Hành lang an toàn đường bộ và những quy định cần biết

Hành lang an toàn đường bộ được thiết lập với mục tiêu đảm bảo an ninh, trật tự cũng như an toàn giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Dạo gần đây, có rất nhiều bạn đọc gửi câu hỏi thắc mắc về vấn đề này đến Tổng Đài pháp luật.

Chúng tôi nhận thấy, vẫn còn khá nhiều những trường hợp không biết các quy định về hành lang an toàn đường bộ. Dẫn đến hành vi vi phạm như lấn chiếm lòng lề đường, sử dụng trái phép đường bộ. Vì vậy, Tổng Đài pháp luật xin cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn hiểu rõ hành lang an toàn đường bộ là gì và những quy định pháp luật về vấn đề này.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc pháp lý nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên lạc ngay với Tổng Đài pháp luật theo đường dây nóng 1900.6174 để nhận sự tư vấn từ các chuyên viên.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn về hành lang an toàn giao thông đường bộ. Gọi ngay 1900.6174 

Hành lang an toàn đường bộ là gì?


Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 11/2010/ND-CP được sửa đổi tại Nghị định 100/2013/ND-CP, hành lang an toàn đường bộ được giải thích là dải đất dài nằm dọc hai bên đất của đường bộ, với mục đích là bảo đảm an toàn giao thông cho người dân, đồng thời bảo vệ công trường đường bộ.

>>> Xem thêm: Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì ? Những quy định mới nhất

Quy định pháp luật về giới hạn hành lang an toàn đường bộ


Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 11/2010/ND-CP sửa đổi tại nghị định 100/2013/ND-CP, giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:

1. Trường hợp là đường ở ngoài đô thị: 

Căn cứ theo cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ sẽ có bề rộng được tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là: 

– 17 mét: Đường cấp I, cấp II;

– 13 mét: Đường cấp III;

– 09 mét: Đường cấp IV, cấp V;

– 04 mét: Đường có cấp thấp hơn cấp V.

hanh-lang-an-toan-duong-bo

2. Trường hợp là đường đô thị:

Giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy hoạch.

3. Trường hợp là đường cao tốc ở ngoài đô thị:

– 17 mét: Được tính bắt đầu từ đất của đường bộ ra đến mỗi bên

– 20 mét: Được tính bắt đầu từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm

– Nếu là đường cao tốc có đường bên: Sẽ căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để tiến hành xác định hành lang an toàn theo trường hợp là đường ở ngoài đô thị. Tuy nhiên không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP.

4. Trường hợp là đường cao tốc trong đô thị:

– Tối thiểu 10 mét: Được tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra đến mỗi bên đối với hầm và cầu cạn

– Đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên: Là chỉ giới đường đỏ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy hoạch

– Đối với đường cao tốc không có đường bên: Được tính từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, tối thiểu 10 mét.

5. Trường hợp là đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt: 

Phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt. Tuy nhiên, ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên các công trình của đường bộ.

Nếu đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc: Ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn. Nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

6. Trường hợp là đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa:

Ranh giới hành lang an toàn chính là mép bờ tự nhiên.

7. Về việc xử lý hành lang an toàn đường cao tốc:

–  Nếu là dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã thực hiện xong hoặc đang tiến hành việc việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng: Phạm vi hành lang an toàn giữ nguyên theo phạm vi đã được phê duyệt.

– Nếu là dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và chưa thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng: Sẽ cần phê duyệt lại phạm vi hành lang an. Theo đó, chủ đầu tư dự án sẽ cần phê duyệt lại hoặc trình lên các cấp có thẩm quyền để phê duyệt theo quy định tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP.

>>> Quy định pháp luật về hành lang an toàn đường bộ. Gọi ngay 1900.6174 

Hành vi nào bị cấm trên hành lang an toàn đường bộ?


Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, các hành vi bị nghiêm cấm trên hành lang an toàn đường bộ, bao gồm:

– Lấn, chiếm hành lang an toàn đường bộ. Cụ thể là các hành vi như đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường…

hanh-lang-an-toan-duong-bo

– Sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ. Cụ thể là những hành vi như tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ; đào, khoan, xẻ đường trái phép; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm….

>>> Xem thêm: Chỉ giới hành lang an toàn giao thông là gì?

Lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ bị xử phạt bao nhiêu tiền?


Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ mà sẽ có quy định xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:

– Đối với hành vi sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ để canh tác nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông, sẽ bị xử phạt như sau:

+ Cá nhân: 300.000 đồng – 400.000 đồng

+ Tổ chức: 600.000 đồng – 800.000 đồng

– Đối với hành vi tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ, sẽ bị xử phạt như sau:

+ Cá nhân: 4 triệu đồng – 6 triệu đồng

+ Tổ chức:  8 triệu đồng – 12 triệu đồng

hanh-lang-an-toan-duong-bo

– Đối với hành vi Sử dụng trái phép đất đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm thành nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác, sẽ bị xử phạt:

+ Cá nhân: 4 triệu đồng – 6 triệu đồng

+ Tổ chức:  8 triệu đồng – 12 triệu đồng

– Đối với hành vi khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản nhưng lại cố tình dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ hoặc dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ, sẽ bị xử phạt như sau:

+ Cá nhân: 10 triệu đồng — 15 triệu đồng

+ Tổ chức: 20 triệu đồng – 30 triệu đồng

– Đối với hành vi chiếm dụng đất để xây dựng nhà ở trên đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ , sẽ bị xử phạt như sau:

+ Cá nhân: 15 triệu đồng- 20 triệu đồng

+ Tổ chức: 30 triệu đồng – 40 triệu đồng

>>> Liên hệ luật sư tư vấn mức xử phạt hành vi vi phạm trên hành lang an toàn đường bộ. Gọi ngay 1900.6174 

Ngoài những nội dung tư vấn về Hành lang an toàn đường bộ trong bài viết trên, nếu bạn có bất kỳ nội dung nào chưa rõ cần được giải đáp. Thì đừng ngần ngại, hãy nhấc điện thoại lên và gọi điện ngay cho luật sư Tổng Đài pháp luật của chúng tôi qua điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng và miễn phí.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.