Quỹ đất là gì? Quỹ đất thuộc quyền quản lý của đơn vị nào?

Quỹ đất là gì? Là thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực đất đai. Vậy, thế nào là quỹ đất? Có bao nhiêu loại quỹ đất? Những quy tắc khi quản lý quỹ đất là gì? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các luật sư giải đáp nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về Quỹ đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

tu-van-quy-dinh-ve-quy-dat-la-gi
Tư vấn quy định về Quỹ đất là gì?

 

Quỹ đất là gì

 

>> Quỹ đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Quỹ đất là khái niệm dùng để chỉ diện tích đất đai hiện tại của một đơn vị, một địa phương. Bao gồm tất cả các loại hình đất đai có chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, ban ngành.

Quỹ đất có thể được sử dụng cho việc xây dựng nhà ở, bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, công ty, khu nghỉ dưỡng,… Được phân chia cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng vào các mục đích phù hợp, hợp pháp và tuân thủ đủ các điều kiện trong luật đất đai.

Trong trường hợp cần sử dụng cho mục đích khai thác trồng trọt thì cần phải xét đến tính chất của nhóm đất đó và kế hoạch sử dụng đất đai hằng năm của địa phương đã được phê duyệt. Sau khi đã phân bổ mà quỹ đất này vẫn còn thừa thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hội họp, rà soát và thống kê. Sau đó sẽ tiếp tục phân chia cho các đối tượng đang có nhu cầu.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, quỹ đất được phân chia thành nhiều loại khác nhau và dựa trên những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại quỹ đất phổ biến thường được nhiều người dân biết đến đó là quỹ đất sạch và quỹ đất công.

Tổng Đài Pháp Luật được biết đến nhiều là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý nổi tiếng tại Việt Nam. Tổng đài tư vấn pháp luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật đất đai, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Với đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp, tổng đài đã tư vấn giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

cac-loai-quy-dat-la-gi
Các loại quỹ đất là gì?

 

Các loại quỹ đất

 

>> Các loại quỹ đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quỹ đất được phân chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại phổ biến thường được nhiều người biết đến đó là quỹ đất công và quỹ đất sạch.

Quỹ đất công

 

Khái niệm về quỹ đất công hiện nay vẫn chưa được quy định rõ ràng trong Luật đất đai 2013. Tuy nhiên, thông qua các điều luật có liên quan, có thể hiểu rằng quỹ đất công chính là phần đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đại diện làm chủ sở hữu. Mục đích sử dụng của đất công này khá đa dạng như: sử dụng cho mục đích công cộng, an ninh, quốc phòng, đất giao thông, đất có di tích lịch sử văn hóa,…

Quỹ đất sạch

 

Hiện nay, trong quy định của Luật đất đai năm 2013 không có khái niệm cụ thể về quỹ đất sạch. Trên thực tế, có thể hiểu rằng đây là cụm từ dùng để chỉ các diện tích đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi, bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Đồng thời giải phóng mặt bằng theo như kế hoạch đã được thông qua từ trước.

Việc triển khai tạo dựng quỹ đất sạch này đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Bởi điều này sẽ tránh được trường hợp nhà đầu tư tốn thêm nhiều thời gian để quy hoạch, đền bù đất gây ra ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. Do đó, hàng năm Nhà nước ta luôn luôn dành nhiều sự quan tâm bao gồm cả kinh phí và nhân lực để xây dựng quỹ đất sạch này.

Quỹ đất thuộc quyền quản lý của đơn vị nào?

 

>> Cơ quan có thẩm quyền quản lý quỹ đất? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Căn cứ tại khoản 2, điều 5, nghị định số 43/2014 tổ chức phát triển quỹ đất được quy định cụ thể như sau:

Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị công, được thành lập và tổ chức lại theo quy định thành lập của pháp luật hiện hành. Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, trụ sở riêng và được phép mở tài khoản để hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. Có điều phối chi nhánh ở các huyện, quận, thị xã, thành phố…

Quỹ đất đai nằm trong trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc cơ quan sở tài nguyên và môi trường. Chia nhỏ về từng vùng thuộc bộ phận của mỗi xã, huyện, tỉnh, thành phố,… Việc sử dụng quỹ đất đai cần tuân thủ đúng các nguyên tắc về khai thác và quản lý. Khi quỹ đất này được vào sử dụng hợp lý thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của mỗi địa phương cũng như toàn thành phố.

 

Trung tâm phát triển quỹ đất là gì?

 

>> Trung tâm phát triển quỹ đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Khi tìm hiểu quỹ đất là gì, chắc hẳn bạn đọc sẽ quan tâm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và phát triển quỹ này. Trong quy định của pháp luật hiện hành, Trung tâm phát triển quỹ đất là chính là cơ quan quản lý quỹ đất đai. Vậy, cơ quan này có những quyền hạn và vai trò gì để có thể làm tốt chức năng được giao?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2014 thì tổ chức phát triển quỹ đất chính là đơn vị công, được thành lập và tổ chức lại theo quy định của pháp luật hiện hành. Tổ chức này có một số đặc điểm, quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau: có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng và được phép lập tài khoản để phục vụ các hoạt động luật định. Ngoài ra, tổ chức này còn có các chi nhánh theo từng đơn vị hành chính lãnh thổ huyện, quận, thị xã, thành phố,…

Trên thực tế, quỹ đất sẽ trực thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất do cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường trực tiếp quản lý. Quy trình thẩm định và phân chia quỹ đất này phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc khai thác, quản lý do Nhà nước ban hành. Kinh phí hoạt động được thực hiện theo quy định về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Quản lý và duy trì tốt quỹ đất đai địa phương sẽ góp phần to lớn đến sự phát triển kinh tế.

>> Xem thêm: Thu hồi đất là gì? Bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất như thế nào?

 

Vai trò của trung tâm phát triển quỹ đất

 

>> Trung tâm phát triển quỹ đất có vai trò như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ – CP có quy định về vai trò của Trung tâm phát triển quỹ đất như sau:

+ Tạo lập, lập kế hoạch và tiến hành các giải pháp phù hợp để phát triển, quản lý quỹ đất đai có hiệu quả.

+ Thực hiện các quy trình có liên quan đến vấn đề bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất.

+ Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi các cá nhân, tổ chức và hộ gia đình có nhu cầu, đề nghị.

+ Tổ chức các sự kiện đấu giá đất và một số dịch vụ có liên quan.

 

>> Xem thêm: Giá đất đền bù khi Nhà nước thu hồi đất – Mới nhất năm 2022

 

nhung-quy-tăc-khi-quan-ly-quy-dat-la-gi
Những quy tắc khi quản lý quỹ đất là gì?

 

Những quy tắc khi quản lý quỹ đất là gì?

 

>> Quy tắc khi quản lý quỹ đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Quỹ phát triển đất đai được quy định tại Điều 6 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 như sau:

1. Quỹ phát triển đất quy định tại Điều 111 của Luật Đất đai năm 2013 được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập hoặc được ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương trước ngày 01 tháng 01 năm 2015. Quỹ phát triển đất là cơ quan tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Đối với Quỹ phát triển đất đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì tiếp tục hoạt động theo quy định của Nghị định này.

2. Nguồn vốn của Quỹ phát triển đất đai được ngân sách nhà nước phân bổ, bố trí vào dự toán ngân sách địa phương, được cấp khi bắt đầu thành lập, bổ sung định kỳ hàng năm; huy động từ các nguồn vốn khác bao gồm: Vốn tài trợ, viện trợ, hỗ trợ hoặc ủy thác quản lý của các tổ chức quốc tế, cá nhân và tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ, ủy thác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức vốn ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ phát triển đất đai khi thành lập và mức trích bổ sung cho Quỹ phát triển đất cụ thể hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

3. Quỹ phát triển đất đai được sử dụng để ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất đai và các tổ chức khác để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất; quy định về việc cấp phát, hạch toán, thanh quyết toán kinh phí, huy động, sử dụng các nguồn vốn của Quỹ phát triển đất và cơ chế ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, các quỹ tài chính khác của địa phương đối với trường hợp không thành lập Quỹ phát triển đất hoạt động độc lập theo quy định về quản lý ngân sách và quỹ tài chính của Nhà nước. (Khoản này đã được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP)

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác có liên quan để quyết định thành lập hoặc điều chỉnh chức năng và nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất đã được thành lập trước đây. Đồng thời quyết định cơ cấu tổ chức, nguồn vốn và cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển đất cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương.

>> Xem thêm: Đất quy hoạch là gì? Một số lưu ý khi mua đất quy hoạch [2022]

 

Những giải pháp phát triển quỹ đất hiện nay

 

>> Những giải pháp phát triển quỹ đất được sử dụng hiện nay? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Việc quản lý đất đai từ trước đến nay vẫn luôn là vấn đề nan giải, cần đòi hỏi phải cân bằng giữa lợi ích xã hội, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Việc giải phóng mặt bằng và thu hồi đất trong những năm qua vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước ta đã không ngừng đưa ra các giải pháp nhằm phát triển quỹ đất một cách toàn diện nhất.

Cân nhắc cẩn trọng vấn đề về kinh tế

Quá trình cấp đất đai cho các đối tượng có nhu cầu cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt là trong vấn đề phát triển kinh tế. Cần xét đến nguồn vốn của dự án đó để tránh một số trường hợp xấu gây lãng phí quỹ đất như sau:

– Quá trình quy hoạch đất đai không đủ tiền để đền bù cho dân dẫn đến kéo dài thời gian thi công.

– Công trình thiếu vốn khi đang xây dựng, thậm chí tại nhiều địa phương tình trạng này đã kéo dài nhiều năm đến nay vẫn chưa có giải pháp.

Nâng cao công tác kỹ thuật

Một số giải pháp kỹ thuật đang đem lại hiệu quả cao trong vấn đề quản lý quỹ đất như sau:

– Tiến hành đo đạc đất đai hàng năm, nắm rõ được số lượng quỹ đất đã sử dụng và chưa sử dụng. Đồng thời cắm mốc giải phóng mặt bằng và một số cột mốc liên quan khác.

– Đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu quả, xây dựng công trình chuẩn với quy mô đã được cấp phép trước đó.

– Đồng bộ lập dự án đầu tư kết cấu hạ tầng ở mỗi địa phương.

Chú trọng giải pháp hành chính

Kêu gọi đầu tư và đầu tư đúng mục đích và tập trung vào những vùng kinh tế trọng điểm có nhiều tiềm năng phát triển. Đồng thời, các quy phạm liên quan cần được hoàn thiện, phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội.

Một số quy định nên được chú trọng hoàn thiện như sau:

– Quy định về đo lường, thu hồi, quy hoạch đất và giải phóng mặt bằng đất đai.

– Quy định liên quan đến việc phân công và phân cấp giữa các đơn vị liên quan.

– Phương thức thu hồi, giao đất, cho thuê đất, đấu giá, đấu thầu,…

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về quỹ đất là gì? Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ pháp lý từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm!