Tội buôn bán hàng cấm là gì? Quy định về khung hình phạt 2024

Tội buôn bán hàng cấm là hành vi vi phạm pháp luật như trên thực tế loại tội phạm này vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Những hành vi này luôn là một vấn nạn của xã hội bởi nó không chỉ xâm phạm đến trật tự quản lý của đất nước mà còn gây thiệt hại đến lợi ích của các tổ chức quản lý của nhà nước. Vậy buôn bán hàng cấm là gì? Khung hình phạt đối với tội này được quy định như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về Tội buôn bán hàng cấm, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-toi-buon-ban-hang-cam

Buôn bán hàng cấm là gì? Trường hợp nào bị xử lý tội buôn bán hàng cấm?

– Buôn bán hàng cấm là gì?

Buôn bán là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào bán, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.

Hàng cấm là những loại hàng hóa mà pháp luật Việt Nam không cho phép được lưu thông, sản xuất lẫn kinh doanh mua bán bởi vì nó mang đến sự nguy hại cho con người, gây mất an toàn, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia. Hàng cấm bao gồm:

+ Hàng cấm kinh doanh

+ Hàng cấm lưu hành, sử dụng

+ Hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng

Quy định trên cho thấy, buôn bán hàng cấm là hành vi buôn bán hàng hóa bị nhà nước cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành, sử dụng theo quy định của pháp luật. Tội buôn bán hàng cấm áp dụng cho chủ thể phạm tội thực hiện hành vi buôn các loại hàng hóa bị cấm dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thu lợi bất chính. Tội buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015.

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Tổng Đài Pháp Luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Tổng đài sở hữu đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý am hiểu pháp luật và giải quyết thành công nhiều vấn đề pháp lý. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Các yếu tố cấu thành tội buôn bán hàng cấm

– Các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định với tội buôn bán hàng cấm được xét dựa trên 4 yếu tố sau:

+ Khách thể của tội phạm

+ Mặt khách quan của tội phạm

+ Mặt chủ quan của tội phạm

+ Chủ thể của tội phạm

Tội buôn bán hàng cấm cũng như các tội phạm khác, đều cấu thành từ 4 yếu tố trên.

Do vậy, nếu thiếu bất kì yếu tố nào trong cấu thành tội phạm thì hành vi đã thực hiện cũng không được coi là tội phạm.

Khách thể của tội buôn bán hàng cấm: là xâm phạm trật tự quản lý của nhà nước trong việc sản xuất kinh doanh một số mặt hàng đặc biệt, cụ thể là xâm phạm trong quản lý, kinh doanh một số loại hàng mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước. Đối tượng tác động của tội này chính là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.

Hiện nay danh mục hàng cấm được Nhà nước quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 Của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương Mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện: khí: súng, máy bay, xe tăng,…

+ Hóa chất độc hại, thuốc lá, pháo nổ,..

+ Thực vật, động vật hoang dã, giống cây trồng độc hại,..

+ Văn hóa phẩm đồi trụy,..

Cần lưu ý: Một số các loại hàng cấm được quy định như: ma túy, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, bộ phận cơ thể người,.. đã được quy định là đối tượng tác động của tội phạm khác thì không còn là đối tượng của tội buôn bán hàng cấm.

Mặt khách quan

Dấu hiệu hành vi khách quan của tội buôn bán hàng cấm là buôn bán các mặt hàng cấm đã nêu trong nghị định trên. Người phạm tội thực hiện hành vi trao đổi, mua đi bán lại hàng cấm dưới nhiều hình thức khác nhau. Họ có thể dùng tiền, tiền sản, hoặc các loại giấy tờ có giá trị thành tiền để trao đổi giữa hai bên mua và bán.

Tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội bao gồm cả người mua và người bán bời vì bên bán nhận được một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị quy đổi thành tiền (đây được coi là một nguồn thu lợi bất chính); còn bên mua nhận mặt hàng cấm. Chỉ cần có một hành vi bán hoặc mua, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm (Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015).

Mặt chủ quan

Người thực hiện hành vi của tội này với lỗi cố ý trực tiếp. Họ nhận thức rõ được hành vi của mình là sai trái, buôn bán hàng cấm là trái pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hành vi xảy ra. Mục đích của người phạm tội này là nhằm thu lợi bất chính từ hoạt động buôn bán hàng cấm.

Chủ thể của tội phạm về tội buôn bán hàng cấm

Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại Khoản 1 điều 12 Bộ luật Hình sự 2015. Hơn hết là người có năng lực trách nhiệm hình sự tức họ không bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Mức xử phạt đối với tội buôn bán hàng cấm

Người phạm tội có hành vi buôn bán các mặt hàng hóa hoặc dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành, sử dụng mà trong điều luật quy định thì người phạm tội này có thể phải chịu mức phạt hành chính hoặc phạt tù. Tùy mức độ phạm tội của người thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm để áp dụng đúng mức hình phạt đối với chủ thể phạm tội đó. Điều 190 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định cụ thể các trường hợp buôn bán hàng cấm bị xử lý hình sự.

Ngoài ra nhiều trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì hành vi buôn bán hàng cấm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của nhà nước.

Mức xử phạt hành chính của tội này

 

Anh Phúc (Phú Thọ) có câu hỏi:

“Chào các Luật sư! Tôi cùng gia đình có kinh doanh một cửa hàng tạp hoá trước cửa nhà và đã bán ở đây được khoảng gần 4 năm. Tuần trước, cơ quan thanh tra xuống kiểm tra hàng hoá nhà tôi, phát hiện ra chúng tôi nhập lậu và bán ra thị trường khoảng gần 2000 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Vậy luật sư cho tôi hỏi đối với hành vi của tôi thì sẽ bị xử phạt như thế nào ạ? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Mong luật sư sớm giải đáp giúp tôi!”

 

>>> Tư vấn quy định xử phạt hành chính đối với tội buôn lậu, Gọi ngay 1900.6174

Chào anh Phúc! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp của anh, chúng tôi đã nghiên cứu và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Thực tế, không phải tất cả các hành vi buôn bán hàng cấm đều bị xử lý hình sự. Trường hợp các hành vi chưa đạt đến mức vi phạm như trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định thì các hành vi này chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà sẽ bị xử phạt hành chính. Tùy theo mức độ của hành vi buôn bán hàng cấm mà có các mức xử phạt hành chính khác nhau (từ 01 triệu đến 100 triệu đồng).

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức xử phạt với hành vi buôn bán hàng cấm được quy định cụ thể như sau:

Đối với một trong các hành vi vi phạm sau trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 50kg trở lên hoặc từ 50 lít trở lên; Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên; Buôn bán pháo nổ từ 06kg trở lên; Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên  => Phạt tiền từ 90 – 100 triệu đồng

Đối với trường hợp của anh Phúc, gia đình anh có hành vi nhập lậu và buôn bán thuốc lá nhập lậu với khối lượng là gần 2000 bao. Đối chiếu với điều luật trên thì có thể thấy, hành vi của anh sẽ rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật này, tương ứng với mức xử phạt hành chính là từ 90 đến 100 triệu đồng.

Do đó trong trường hợp này, gia đình anh sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử lý về hành vi vi phạm hành chính và phải nộp phạt hành chính như đã nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về việc xử phạt đối với trường hợp của anh Phúc và gia đình. Moi thắc mắc liên quan đến mức xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng cấm, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

>> Xem thêm: Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo quy định MỚI NHẤT 2022

toi-buon-ban-hang-cam di-tu-bao-nhieu-nam

 

Tội buôn bán hàng cấm đi tù bao nhiêu năm?

 

Chị Thu (Kiên Giang) có thắc mắc:

“Chào các Luật sư! Hiện tại tôi có một người em họ năm nay đã 26 tuổi nhưng không có công ăn việc làm ổn định mà thường xuyên đi nhậu nhẹt, tụ tập với đám bạn xấu trong xóm. Hôm qua, tôi có nhận được cuộc gọi của người thân báo về việc nó và đám bạn vừa bị công an bắt về tội buôn bán hàng cấm, cụ thể là buôn bán trái phép heroin. Khối lượng hàng nó mang đi buôn bán rơi vào khoảng trên dưới 50 gam, được gói kỹ càng giấu vào trong cabin xe tải để chở đi tiêu thụ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi này của em trai tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì sẽ phải ngồi tù bao nhiêu năm? Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Khung hình phạt hình sự đối với tội buôn bán hàng cấm? Gọi ngay 1900.6174

Chào chị Thu! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật! Qua những thông tin chị cung cấp kết hợp với quá trình nghiên cứu quy định pháp luật về hành vi buôn bán hàng cấm, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho chị như sau:

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành thì người nào có hành vi buôn bán, vận chuyển hàng cấm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của bộ luật này.

Tại Khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về mức hình phạt đối với tội buôn bán trái phép chất ma túy như sau:

“Người nào buôn bán trái phép heroin có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.”

Như vậy, đối với hành vi buôn bán hàng cấm là heroin với khối lượng là 50 gam thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng là từ 15 đến 20 năm tù. Do đó, trong trường hợp này, em trai chị chắc chắn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi buôn bán trái phép chất cấm theo quy định của pháp luật. Tuỳ thuộc vào nhân thân và các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ thì em trai chị Thu sẽ được tuyên các mức án khác nhau, tuy nhiên vẫn sẽ trong khung phạt tù là từ 15 đến 20 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật đối với trường hợp của chị Thu. Hi vọng thông qua phần tư vấn, chị Thu đã nắm rõ về mức xử phạt và khung hình phạt đối với hành vi của em trai mình. Mọi thắc mắc liên quan đến khung phạt đối với tội buôn bán hàng cấm, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sự!

>> Xem thêm: Tội sản xuất trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào?

Một số câu hỏi về tội buôn bán hàng cấm

1. Phân biệt tội buôn bán hàng cấm và tội tàng trữ vận chuyển hàng cấm

 

Tội buôn bán hàng cấm có nhiều điểm tương đồng với tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Tuy nhiên, vì đây là hai tội khác nhau nên có các dấu hiệu phân biệt, có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau:

Tội buôn bán hàng cấm
(Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015)

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

(Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015)

Tội buôn bán hàng cấm (Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015) là hành vi làm ra, mua bán, trao đổi, các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm (cấm kinh doanh, cấm sử dụng, chưa được lưu hành) dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thu lợi bất chính.

+ Có tính chất nguy hiểm hơn

+ Mức hình phạt nhẹ nhất là 100 triệu đồng

+ Mức phạt tù nặng nhất là 15 năm

-Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191) là hành vi cất giấu bất hợp pháp ở bất kỳ nơi nào những mặt hàng mà nhà nước cấm (cấm kinh doanh, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, sử dụng) bằng bất kì phương thức nào nhưng không nhằm mục đích buôn bán, thu lợi bất chính.

+ Có tính chất, mức độ nguy hiểm thấp hơn

+ Mức hình phạt nhẹ nhất là 50 triệu đồng

+ Mức phạt tù cao nhất là 10 năm

2. Hành vi “buôn lậu hàng cấm” truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu hay tội buôn bán hàng cấm? Mức xử phạt?

Căn cứ tại điểm k khoản 2 Điều 190 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, hành vi buôn lậu hàng cấm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm với tình tiết tăng nặng định khung: “Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu”. Phạm tội thuộc trường hợp này thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 – 10 năm.

>> Xem thêm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và mức phạt mới nhất 2022

toi-buon-ban-hang-cam-buon-ban-hang-cam-qua-bien-gioi-pham-toi-gi

Buôn bán hàng cấm qua biên giới phạm tội gì?

 

Chị Hường (Bắc Giang) câu hỏi:

“Chào luật sư! Tôi hiện có người anh ruột năm nay đã 31 tuổi nhưng chưa lập gia đình. Nguyên nhân là do anh bị nghiện nặng và thường xuyên trốn gia đình để đi buôn bán, sử dụng ma tuý. Hôm qua tôi nhận được một cuộc điện thoại của công an báo về việc anh trai tôi đã bị bắt giữ khi đang trên đường vận chuyển 10kg pháo nổ sang biên giới để buôn bán. Vì vậy, tôi muốn hỏi, đối với hành vi như trên thì anh tôi sẽ vi phạm vào tội gì? Tôi xin cảm ơn!”

>>> Tư vấn quy định về hành vi buôn bán hàng cấm qua biên giới, Gọi ngay1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hường! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Hành vi buôn bán hàng cấm qua biên giới bản chất vẫn là hành vi buôn bán hàng cấm. Mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội phạm tội này là nhằm buôn bán thu lợi bất chính. Vì vậy buôn bán hàng cấm có tình tiết qua biên giới căn cứ theo điểm k Khoản 2 Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 vẫn bị xử lý về tội buôn bán hàng cấm chứ không xử lý theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội buôn lậu.

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 190 Bộ luật này có quy định về hành vi buôn bán hàng cấm như sau:

“Người nào có hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilogam đến dưới 40 kilogam mà buôn bán qua biên giới thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.”

Đối với trường hợp của chị Hường, anh trai chị đã có hành vi buôn bán mặt hàng mà pháp luật cấm là pháo nổ, bên cạnh đó còn đang trên đường vận chuyển ra biên giới với mục đích nhằm buôn bán, tiêu thụ đi nhiều nơi. Do đó, khi bị phát hiện thì anh trai chị có thể đối mặt với mức xử phạt tiền từ 1 đến 3 tỷ đồng hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự, với khung hình phạt từ 05 năm đến 10 năm tù.

Trên đây là những khung hình phạt đối với hành vi buôn bán hàng cấm qua biên giới của anh trai chị Hường. Thông qua phần phân tích, hi vọng chị Hường cũng như gia đình đã nắm rõ được về mức xử phạt cũng như hành vi vi phạm pháp luật của người anh trai. Mọi thắc mắc nào phát sinh trong quá trình tìm hiểu về những tình tiết liên quan, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ luật sư!

Vận chuyển hàng cấm bị xử lý thế nào?

 

Bác Hồng (Nam Định) có câu hỏi:

“Tôi quê gốc ở Hải Hậu nhưng tháng vừa rồi phải lên thành phố để chăm cháu cho con gái tôi. Khi tôi chuyển đến vài ngày thì biết được xung quanh ngõ nhà tôi có một băng nhóm chuyên làm tiền giả và mang đi tiêu thụ ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, điều tôi không ngờ nhất là con rể tôi cũng ở trong băng nhóm đó. Nhiều lần tôi đã cố khuyên nhủ nhưng con rể chỉ bỏ được vài hôm rồi lại ngựa quen đường cũ. Đến chiều hôm qua, gia đình tôi nhận được tin báo rằng con rể tôi cùng đồng bọn đã bị bắt khi đang trên đường vận chuyển số tiền giả đó để mang đi tiêu thụ. Vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này thì con rể tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>>> Mức hình phạt đối với hành vi vận chuyển hàng cấm, Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Chào bác Hồng! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Qua quá trình nghiên cứu về vấn đề trên trên kết hợp với việc tìm hiểu các tài liệu liên quan, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ tại khoản 2 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm như sau:

“Người nào có hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng hoá mà bị Nhà nước cấm và thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp”

Như vậy, trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi vận chuyển hàng cấm nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận mà nhận biết rõ hành vi vận chuyển của mình là trái phép nhưng vẫn cố ý thực hiện thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội vận chuyển hàng cấm. Khi đó, hành vi vi phạm của người con rể sẽ bị xử lý theo khoản 2 Điều 191 Luật này như đã nêu ở trên.

Do đó, nếu con rể của bác Hồng thực hiện hành vi vận chuyển tiền giả với lỗi cố ý, làm việc có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp như đã nêu trên thì sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền là từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng. Ngoài ra, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì khung hình phạt có thể rơi vào từ 02 năm đến 05 năm tù. Mọi thắc mắc liên quan đến các tình tiết giảm nhẹ đối với tội buôn bán hàng cấm, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!

Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tiễn về tội buôn bán hàng cấm. Để tình trạng này ngày càng giảm, người dân cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình để tránh tình trạng vướng vào vòng lao lý. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!