Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào? Luật sư tư vấn miễn phí

Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào? Là một trong những vấn đề khá phức tạp mà nhiều cặp vợ chồng gặp phải. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp những quy định của pháp luật về việc chia tài sản sau hôn nhân trong từng trường hợp cụ thể. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!

 

luat-su-giai-dap-mien-phi-chia-sau-hon-nhan-nhu-the-nao
Luật sư giải đáp miễn phí tài sản sau hôn nhân chia như thế nào?

 

Tài sản sau hôn nhân có phải chia không?

 

Chị Nga (Hà Nội) có gửi câu hỏi tới Luật sư như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề cần được giải đáp như sau:

Tôi và chồng lấy nhau từ cuối năm 2002, chung sống với nhau đến nay được gần 20 năm. Trong quá trình chung sống không tránh khỏi việc khác biệt về quan điểm và lối sống. Nhận thấy không thể cùng nhau đi tiếp, nên tôi đã đề nghị ly hôn. Chúng tôi có một căn nhà do hai vợ chồng cùng góp tiền mua sau khi lấy nhau nhưng trên sổ đỏ chỉ ghi tên chồng tôi. Chồng tôi nói đồng ý ly hôn nhưng không đồng ý chia nhà. Tôi từ sau khi lấy chồng chỉ ở nhà làm nội trợ nên nếu sau khi ly hôn mà không được chia nhà thì tôi sẽ bị thiệt thòi rất nhiều.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, liệu tôi có được chia căn nhà đó sau khi ly hôn không vì không có tên tôi trên sổ đỏ? Mong được Luật sư giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư giải đáp chi tiết về tài sản sau hôn nhân có phải chia không? Liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:

Xin chào chị Nga, cảm ơn chị vì đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Theo đó, căn cứ vào các quy định hiện hành của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho vấn đề của chị như sau:

Đối với trường hợp của chị, căn cứ vào khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Đối với trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản sẽ do các bên thỏa thuận; còn nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.”

Phần tài sản chung này của anh chị thuộc trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Vì vậy việc giải quyết sẽ do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án giải quyết.

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Theo như chị đã chia sẻ, hai vợ chồng sau khi lấy nhau đã cùng nhau góp tiền mua một căn nhà nhưng trên sổ đỏ lại chỉ ghi tên của chồng chị. Căn cứ vào những quy định ở trên, có thể nói việc chỉ ghi tên chồng chị trên sổ đỏ hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc chia đôi căn nhà này sau khi hai anh chị ly hôn. Tòa án có thể giải quyết bằng cách để cho chị hoặc chồng chị tiếp tục ở lại căn nhà đó và phải trả một nửa giá trị ngôi nhà cho người còn lại.

Nếu chị còn thắc mắc nào liên quan đến việc chia tài sản sau ly hôn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!

>> Xem thêm: Tài sản chia như thế nào khi vợ chết? Ai được chia tài sản?

 

Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào?

 

Tài sản sau hôn nhân khi vợ chồng sống chung với gia đình

 

Chị Mỹ (Sóc Trăng) có câu hỏi gửi tới Tổng Đài Pháp Luật như sau:

“Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc như sau:

Tôi và chồng kết hôn từ năm 2002, tuy nhiên đến nay do vấn đề quá khác biệt trong quan điểm và lối sống, hai vợ chồng không thể khắc phục được nên chúng tôi đã quyết định ly hôn. Kể từ khi kết hôn, vợ chồng chúng tôi chuyển vào sống chung với bố mẹ chồng mà không mua nhà riêng. Căn nhà đó hiện tại vẫn đứng tên bố mẹ chồng tôi. Nên tôi muốn hỏi Luật sư, nếu chúng tôi ly hôn thì tài sản sẽ chia như nào? Tôi có được hưởng phần giá trị tài sản của căn nhà đó không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Chia tài sản sau hôn nhân chia như thế nào khi vợ chồng chung sống với gia đình? Liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Xin chào chị Mỹ, rất cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Đội ngũ Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin được giải đáp như sau:

Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn nhưng không xác định được cụ thể phần tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung với gia đình thì vợ hoặc chồng sẽ được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình dựa trên những công sức đóng góp của họ vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia tài sản này sẽ do vợ chồng thỏa thuận với gia đình, trong trường hợp không thể thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ngược lại, trong trường hợp có thể xác định cụ thể phần tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung với gia đình, khi ly hôn phần tài sản của vợ chồng đó sẽ được trích khỏi khối tài sản chung và chia theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Như vậy, trường hợp của chị đang thuộc vào trường hợp không thể xác định phần tài sản của vợ chồng anh chị trong khối tài sản chung với gia đình, việc chia tài sản chị và chồng có thể thỏa thuận với gia đình chồng chị trước. Trong trường hợp không thể thỏa thuận được, chị có thể yêu cầu để được Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào các đóng góp của chị đối với việc tạo lập và phát triển khối tài sản chung để phân chia tài sản một cách hợp lý.

Trong quá trình chia tài sản sau hôn nhân khi vợ chồng sống chung với gia đình, chị gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn cụ thể!

tai-san-sau-hon-nhan-chia-nhu-the-nao-khi-chung-song-voi-gia-dinh
Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào khi chung sống với gia đình?

 

Tài sản sau hôn nhân là quyền sử đất

 

Anh Hưng (Đồng Nai) có câu hỏi như sau:

“Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần được Luật sư giúp đỡ giải đáp như sau:

Tôi và vợ kết hôn với nhau từ năm 2015 đến nay. Sau khi kết hôn chúng tôi được bố mẹ hai bên tặng cho một miếng đất để cùng nhau cày cấy, kiếm sống nuôi gia đình nhỏ. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tên hai vợ chồng. Tuy nhiên, bây giờ tôi và vợ do bất đồng quan điểm, mâu thuẫn rất trầm trọng không thể giải quyết nên muốn ly hôn. Vợ tôi hiện nay nói không muốn tiếp tục làm nông nữa, cô ấy không cần mảnh đất này mà muốn tôi bán mảnh đất đi và chia một nửa số tiền cho cô ấy vì ban đầu có cả phần của bố mẹ cô ấy cho. Nhưng cá nhân tôi không muốn bán mảnh đất này vì vẫn muốn tiếp tục làm việc và kiếm tiền. Vậy Luật sư cho tôi hỏi sau khi ly hôn, quyền sử dụng đất này sẽ được giải quyết như nào?

Rất mong sẽ được Luật sư giúp đỡ giải quyết, tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào khi là quyền sử dụng đất, liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Cảm ơn anh Hưng đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho đội ngũ Luật sư của chúng tôi! Đối với vấn đề mà anh gặp phải, chúng tôi đã phân tích và xin được giải đáp như sau:

Hiện nay pháp luật đã quy định rất rõ đối với việc chia tài sản khi ly hôn là quyền sử dụng đất, theo đó:

– Đối với quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên, sau khi ly hôn vẫn sẽ thuộc về bên đó. Không chia quyền sử dụng đất này.

– Đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng sẽ chia như sau:

+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản: Nếu các bên có nhu cầu và điều kiện sử dụng đất trực tiếp thì được phân chia theo thỏa thuận của hai bên. Nếu thương lượng không thành thì có thể giải quyết tại Tòa án theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Nếu chỉ một bên có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì một bên được tiếp tục sử dụng nhưng phải trả cho bên kia giá xứng đáng về quyền sử dụng đất;

+ Nếu vợ, chồng cùng hưởng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản thì khi ly hôn, quyền sử dụng đất của vợ, chồng được chia riêng theo quy định trên;

+ Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất ở theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

+ Các loại đất khác được phân chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp vợ, chồng cùng chung sống với gia đình nhưng không có quyền sử dụng đất, khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không còn chung sống với gia đình sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 61 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Như vậy, đối với trường hợp của anh là thuộc trường hợp thứ hai, quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng vì được bố mẹ hai bên tặng sau khi kết hôn. Tuy nhiên, đối với trường hợp này còn phải căn cứ vào việc đất nhà anh là thuộc trường hợp nào.

Trường hợp đất nhà anh là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, và hiện nay vợ anh cũng không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất mà chỉ có một mình anh thì pháp luật cho phép anh được tiếp tục sử dụng đất nhưng phải trả cho vợ anh một khoản tiền xứng đáng về quyền sử dụng đất. Anh và vợ có thể thỏa thuận về khoản tiền này, nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ngược lại, nếu đất nhà anh không phải các loại đất trên thì việc chia quyền sử dụng đất sẽ được căn cứ giải quyết theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các quy định khác của pháp luật đất đai.

Nếu anh vẫn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!

>> Xem thêm: Cha mẹ đứng tên tài sản chia như thế nào? Tư vấn miễn phí

tai-san-sau-hon-nhan-chia-nhu-the-nao-khi-dua-vao-kinh-doanh
Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào khi đưa vào kinh doanh?

 

Tài sản sau hôn nhân là tài sản vợ chồng đưa vào kinh doanh

 

Chị Ngọc (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp như sau:

Tôi và chồng kết hôn từ năm 2003, do sau khi sinh con sức khỏe của tôi không được tốt và phải nghỉ làm. Trong nhà chỉ có một mình chồng tôi đi làm và gánh vác nên ông bà hai bên đã góp tiền vào mua cho vợ chồng tôi một căn nhà để cho thuê lấy lãi hàng tháng. Bây giờ vì bất đồng quan điểm không thể giải quyết nên chúng tôi quyết định ly hôn.

Do sức khỏe của tôi vẫn không thể đáp ứng việc đi làm nên tôi rất muốn được giữ lại căn nhà và lấy tiền cho thuê để tự sinh sống, nuôi con nhưng chồng tôi lại muốn bán đi và chia đôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp của tôi, tôi có thể giữ lại căn nhà này không? Căn nhà này có bắt buộc phải bán đi để chia đôi không?

Rất mong được Luật sư giúp đỡ giải đáp, tôi xin cảm ơn!”

>> Tài sản sau hôn nhân chia như thế nào khi đưa vào kinh doanh? Liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào chị Ngọc! Cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi phân tích vấn đề mà chị gặp phải, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Đối với trường hợp của chị, Luật hôn nhân và gia đình hiện hành đã quy định rất rõ tại Điều 64 về việc chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh, theo đó:

Trường hợp tài sản chung của vợ chồng có liên quan đến việc kinh doanh hiện tại của một bên, bên đó có quyền hưởng phần tài sản đó nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Như vậy, có thể thấy căn nhà đó của chị không bắt buộc phải bán đi và chia đôi, chị có thể được giữ lại căn nhà đó nhưng phải thanh toán cho chồng chị một phần giá trị tài sản tương ứng mà chồng chị được hưởng.

Trong quá trình chia tài sản nếu chị có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!

>> Xem thêm: Chia tài sản trong tài khoản ngân hàng khi ly hôn như thế nào?

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến vấn đề tài sản sau hôn nhân chia như thế nào? Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn sẽ có cho mình những thông tin hữu ích để có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình trong thực tế. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ giải đáp nhanh chóng!