Vi bằng là gì? Quy định của pháp luật về thủ tục lập vi bằng

Vi bằng là gì? Hiện nay, vấn đề này đang được nhiều người dân quan tâm, đặc biệt trong việc mua bán đất đai. Pháp luật quy định như thế nào là vi bằng? Chi phí lập vi bằng là bao nhiêu? Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp các vấn đề về vi bằng. Nếu bạn còn băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về Vi bằng là gì? Gọi ngay 1900.6174

Vi bằng là gì?

 

>> Vi bằng là gì? Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Tức là, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.

Tại sao phải lập vi bằng?

 

>> Lập vi bằng để làm gì? Gọi ngay 1900.6174

Chị Hằng (Thái Bình) có câu hỏi: “Tôi có nghe nói rất nhiều về vi bằng và được biết nó là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, vậy tại sao phải lập vi bằng, vi bằng có giá trị pháp lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”

Trả lời:

Chào chị Hằng! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến tư vấn luật đất đai cho Tổng Đài Pháp Luật! Chúng tôi đã xem xét xin được đưa ra câu trả lời cho câu hỏi về vi bằng của chị như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra thì vi bằng được coi là nguồn chứng cứ, chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật (vi bằng hợp pháp) đồng thời vi bằng cũng là căn cứ để thực hiện các giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, việc lập vi bằng sẽ giúp chị tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục liên quan đến vụ án khởi kiện nếu lập vi bằng ngay tại thời điểm giao dịch.

Trên đây là những giải pháp Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh câu hỏi “Tại sao phải lập vi bằng?” và các vấn đề liên quan. Hy vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra giải quyết được khó khăn của chị. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng

 

>>Giá trị pháp lý của vi bằng là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Ai có thẩm quyền lập vi bằng?

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

Một là, thừa phát lại có thẩm quyền lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định về các trường hợp không được lập vi bằng của Nghị định.

Hai là, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Tuy nhiên, nó là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Ba là, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng (nếu thấy cần thiết). Bên cạnh đó, Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Như vậy, Thừa phát lại có được lập vi bằng trong phạm vi toàn quốc, tuy nhiên, trong thực tiễn công dân thường đến các văn phòng/phòng thừa phát lại tại cơ sở gần nhất nơi mình sinh sống, cư trú để thuận lợi trong việc di chuyển, tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc lập vi bằng. Mặc dù, không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của vi bằng (là nguồn chứng cứ, chứng cứ) trong giải quyết tranh chấp các vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Giá trị pháp lý về chứng cứ của vi bằng căn cứ vào phạm vi, thẩm quyền, trình tự thủ tục, hình thức và nội dung lập vi bằng của Thừa phát lại có tuân thủ các quy định của pháp luật.

Trường hợp không được lập vi bằng

>> Các trường hợp không được lập vi bằng là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Căn cứ Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 quy định về các trường hợp Thừa phát lại không được lập vi bằng:

Thứ nhất là, thừa phát lại không lập vi bằng các trường hợp quy định về những việc thừa phát lại không được làm trong khi thực thi nhiệm vụ. Cụ thể là, nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Thứ hai là, thừa phát lại không lập vi bằng về vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm:

Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng;

Làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước;

Vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự;

Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.

Thứ ba là, thừa phát lại không được lập vi bằng vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; trái đạo đức xã hội.

Thứ tư là, thừa phát lại không được xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

Thứ năm là, thừa phát lại không được ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu là, thừa phát lại không lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

Thứ bảy là, trong trường hợp sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ thừa phát lại không lập vi bằng ghi nhận.

Thứ tám là, sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến thì thừa phát lại không được lập vi bằng ghi nhận và thừa phát lại không lập vi bằng trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng mà Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh câu hỏi “những trường hợp nào thừa phát lại không được lập vi bằng?” Hy vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra giải quyết được khó khăn của chị. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ kịp thời!

Thủ tục lập vi bằng như thế nào? Chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Chị Ngọc (Ninh Bình) có câu hỏi: “Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Ninh Bình, gia đình tôi hiện đang có tranh chấp với hàng xóm về vấn đề diện tích đất nhà ở. Sau khi đối chiếu với Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình chúng tôi phát hiện bị thiếu mất 1,5 m2 đất và đã mời địa chính đến đo đạc. Có kết luận số diện tích đó được nhà tôi thiếu 1.7m2 đất và nhà hàng xóm thừa 1.7m2. Gia đình chúng tôi muốn lập vi bằng về vấn đề trên? Xin hỏi thủ tục lập vi bằng như thế nào và chúng tôi cần phải chuẩn bị những hồ sơ gì? Tôi xin cảm ơn!”

>> Tư vấn thủ tục lập vi bằng nhanh chóng, Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Ngọc, chúng tôi đã nhận được câu hỏi: “Thủ tục lập vi bằng như thế nào và cần chuẩn bị những hồ sơ gì cho việc lập vi bằng” của chị. Tranh chấp các vấn đề về đất đai là vấn đề nan giải và có rất nhiều người cũng đang gặp vấn đề tương tự như chị. Cảm ơn chị đã tin tưởng và ủng hộ đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi! Chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho câu hỏi về vi bằng của chị như sau:

Một là, về vấn đề thủ tục lập vi bằng. Để lập một vi bằng về vấn đề trên chị cần làm theo những trình tự như sau: (chủ thể có nhu cầu lập vi bằng cần đánh giá xem sự kiện, hành vi muốn lập vi bằng có đúng theo quy định của pháp luật)

Bước 1: Đến văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng

Thừa phát lại kiểm tra, đánh giá xem sự kiện, hành vi… có đúng theo quy định của pháp luật cho phép lập vi bằng hay không? Thừa phát lại có thể tiếp nhận nhu cầu của khách hàng nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Chị sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu này.

Bước 2: Thỏa thuận

Chị sẽ ký vào văn bản thỏa thuận làm vi bằng, văn bản thỏa thuận đảm bảo cho các nội dung sau:

+ Địa điểm, thời gian;

+ Chi phí;

+ Các thỏa thuận khác (nếu có)

Thỏa thuận làm vi bằng sẽ được lập thành 02 bản, chị sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản. Sau khi lập xong thỏa thuận, chị sẽ đóng chi phí làm vi bằng cho Thừa phát lại theo như thỏa thuận của hai bên.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại yêu cầu người làm chứng chứng kiến (nếu cần thiết). Thừa phát lại tiến hành ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng gồm:

+ Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại;

+ Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm;

+ Người tham gia khác (nếu có);

+ Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu;

+ Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

+ Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

+ Chữ ký của Thừa phát lại và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

+ Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

+ Vi bằng được lập thành 03 bản chính: 01 bản giao cho chị; 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Trước khi giao vi bằng, thừa phát lại (hoặc thư ký nghiệp vụ) sẽ đề nghị chị ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng. Thừa phát lại giao lại cho khách hàng một bản chính của vi bằng. Thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.

Vi bằng hợp lệ khi đã được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Trên đây là thủ tục để lập vi bằng, mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!

Công chứng vi bằng là gì? Có thể thay thế được hợp đồng công chứng không?

 

>> Công chứng vi bằng có thể thay thể được hợp đồng công chứng không? Gọi ngay 1900.6174

 

Thứ nhất, công chứng vi bằng là gì? Công chứng vi bằng được hiểu là những giấy tờ ghi lại toàn bộ sự kiện, hành vi liên quan đến quá trình vi phạm tiền bạc, giấy tờ buôn bán giữa hai bên; đồng thời là chứng cứ để Tòa án căn cứ trong trường hợp xảy ra tranh chấp tài sản.

Thứ hai, công chứng vi bằng có thể thay thế được hợp đồng công chứng hay không?

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại: Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Như vậy, vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính.

Chi phí lập vi bằng là bao nhiêu?

 

Chị Anh (Tuyên Quang) có câu hỏi:“Thưa luật sư, anh Phong – nhà hàng xóm cạnh nhà tôi mua xe tải mới. Tuy nhiên do chưa thạo xe và trong người có hơi men nên vào tối qua, anh Phong đã lái xe và đâm đổ vào hàng rào nhà. Sáng nay tôi thức dậy, thấy 5 m tường rào nhà tôi bị đổ. Tôi có mời cơ quan thừa phát lại đến để lập vi bằng. Vậy nên tôi muốn hỏi chi phí để lập vi bằng là bao nhiêu thì hợp lý? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Lập vi bằng mất bao nhiêu tiền? Liên hệ ngay  1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Anh, chúng tôi rất vui khi nhận được câu hỏi của chị. Cảm ơn chị đã tin tưởng và ủng hộ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì chưa có quy định cụ thể về chi phí lập vi bằng. Tuy nhiên, căn cứ tại Điều 64 Nghị định lại có quy định về chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án:

Một, chi phí lập vi bằng sẽ do chị và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.

Hai, Văn phòng Thừa phát lại sẽ quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.

Trên cơ sở chi phí đã niêm yết đó, chị và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh như: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).

Trên đây là các chi phí chị có thể phải trả trong quá trình lập vi bằng, mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ luật sư!

Hạn chế của vi bằng là gì? Mua nhà đất có an toàn không?

 

>> Hạn chế của vi bằng là gì? Gọi ngay  1900.6174

 

Anh Vân (Bắc Ninh) có câu hỏi: “Thưa luật sư, hiện tại tôi muốn mua một căn nhà có diện tích 50m2. Chủ nhà có yêu cầu tôi đặt cọc trước 50 triệu đồng. Vì để đảm bảo quyền lợi của  hai bên, chúng tôi đã lập vi bằng về sự kiện này lúc đặt cọc tiền. Vậy tôi muốn hỏi, vi bằng có những hạn chế gì? Và việc tôi mua căn nhà đó qua vi bằng có an toàn không? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

Trả lời:

Chào anh Vân, với câu hỏi của anh chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ hai, mua nhà đất qua vi bằng thì người mua sẽ gặp được nhiều rủi ro, bởi, vi bằng ghi lại những sự kiện, hành vi, không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính. Bên cạnh đó, vi bằng về mua bán nhà đất chỉ là chứng cứ chứng minh có sự kiện, hành vi về vấn đề mua bán nhà đất của anh mà không ký hợp đồng công chứng, chứng thực, người mua không thể sang tên Sổ đỏ được. Tức là, anh đã mua bán không có giấy tờ dễ xảy ra tranh chấp và lợi dụng việc không có giấy tờ, chủ đất có thể thực hiện mua bán nhà đất nhiều lần mà Thừa phát lại cũng không kiểm soát được, có thể được chuyển nhượng cho nhiều người.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi, cảm ơn anh đã quan tâm và ủng hộ Tổng đài Tư vấn pháp luật của chúng tôi. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.

Mẫu vi bằng mua bán nhà đất mới nhất?

>> Mẫu vi bằng mua bán nhà đất mới nhất, Liên hệ ngay 1900.6174

Download (DOC, 39KB)

 

Căn cứ TT 05/2020/TT-BTP ngày 28/08/2020:

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
…………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……/(năm)/VB-TPL

VI BẰNG

Vào hồi, ngày… tháng… năm … tại ……………………………………………..

Chúng tôi gồm:…………………………………………………………………………………………..

Ông/bà:……………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: Thừa phát lại

Người yêu cầu lập vi bằng:…………………………………………………………………………..

Ông (bà)/cơ quan/tổ chức:……………………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………..

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:………………………………… cấp ngày…………………. bởi…………………………………………………………………………………

Người tham gia lập vi bằng (nếu có):…………………………………………………………………………………………………

Ông(bà)/cơquan/tổchức:……………………………………………………………………………………….

Địachỉ:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:

Người chứng kiến (nếu……………………………………………………………………………

Ông (bà)/tổ chức/cơ quan:………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………….. cấp ngày: ………………. bởi:

Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây: (nêu tên sự kiện, hành vi lập vi bằng)

Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng: (mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)

Sự kiện, hành vi lập vi bằng kết thúc vào lúc… giờ… phút, ngày… tháng… năm…..

Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.

Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, giấy tờ sau (nếu có):

1)……………………………………………………………………………………………………..

2)……………………………………………………………………………………………………..

Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng và những người tham gia (nếu có) về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng này được lập thành…. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào lúc……. giờ…… phút, ngày… tháng… năm…, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí, cùng ký tên.

THƯ KÝ NGHIỆP VỤ(nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

THỪA PHÁT LẠI

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

NGƯỜI THAM GIA
(nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến vi bằng là gì và các quy định pháp luật về vi bằng. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối đến ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất!