Lỗi vượt đèn đỏ có cần hình ảnh không? Thực tế hành vi vượt đèn đỏ là lỗi vi phạm mà người tham gia giao thông hay mắc phải. Hành vi vượt đèn đỏ ngoài hình thức xử phạt trực tiếp thì còn có thể bị phạt nguội. Điều đó có thể dẫn đến một số cá nhân sẽ muốn nhìn thấy chứng cứ, hình ảnh, video,… trực tiếp ghi lại hành vi của họ sai phạm vào thời điểm nào, ở đâu,… Để giúp các bạn hiểu rõ hơn bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc có cái nhìn cụ thể về quy định của pháp luật về việc cần hình ảnh để chứng minh lỗi vượt đèn đỏ, mức phạt lỗi vượt đèn đỏ khi có hành vi vượt đèn đỏ.
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Lỗi vượt đèn đỏ có cần hình ảnh không hiện nay?
– Hành vi vượt đèn đỏ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và sẽ bị xử phạt theo quy định và hiện nay, người tham gia giao thông khi có hành vi vượt đèn đỏ sẽ có 2 hình thức là bắt quả tang và phạt nguội.
– Đối với việc bắt quả tang người tham gia giao thông có hành vi vượt đèn đỏ thì Cảnh sát giao thông đã trực tiếp có mặt tại hiện trường và chứng kiến hành vi vi phạm, xử phạt ngay lập tức nên có thể sẽ không cần thiết phải có hình ảnh chứng minh đi kèm.
Đối với việc xử phạt nguội thì theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 65/2020/TT-BCA, hình ảnh phản ánh việc vi phạm giao thông sẽ được tiếp nhận từ các nguồn sau:
– Tiếp nhận từ nguồn thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Bộ Công an)
– Tiếp nhận từ hình ảnh, thông tin, video đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội.
– Việc xử phạt nguội hành vi vượt đèn đỏ được tiếp nhận từ các hình ảnh, video phương tiện vi phạm và sẽ được ghi lại chuyển sang bộ phận trích xuất để lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, lỗi vi phạm…Hình ảnh vi phạm sẽ được chuyển cho lực lượng cảnh sát giao thông để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, trong trường hợp phạt nguội thì hình ảnh, video là những điều bắt buộc phải có để xử phạt.
>> Xem thêm: Trật tự an toàn giao thông là gì? Vi phạm trật tự bị xử phạt như thế nào?
Có thể yêu cầu cảnh sát giao thông đưa ra bằng chứng vượt đèn đỏ hay không?
Việc không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông sẽ bị xử phạt hành chính và được điều chỉnh bởi Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo quy định tại mục đ khoản 1, mục d khoản 2 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Do đó, tổ chức, cá nhân trong mọi trường hợp đều có quyền yêu cầu người xử phạt chứng minh rằng mình đã có hành vi vi phạm hành chính.
Việc chứng minh người tham gia có hành vi vượt đèn đỏ được thông qua các bằng chứng cụ thể như: hình ảnh, video, máy bắn tốc độ,.. và tổ chức, cá nhân bị xử phạt có quyền yêu cầu Cảnh sát giao thông đưa ra bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm đó. Nếu Cảnh sát giao thông không chứng minh được vi phạm thì không có quyền xử phạt trong trường hợp đó.
>> Hướng dẫn miễn phí tham gia lỗi vượt đèn đỏ có cần hình ảnh không?, gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc
Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với xe ô tô
+ Hình phạt chính: Theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
+ Hình phạt bổ sung: Theo điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP người điều khiển sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong vòng từ 01 – 03 tháng và 02 – 04 tháng trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây tai nạn.
– Đối với xe máy, xe mô tô
+ Hình phạt chính: Theo điểm e khoản 4 điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Hình phạt bổ sung: Theo điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
– Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dụng
+ Hình phạt chính: Theo điểm đ Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Hình phạt bổ sung:
+ Người điều khiển phương tiện bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nếu trong trường hợp điều khiến xe máy kéo.
+ Người điều khiển phương tiện bị tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu trong trường hợp điều khiển xe máy chuyên dụng.
+ Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng
+ Cơ sở pháp lý: Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Do đó, khi người điều khiển giao thông có hành vi vượt đèn đỏ thì tùy vào phương tiện đang tham gia sẽ có những mức phạt khác nhau theo quy định của pháp luật. Bên cạnh hình phạt chính là phạt tiền thì pháp luật còn quy định thêm những hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của chủ phương tiện.
>>Xem thêm: An toàn giao thông đường bộ cần nắm những quy tắc nào?
Cách tính mức phạt lỗi vượt đèn đỏ
Mức phạt tiền cụ thể cho một hành vi vi phạm hành chính được quy định như sau: mức phạt tiền là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định
– Công thức cụ thể:
– Mức phạt cụ thể = (Mức phạt tối đa + Mức phạt tối thiểu) : 2
– Trong trường hợp có 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên như: tự nguyện khắc phục hậu quả; bồi thường thiệt hại xảy ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;… thì người vi phạm nộp phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt.
– Trong trường hợp có 02 tình tiết tăng nặng trở lên như: vi phạm nhiều lần; tái phạm; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;… thì người vi phạm nộp phạt ở mức tối đa của khung tiền phạt.
> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm lỗi vượt đèn đỏ có cần hình ảnh không
Trên đây nội dung tư vấn của Luật sư Tổng đài Pháp luật về “Lỗi vượt đèn đỏ có cần hình ảnh không”. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin vô cùng hữu ích để có thể biết được những quy định về việc cần hình ảnh để chứng minh lỗi vượt đèn đỏ, mức phạt lỗi vượt đèn đỏ. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |