Che giấu tội phạm là gì? Che giấu tội phạm có bị ngồi tù không?

Che giấu tội phạm là gì? Che giấu tội phạm gây ra những nguy hiểm gì cho xã hội? Che giấu tội phạm có bị phạt không? Hành vi này được xét là gây nguy hiểm cho xã hội, nó khuyến khích cũng như tiếp tay cho người phạm tội thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật và cũng đã được pháp luật hình sự quy thành tội phạm.  Ngay bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật xin gửi đến quý bạn đọc một số thông tin pháp luật bổ ích xoay quanh vấn đề Che giấu tội phạm là gì?Hãy gọi ngay 1900.6174 nếu có bất kì thắc mắc nao cần được tư vấn!

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội che giấu tội phạm, gọi ngay 1900.6174

Che giấu tội phạm là gì?

 

* Tội phạm là gì?

Tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về khái niệm tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội đã được quy định cụ thể trong BLHS. Chủ thể của những hành vi này là do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc các pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc xâm phạm vào những lịch vực khác mà BLHS năm 2015 quy định bị xử lý hình sự. 

che-giau-toi-pham-la-gi

Những trường hợp tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất hành vi nguy hiểm cho xã hội là không đáng kể thì vẫn chưa bị truy tố trách nhiệm hình sự và sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác. 

Tội phạm được chia thành 4 loại dựa trên tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bao gồm: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Với mỗi loại tội phạm ở trên thì khung hình phạt tù cho mỗi loại cũng sẽ là khác nhau. Ví dụ đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì chỉ có phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ, nhưng đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. 

* Đặc điểm cơ bản của tội phạm như sau: 

Là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi này phải gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ hoặc những quan hệ xã hội đã được liệt kê vào quy định tội phạm. Dấu hiệu đầu tiên cần xác định đó là mức độ nguy hiểm mà tội phạm gây ảnh hưởng đến cho xã hội; 

– Phải là hành vi được quy định thành tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Những hành vi có gây nguy hiểm cho xã hội ở mức không đáng kể và không được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 thì được xác định không phải là tội phạm;

– Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hoặc pháp nhân thương mại. Những chủ thể này thực hiện hành vi phạm tội của mình một cách cố ý hoặc vô ý, biết trước hậu quả xảy ra nhưng vẫn làm hoặc biết hậu quả xảy ra nhưng không ngăn chặn. Khẳng định hành vi phạm tội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý thể hiện yếu tố lỗi trong việc thực hiện hành vi;

– Là những hành vi bị xử lý hình sự. Những hành vi phạm tội phải được pháp luật hình sự xử lý hình sự bằng nhiều biện pháp khác nhau như: hình phạt, biện pháp tư pháp hình sự,… 

Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản, tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội, xuất hiện yếu tố lỗi và phải chịu xử lý hình sự. Sự nguy hiểm cho xã hội bao gồm mặt khách quan là về tính gây thiệt hại còn về mặt chủ quan là yếu tố có lỗi dựa trên: hậu quả của hành vi, tính chất và mức độ lỗi, tính chất về động cơ và mục đích phạm tội.  

* Định nghĩa che giấu tội phạm: 

Che giấu tội phạm được hiểu là hành vi của một hoặc nhiều người tuy không biết về hành vi phạm tội trước đó của người phạm tội nhưng sau khi đã biết được hành vi vi phạm pháp luật của người phạm tội thì lại sẵn sàng bao che. Họ đã không chủ động trình báo, tố giác với cơ quan chức năng mà thực hiện việc che giấu người có hành vi phạm tội hoặc cố ý che giấu những bằng chứng, dấu vết mà tội phạm để lại. Điều này có mục đích làm cản trở việc điều tra của cơ quan chức năng, những bước điều tra, truy tìm dấu vết, bằng chứng của cơ quan thêm khó khăn hơn. Trong khi đó, người có hành vi phạm tội thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, tiếp tục gây nên những tội ác mang đến nguy hiểm cho xã hội. 

Đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự được quy định thành tội Che giấu tội phạm cụ thể trong Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hành vi này gây cản trở trong quá trình thực thi pháp luật, trừng phạt những kẻ có hành vi phạm tội, gây thêm nguy hiểm cho xã hội và đời sống của nhân dân nên Bộ luật hình sự đã có những chế tài xử phạt khá nghiêm khắc đối với hành vi này. Tuy nhiên, tội danh này vẫn có một số ngoại lệ cũng bởi xét về tính chất tâm lý tội phạm và bảo đảm được tính nhân văn trong lối sống từ xưa đến nay của người Việt Nam. 

Theo đó, trong trường hợp nếu người thực hiện hành vi che giấu tội phạm gây cản trở cho cơ quan điều tra là những người thân thích với người có hành vi phạm tội như vợ, chồng, con cái hay bố mẹ, anh, chị em ruột,… theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu của mình. Tuy nhiên, những người thân thích vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi che giấu cho tội phạm mang tính chất nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm liên quan đến quốc gia như tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc những tội phạm khác ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng hơn theo quy định của pháp luật hình sự. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội che giấu tội phạm sẽ bị phạt ra sao, gọi ngay 1900.6174

Đặc điểm của hành vi che giấu tội phạm

 

Hành vi che giấu tội phạm có những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Là hành vi được thực hiện sau khi đã kết thúc hành vi phạm tội và người thực hiện che giấu tội phạm đã biết về hành vi phạm tội;
  • Người có hành vi che giấu và người có tội được che giấu không có sự hứa hẹn hay thỏa thuận với nhau trước đó;
  • Hành vi luôn được thực hiện dưới hình thức “hành động phạm tội”;
  • Yếu tố lỗi trong hành vi che giấu hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. 

che-giau-toi-pham-la-gi

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết những hành vi che giấu tội phạm qua những biểu hiện cụ thể sau đây:

  • Che giấu người phạm tội: một hoặc nhiều cá nhân có hành vi cho người phạm tội ẩn nấp, trốn trong nhà mình hoặc sắp xếp cho người đó đi trốn tại một nơi nào nào khác. Ngoài ra, họ biết người phạm tội đang lẩn trốn ở đâu nhưng không khai báo với cơ quan chính quyền mà lại tìm mọi cách giấu người phạm tội đi để những người khác không thể biết được;
  • Che giấu dấu vết, tang vật hoặc vật chứng của tội phạm: ở trường hợp này cũng tương tự giống việc che giấu người, cá nhân phạm tội che giấu tội phạm cũng tìm đủ mọi cách để xóa các dấu vết hoặc phi tang các chứng cứ, vật chứng để cơ quan công an không thể căn cứ vào đó để điều tra thêm về vụ án;
  • Cản trở việc điều tra, xử lý tội phạm: hành vi cụ thể nhất có thể nêu ra như là cố ý cung cấp sai sự thật về thông tin, nơi ở của đối tượng phạm tội, xóa bỏ dấu vết, tiêu hủy các công cụ, phương tiện gây án,….

Trên đây là những đặc điểm và biểu hiện cụ thể của hành vi che giấu tội phạm. Dựa vào những đặc điểm và hành vi cụ thể trên thực tế đã nêu, ta có thể dễ dàng nhận biết về hành vi che giấu tội phạm. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về đặc điểm của hành vi che giấu tội phạm, gọi ngay 1900.6174

Các yếu tố cấu thành hành vi che giấu tội phạm

 

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hành vi che giấu tội phạm. 

Ở tội che giấu tội phạm này, chủ thể của tội này không phải là chủ thể đặc biệt. Nhưng không phải ai ở tất cả mọi lứa tuổi đều là chủ thể của tội phạm này, những đối tượng thực hiện hành vi che giấu tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải đáp ứng dấu hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chung về độ tuổi của người vi phạm là từ đủ 16 tuổi trở lên. 

Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi che giấu tội phạm trừ những đối tượng là người thân thích của người phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật hình sự năm 2015 sẽ là chủ thể của tội phạm này. Theo đó, phạm vi chủ thể của tội phạm này sẽ thu hẹp hơn so với những loại tội phạm khác, lý do là bởi văn hóa người Việt coi trọng tính nhân văn trong việc định tội danh. 

Về hành vi, những chủ thể này biết được hành vi vi phạm pháp luật của người phạm tội chỉ sau khi người phạm tội thực hiện hành vi đó. Và đây cũng chính là sự khác biệt rõ có thể nhận biết được giữ tội đồng phạm và tội che giấu tội phạm. 

Thứ hai, về mặt chủ quan của tội che giấu tội phạm. 

Chủ thể thực hiện hành vi che giấu tội phạm là đối tượng có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Họ vi phạm với lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hành vi, biết rõ về việc làm của mình là vi phạm pháp luật, cản trở việc thi hành pháp luật của cơ quan điều tra, tạo thuận lợi cho kẻ phạm tội tiếp tục tội ác, thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật nhưng vẫn không chủ động khai báo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.  

che-giau-toi-pham-la-gi

Thứ ba, về mặt khách quan của tội che giấu tội phạm. 

Che giấu tội phạm là hành vi thể hiện sự độc lập, thuộc về ý chí của một người. Bởi vì hành vi này được thực hiện nhưng không có hẹn trước, nếu có sự hứa hẹn cố ý che giấu từ trước thì người thực hiện hành vi này sẽ vi phạm pháp luật với tư cách là người đồng phạm giúp sức. 

Sau đó, người có hành vi phạm tội che giấu tội phạm có những hành vi giấu diếm người phạm tội cụ thể như sắp xếp chỗ trốn, sinh hoạt cho người phạm tội, giúp người phạm tội lẩn trốn đi xa khỏi cơ quan chức năng, trốn tránh pháp luật. Những hành vi này khiến cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều tra. Bên cạnh việc giúp đỡ về chỗ ẩn trốn, vẫn có nhiều trường hợp người phạm tội che giấu tội phạm còn giúp người phạm tội che dấu vết, phi tang các phương tiện gây án hoặc có những hành vi khác để cản trở cơ quan công an điều tra tội phạm, xử lý tội phạm. 

Người phạm tội có hành vi che giấu được quy định cụ thể thuộc một trong các trường hợp cụ thể được liệt kê tại khoản 1 Điều 389. Hành vi này không có sự hứa hẹn hay thỏa thuận trước giữa người không tố giác và người phạm tội. 

Thứ tư, về mặt khách thể của tội che giấu tội phạm. 

Những người phạm tội che giấu tội phạm sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động, công việc và quá trình làm việc của cơ quan chức năng cụ thể là cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện các hành vi phạm tội, điều tra lấy cơ sở để định tội và thực hiện các biện pháp trừng trị tội phạm theo pháp luật. Ngoài ra, hành vi phạm tội này còn gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về yếu tố cấu thành hành vi che giấu tội phạm, gọi ngay 1900.6174

Che giấu tội phạm bị phạt thế nào?

 

Khung hình phạt đối với người phạm tội che giấu tội phạm được quy định trong Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2015 theo hai khung hình phạt cụ thể như sau:

Ở mức khung hình phạt đầu tiên được quy định tại Khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015. Mức hình phạt cơ bản dành cho tội danh này nếu các đối tượng có hành vi phạm tội che giấy không thuộc các đối tượng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, che giấu với các tội danh được liệt kê rất chi tiết tại điều này. Mức hình phạt nhẹ nhất được quy định là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm đối với các hành vi vi phạm ít nghiêm trọng, không nguy hiểm lắm. Nếu mức độ của hành vi vi phạm được xác định là nghiêm trọng hơn thì mức phạt tù áp dụng là từ 6 tháng đến 5 năm tù. 

che-giau-toi-pham-la-gi

Ở mức khung hình phạt thứ hai được quy định tại Khoản 2 Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015. Mức hình phạt này xuất hiện tình tiết tăng nặng và mức độ vi phạm của tội phạm ở mức nghiêm trọng hơn. Khung hình phạt này được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật mà những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi che giấu tội phạm. Về tính chất, khi người phạm tội thuộc vào trường hợp này sẽ gây cản trở rất nhiều cho công cuộc thực thi pháp luật, xử lý hình sự đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Mức hình phạt tù ở đây là từ 2 năm đến 7 năm tù. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội che giấu tội phạm có bị ngồi tù không?gọi ngay 1900.6174

Sự khác biệt giữa “Che giấu tội phạm”“không tố giác tội phạm”?

 

“Che giấu tội phạm” “Không tố giác tội phạm” là hai thuật ngữ rất dễ gây nhầm lẫn với nhau, rất nhiều người còn tưởng hai thuật ngữ này là một. Và dưới đây, việc phân biệt hai thuật ngữ này được thể hiện qua bảng sau: 

 

Che giấu tội phạm Không tố giác tội phạm 
Điểm giống nhau  – Đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp;

– Đều có ngoại lệ được miễn trách nhiệm hình sự cho các đối tượng là người thân thích của người có hành vi phạm tội nhưng không bị tố giác hoặc phát hiện. 

Điểm khác nhau  Là việc một cá nhân không có sự hứa hẹn trước với người phạm tội, nhưng sau khi biết được hành vi phạm tội đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác với mục đích cản trở, gây khó khăn trong việc phát hiện, điều tra và xử lý hình sự.  Là việc biết rõ tội phạm đã, đang hoặc chuẩn bị sẽ thực hiện nhưng không tố giác, báo có với cơ quan chức năng. 
Không biết trước được hành vi phạm tội và không có giao hẹn hay thỏa thuận gì với người có hành vi vi phạm pháp luật. Biết rõ về hành vi phạm tội, đã đang hoặc sẽ chuẩn bị thực hiện. 
Thời điểm phạm tội: sau khi biết hành vi phạm tội đã được thực hiện.  Có thể phạm tội vào bất cứ giai đoạn nào của việc thực hiện hành vi của tội phạm (đã, đang và sẽ). 
Người thân thích được miễn trách nhiệm hình sự trừ trường hợp che giấu cho tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng tại Điều 389 BLHS năm 2015.  Người được miễn trách nhiệm hình sự là:

– Người thân thích;

– Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia nhiệm vụ bào chữa;

– Người không tố giác nhưng đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế nguy hiểm của hành vi cho xã hội. 

Mức phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 3 năm, còn cao nhất là phạt tù đến 7 năm.  Mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội không tố giác tội phạm, gọi ngay 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây Tổng đài pháp luật chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Che giấu tội phạm là gì?. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất. 

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp