vấn đề liên quan đến phòng vệ chính đáng. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm các quy định pháp luật về phòng vệ chính đáng, các trường hợp được coi là phòng vệ chính đáng. Từ đó, có thể điều chỉnh được hành vi của mình, tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng, ổn định xã hội. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư của chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí.