Thu hồi đất rừng sản xuất thì người bị thu hồi đất được bồi thường như thế nào? Những trường hợp nào thì Nhà nước thu hồi đất? Và nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Qua bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề này thông qua tình huống thực tế. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Thu hồi đất rừng sản xuất thì người bị thu hồi đất được bồi thường như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp
Thu hồi đất rừng trong sản xuất thì người bị thu hồi đất được bồi thường như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Sau khi nghiên cứu câu hỏi của bạn và các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Đất rừng sản xuất là gì? Thu hồi đất là gì?
(1) Khái niệm đất rừng sản xuất
Tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 phân loại đất đai thành 3 nhóm đất bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó, đất rừng sản xuất được xác định là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Đất rừng sản xuất được chia thành 2 loại:
– Rừng sản xuất là rừng tự nhiên bao gồm rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
– Rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm rừng được trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, hoặc bằng vốn chủ rừng tự đầu tư
>>> Xem thêm: Phí chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trang trại là bao nhiêu?
(2) Khái niệm thu hồi đất
Hầu hết, mọi người đều lầm tưởng rằng, khi được Nhà nước giao đất và được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc các chứng tư pháp lý khác có giá trị pháp lý tương đương) thì được coi là chủ sở hữu đất.
Tuy nhiên, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện sở hữu và quản lý. Mà người được Nhà nước giao đất được gọi là người sử dụng đất mà không phải chủ sở hữu.
Do đó, Nhà nước có quyền thu hồi đất từ người sử dụng đất, tức là Nhà nước quyết định thu hồi lại quyền sử dụng đất mà trước đó đã trao quyền sử dụng đất cho người đó theo quy định pháp luật.
>>> Hiểu rõ hơn về thu hồi đất là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí
Thu hồi đất rừng sản xuất cần điều kiện nào?
Theo quy định từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai 2013, Nhà nước chỉ được thu hồi đất rừng trong sản xuất thuộc trường hợp sau:
– Thu hồi đất rừng để sản xuất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
– Thu hồi đất rừng để sản xuất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
– Thu hồi đất rừng để sản xuất do có sự vi phạm pháp luật về đất đai từ phía cơ quan có thẩm quyền hoặc người sử dụng đất;
>>> Xem thêm: Chuyển đổi đất rừng sản xuất cần chuẩn bị hồ sơ gì? Nộp ở đâu?
– Thu hồi đất rừng để sản xuất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất rừng sản xuất, việc sử dụng đất rừng sản xuất có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Như vậy, xét về bản chất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước chỉ là đại diện sở hữu và quản lý đất đai. Do đó, khi quyết định thu hồi đất, Nhà nước phải đặt lợi ích của đại đa số người dân lên hàng đầu nên không thể tùy tiện thu hồi đất mà việc thu hồi đất phải thuộc những trường hợp được phép thu hồi đất mà Luật Đất đai 2013 quy định.
>>> Điều kiện để tiến hành thu hồi đất rừng để sản xuất là gì? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Thu hồi đất rừng sản xuất trong trường hợp nào?
Tại Khoản 1 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi rừng (bao gồm cả rừng sản xuất) như sau:
(1) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích của rừng sản xuất, cố ý không thực hiện nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất với Nhà nước mà pháp luật quy định hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
(2) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng (trừ trường hợp bất khả kháng có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền);
(3) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng theo quy định pháp luật;
(4) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được cơ quan có thẩm quyền gia hạn;
(5) Rừng được giao, được thuê mà có sự vi phạm về thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng và đối tượng được giao, cho thuê rừng;
(6) Chủ rừng là cá nhân mà khi chủ rừng chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
(7) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Có thể nói, rừng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ sinh thái trên lãnh thổ nước ta. Vì thế, việc quản lý đất rừng nói chung và việc thu hồi đất rừng nói riêng cũng được điều chỉnh bởi các quy định rất khắt khe và chi tiết hơn những loại đất khác.
>>> Thu hồi đất rừng sản xuất trong trường hợp nào? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp
Thu hồi đất rừng sản xuất, cơ quan nào có thẩm quyền
Để đảm bảo hiệu quả của việc quản lý đất rừng sản xuất, Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định chi tiết thẩm quyền của UBND các cấp trong việc thu hồi đất rừng để sản xuất như sau:
>>> Xem thêm: Sử dụng đất rừng sai mục đích xử phạt thế nào? Bị thu hồi không?
(1) Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Thu hồi rừng đối với tổ chức;
(2) Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
– Thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.
(3) Trường hợp khác: Trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
Thu hồi đất rừng sản xuất, cơ quan nào có thẩm quyền. Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp
Thu hồi đất rừng sản xuất có được bồi thường theo quy định không?
(1) Bồi thường về đất
Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất rừng sản xuất khó tránh việc gây thiệt hại cho người sử dụng đất vì họ đã mất đi phương tiện sản xuất của mình, thậm chí là phương tiện sản xuất quan trọng nhất. Điều này có thể khiến người bị thu hồi đất rừng bị thiệt hại về kinh tế, mất việc làm.
Vì chủ yếu những cá nhân, hộ gia đình có rừng sản xuất thì thu nhập kinh tế của họ chủ yếu dựa vào việc khai thác rừng. Do đó, khi thu hồi đất Nhà nước phải tiến hành bồi thường cho người sử dụng nhất để giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với người bị thu hồi đất.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất cũng thực hiện bồi thường, mà người sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013. Khi đủ điều kiện bồi thường về đất, người sử dụng đất sẽ được Nhà nước bồi thường bằng một trong hai cách sau:
– Quyết định giao đất rừng sản xuất cùng diện tích với đất bị thu hồi lại vị trí khác;
– Bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định thu hồi (trong trường hợp không có đất để bồi thường)
(2) Bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại
Trong quá trình sử dụng và khai thác đất rừng sản xuất, người sử dụng đất đều bỏ chi phí nhất định để đầu tư cải tạo đất. Do đó, khi bị thu hồi, Nhà nước cũng có trách nhiệm bồi thường khoản chi phí này cho người sử dụng đất để bù đắp tổn thất cho chủ rừng.
Tuy nhiên, để nhận được mức bồi thường chính xác nhất, người sử dụng đất phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền những tài liệu, giấy tờ chứng minh về việc mình bỏ chi phí để đầu tư trên đất.
Nếu không chứng minh được, mức bồi thường được xác định theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi có đất rừng sản xuất bị thu hồi.
(3) Bồi thường về cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất
Việc sử dụng đất rừng sản xuất luôn gắn liền với trồng cây (hoặc nuôi vật nuôi) và tạo lập tài sản trên đất để phục vụ cho việc sử dụng và khai thác đất . Do đó, khi bị thu hồi đất, người sử dụng đất cũng được Nhà nước bồi thường về cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất.
Nhưng, cây trồng, vật nuôi và tài sản này phải được tạo lập hợp pháp trên đất. Đồng thời, khi tiến hành thu hồi đất gây thiệt hại về cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất bị thu hồi.
>> Thu hồi đất rừng sản xuất có được bồi thường theo quy định không? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp
Thu hồi đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất có được bồi thường không?
Mặc dù, khi Nhà nước quyết định thu hồi đất rừng sản xuất sẽ gây thiệt hại cho chủ rừng. Tuy nhiên, không phải trong bất cứ trường hợp nào, chủ rừng bị thu hồi đất rừng sản xuất cũng được bồi thường về đất.
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 76 đã quy định cụ thể các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường về chi phí còn lại đầu tư vào đất.
Trong đó có trường hợp: Đất rừng sản xuất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật Đất đai 2013).
Khoản 1 Điều 54 quy định rằng: “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: 1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này”
Như vậy, trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất vẫn có thể được nhận bồi thường về đất nếu hộ gia đình, cá nhân được giao đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên đất được giao.
Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân được giao đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng còn được bồi thường về tài sản trên đất và các chi phí đầu tư trên đất còn lại (theo như phân tích tại phần trên).
>>> Thu hồi đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất có được bồi thường không? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp
Thu hồi đất rừng sản xuất như thế nào?
Trình tự, thủ tục thu hồi đất rừng sản xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 69 Luật Đất đai 2013 như sau:
(1) Cơ quan có thẩm quyền xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất rừng sản xuất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất rừng sản xuất bị thu hồi
– UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất (theo từng trường hợp quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013) ban hành thông báo thu hồi đất.
Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người dân bị thu hồi đất và được công bố công khai dưới nhiều hình thức: tổ chức các cuộc họp để phổ biến cho người dân về kế hoạch thu hồi đất, thông báo trên các phương tiện truyền thông, niêm yết thông báo tại UBND cấp xã nơi có mảnh đất thu hồi.
– UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất và phối hợp thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
– Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường;
Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp hoặc có hành vi chống đối, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thuyết phục, vận động người dân. Nếu người sử dụng đất vẫn không hợp tác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai 2013.
(2) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập, thẩm định phương án bồi thường
– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường và tổng hợp ý kiến của người dân bị thu hồi đất rừng sản xuất. Việc tổng hợp ý kiến được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013.
– UBND cấp xã nơi có đất rừng sản xuất bị thu hồi phối hợp tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường bằng hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi (Biên bản họp và lấy ý kiến phải có xác nhận của 3 bên: UBND cấp xã, UBMTTQVN cấp xã và đại diện những người thu hồi đất).
Phương án bồi thường khi thu hồi đất rừng sản xuất phải được niêm yết công khai theo quy định Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013 để mọi người dân nắm bắt được thông tin về bồi thường thu hồi đất.
– Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường khi thu hồi đất rừng sản xuất trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành lập, thẩm định phương án bồi thường. Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp
(3) Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường khi thu hồi đất rừng sản xuất
– UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 66 của Luật Đất đai 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường.
– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến, niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường và gửi quyết định này đến từng người có đất thu hồi.
Việc niêm yết và gửi quyết định phê duyệt phương án bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013.
– Tổ chức thực hiện việc bồi thường theo phương án bồi thường đã được phê duyệt;
– Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức thuyết phục, vận động người có đất bị thu hồi.
Nếu người này vẫn tiếp tục không hợp tác thì thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013.
(4) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.
Nhìn chung, vấn đề thu hồi đất nói chung và vấn đề thu hồi đất rừng để sản xuất nói riêng luôn nhận được nhiều câu hỏi thắc mắc từ phía người dân, nhất là người dân bị thu hồi đất. Bởi lẽ, Nhà nước có quyết định thu hồi đất đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống, công việc, … của người dân có đất rừng sản xuất bị thu hồi.
>>> Thu hồi đất rừng trong sản xuất thì người bị thu hồi đất được bồi thường như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến “Thu hồi đất rừng sản xuất”. Bạn tham khảo và giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu nội dung bài viết hoặc các vấn đề liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |