Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn? [Tư vấn nhanh]

Việc ly hôn hay hoàn tất thủ tục ly hôn không phải là một chuyện đơn giản. Tính phức tạp được thể hiện ngay ở việc lựa chọn tòa án ly hôn có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Nếu không lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu thì chắc chắn việc hoàn tất thủ tục ly hôn sẽ rất tốn thời gian.

Bài viết sau đây, Tổng đài pháp luật xin trình bày một số thông tin về tòa án ly hôn có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn. Đừng bỏ qua nội dung dưới đây nhé!

>>> Tư vấn ly hôn miễn phí, gọi ngay 1900.6174

thẩm quyền giải quyết ly hôn

Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về toà án nào?

Câu hỏi: Chị Phạm Mai ( Hải Phòng): Chào luật sư, tôi và chồng là anh H kết hôn đã được 4 năm. Cuộc sống hôn nhân của cả hai vừa mệt mỏi lại vừa áp lực từ cả hai bên gia đình nội ngoại vì chúng tôi đã 4 năm vẫn chưa có con. Muốn cho nhau một lối đi riêng để cả hai tìm hạnh phúc riêng. Chúng tôi đăng ký kết hôn vào năm 2018 ở Cái Răng, Cần Thơ nhưng hiện lại cư trú tại huyện Kiến An, Hải Phòng. Vậy luật sư cho tôi hỏi toà án ở Hải Phòng có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho tôi không? Hay tôi phải về quê để giải quyết ly hôn ?

>>> Tư vấn thủ tục thuận tình ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Sau đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn của chị:

Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

“Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam…”

Theo điều 35 trên đã nêu rõ thì toà án cấp huyện hoàn toàn là toà án ly hôn, đủ thẩm quyền để giải quyết ly hôn cho chị và chồng. Nếu chị đã đăng ký tạm trú tại huyện Kiến An thì chị có thể hoàn toàn tin tưởng thẩm quyền giải quyết ly hôn ở toà án huyện Kiến An và đến đó để làm thủ tục thuận tình ly hôn với chồng. Và chị cũng không cần phải về lại nơi đã đăng ký kết hôn để đệ đơn lên tòa án ly hôn.

Việc ly hôn là sự bất đắc dĩ không ai muốn xảy ra. Tuy nhiên nếu cuộc sống hôn nhân đã trở nên không còn phù hợp để tiếp tục thì ly hôn là giải pháp tốt cho 2 người. Tòa án ly hôn cấp huyện đủ thẩm quyền giải quyết ly hôn cho chị, nếu trong quá trình làm hồ sơ ly hôn chị còn gặp khó khăn hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn hôn nhân gia đình từ Luật sư có chuyên môn cao.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Câu hỏi của chị Ngọc (huyện Thanh Chương- Nghệ An) như sau: Xin chào luật sư, tôi kết hôn với chồng là người Đức được 7 năm. Chúng tôi quyết định chuyển về Việt Nam sống vào năm 2018. Cuộc sống ở đây khiến chúng tôi nảy sinh những bất đồng không thể nào hoá giải được do sự khác biệt về văn hoá và cách sống. Anh ta ham mê cuộc sống hưởng thụ, không tu chí làm ăn, một mình tôi phải gồng gánh cả gia đình. Anh ta đã không phụ giúp tôi thì đã đành, anh ta suốt ngày bài bạc, gái gú lại đánh đập tôi. Nhận ra không thể tiếp tục sống chung với nhau cũng như không thể chịu đựng anh ta thêm nữa. Tôi quyết định đệ đơn đơn phương ly hôn. Vậy xin hỏi, tôi muốn ly hôn với người nước ngoài thì toà án ly hôn nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho tôi? 

>>> Tư vấn thủ tục ly hôn với người nước ngoài, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật.. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của chị như sau:

Những đơn vị có thẩm quyền giải quyết ly yêu cầu đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:

Thứ nhất, thẩm quyền theo quốc gia. Theo quy định tại điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam”

Thứ hai, thẩm quyền theo cấp Tòa án. Thông thường những yêu cầu chấm dứt hôn nhân có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết bởi Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Chỉ một số trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết như việc ly hôn hoặc việc đơn phương chấm dứt hôn nhân giữa vợ và chồng là công dân hai nước láng giềng có cư trú tại khu vực giáp ranh biên giới của hai nước.

Thứ ba, toà án có thẩm quyền là tòa án nơi bị đơn ( trường hợp này là chồng chị) cư trú. Trong trường hợp không biết cụ thể nơi bị đơn cư trú, làm việc thì có thể yêu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.  Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì có thể yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết

Vậy thì nếu hiện tại chị và chồng đều đang cư trú tại Việt Nam thì toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho chị chính là toà án nhân dân tỉnh Nghệ An. Còn nếu hiện chồng chị không ở Việt Nam thì bắt buộc chị phải nhờ thẩm quyền giải quyết ly hôn của nơi chồng chị cư trú. Chỉ trong trường hợp chị không biết chồng mình hiện đang cư trú ở đâu thì thẩm quyền giải quyết ly hôn mới thuộc về toà án ly hôn nơi chị cư trú và làm việc.

Việc xác định đúng toà án ly hôn để nộp đơn ly hôn là hết sức quan trọng. Hi vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi chị đã biết tòa án ly hôn nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho chị. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu chị gặp khó khăn trong thủ tục ly hôn qua số hotline 1900.6174. Chúc chị thành công!

>> Xem thêm bài viết: Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết ly hôn khi không xác định được nơi cư trú

Câu hỏi: anh Lê Công ( Phú Thọ): Tôi và vợ kết hôn và chung sống với nhau chỉ vỏn vẹn được 4 năm. Cô ta chê tôi bất tài vô dụng chỉ chạy xe ôm thì làm sao nuôi nổi được cả cái gia đình này. Thế nên đầu năm 2019 cô ta đã bỏ nhà ra đi để lại tôi và con bơ vơ. Con thì khóc vì khát sữa, tôi phải một mình gà trống nuôi con. Đến năm 2021, tôi có quen biết với chị H. Cô ấy là một người phụ nữ tuyệt vời khi đã đến bên tôi lúc tôi tuyệt vọng nhất. Hiện tôi dự định sẽ làm đám cưới với H giữa năm 2022 này. Thế nhưng tôi và vợ cũ hiện chưa chính thức ly hôn. Mà hiện tại tôi không biết cô ta đang ở đâu để cùng tôi làm thủ tục ly hôn. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp không biết nơi cư trú của vợ thì toà án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho tôi?

>>> Muốn ly hôn nhưng không xác định được nơi cư trú, gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh như sau:

Theo những gì anh cung cấp, chúng tôi xác định được trường hợp của anh là trường hợp thắc mắc về toà án ly hôn có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi anh không xác định được nơi cư trú của vợ mình:

Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết ly hôn của Toà án theo lãnh thổ như sau:

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Thế nhưng thật không may trường hợp của anh lại không thể xác định được nơi cư trú của vợ mình. Vậy thì anh có thể giải quyết theo các hướng sau:

Xác minh xem người thân của vợ anh có biết cô ta đang ở đâu hay không? Nếu họ biết nơi vợ anh cư trú cuối cùng thì anh có thể làm đơn gửi tới đây để xác nhận vợ anh đã bỏ đi. Nhưng cách làm này chỉ được thực hiện khi vợ anh bỏ đi ít nhất 6 tháng. Anh phải xin xác nhận của xã, phường sau đó gửi đến tòa án nơi vợ anh cư trú gần nhất để yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt. Nếu sau khi thông báo tìm kiếm người mất tích được truyền đi mà vẫn không biết vợ anh ở đâu thì tòa án sẽ tuyên bố vợ anh mất tích. 

“Điều 68. Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”

thẩm quyền giải quyết ly hôn
Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn – Tư vấn tại 1900.6174

Vậy thì sau khi xác định được vợ anh đã mất tích thì toà án có thẩm quyết giải quyết ly hôn cho anh là tòa án ly hôn nơi anh cư trú. Anh hãy gửi hồ sơ ly hôn cùng các giấy tờ liên quan khác lên đây.

Còn nếu trường hợp người thân vợ anh biết nơi cô ta cư trú nhưng không tiết lộ thì anh có thể làm đơn gửi lên tòa án nhờ tòa án gửi thông báo tới người thân của vợ anh yêu cầu cung cấp địa chỉ cư trú của vợ. Nếu họ vẫn không chịu hợp tác thì thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về tòa án ly hôn nơi anh cư trú

Có thể thấy ly hôn khi không biết nơi cư trú của một trong hai người là rất phức tạp. Rất khó để biết tòa án ly hôn nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn cũng như nơi nộp đơn ly hôn cho chính xác. Tuy nhiên nếu anh muốn ly hôn nhanh chóng thì anh nên nghe tư vấn của luật sư tại Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được biết chính xác nơi tòa án ly hôn nhận đơn ly hôn trong trường hợp của anh.

Rất vui được hợp tác!

Thẩm quyền giải quyết ly hôn khi chỉ có sổ tạm trú

Câu hỏi: Chị Hằng Nga ( 33 tuổi): Hiện em với chồng đang muốn thuận tình ly hôn, cho nhau cơ hội đi tìm hạnh phúc riêng sau quá trình chung sống và cảm thấy không hợp nhau. Thế nhưng bọn em hiện đang đi làm ở Đồng Nai, bọn em đăng ký tạm trú và có sổ tạm trú tại đây. Bọn em đăng ký kết hôn vào năm 2017 ở quê vậy thì xin hỏi bọn em có cần trở về quê để làm thủ tục ly hôn hay không? Liệu tòa án ở Đồng Nai có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho em không hay chỉ mỗi tòa án nơi bọn em đăng ký kết hôn mới có thẩm quyền giải quyết ly hôn?

>>> Tư vấn thủ tục ly hôn khi chỉ có sổ tạm trú, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Trường hợp của chị là thuận tình ly hôn có sổ đăng ký tạm trú. Với sổ đăng ký tạm trú này toà án cấp huyện nơi chị đăng ký tạm trú hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho chị

“Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam…”

Miễn chị có đăng ký tạm trú và có sổ đăng ký tạm trú thì tòa án nơi chị cư trú là tòa án ly hôn có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho chị mà không cần phải quay về nơi mình đăng ký kết hôn. Thế nhưng việc hoàn tất thủ tục thuận tình ly hôn trên thực tế còn rất nhiều thủ tục, giấy tờ phức tạp khác. Để hỗ trợ cho chị trong khi chuẩn bị giấy tờ ly hôn thì chị nên gọi điện đến số điện thoại 1900.6174 để được nghe tư vấn chính xác hơn nhé!

Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương khi 2 vợ chồng không cùng hộ khẩu

Câu hỏi của Chị Kim Chi ( Phường Phan Thiết-Tuyên Quang): Xin chào quý luật sư. Tôi năm nay 24 tuổi, tôi và chồng kết hôn chỉ mới được gần 2 năm vì tôi lỡ có bầu. Thế nhưng, mơ ước về một cuộc sống gia đình của tôi đã hoàn toàn vỡ vụn khi tôi về sống chung với anh ta. Anh ta vũ phu, anh ta gia trưởng và anh ta luôn mồm bảo với tôi rằng “ Nếu không vì đứa con này, tôi đã tống cổ cô đi lâu rồi”. Tủi thận và nhục nhã nhưng tôi vẫn cắn răng chịu đựng đến khi con tôi cứng cắp tôi mới quyết định đơn phương ly hôn. Tôi và chồng đã đăng ký kết hôn nhưng vẫn chưa chuyển hộ khẩu về chung vì hiện tôi đang sống tại nhà chồng. Vậy cho tôi hỏi toà án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi vợ chồng tôi không cùng hộ khẩu?

>>> Tòa án ly hôn giải quyết ly hôn không có sổ hộ khẩu, tư vấn tại: 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi liên quan đến toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi không cùng hộ khẩu của chị như sau:

Thứ nhất, Căn cứ theo vào quy định tại Điều 56 Luật HN&GĐ “Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn trong trường hợp có căn cứ về việc cuộc hôn nhân của hai vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” Nghĩa là vợ hoặc chồng khi muốn đơn phương ly hôn phải có bằng chứng chứng minh được rằng:

– Một là, bản thân người yêu cầu đơn phương ly hôn là nạn nhân của bạo lực gia đình

– Hai là, vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền của bên còn lại cũng như không hoàn thành đúng trách nhiệm nghĩa vụ của người vợ, người chồng của mình

Thứ hai, Căn cứ vào Khoản 1, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

– Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Trong trường hợp chị chứng minh được chồng chị có những hành vi bạo hành chị về cả tinh thần và thể xác cũng như cuộc sống hôn nhân có những bất đồng không thể giải quyết và đệ đơn đơn phương ly hôn thì chồng chị là bị đơn. Và toà án ly hôn nơi có thẩm quyền giải quyết ly hôn là tòa án nơi chồng chị hiện cư trú. Và chị sẽ phải nộp hồ sơ cũng như các giấy tờ thủ tục lên toà án này để được giải quyết. Liên hệ 1900.6174 để được hỗ trợ nếu chị còn bất kỳ khó khăn nào nhé!

Cách xác định toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Câu hỏi của chị Sương ( Trà My- Quảng Nam): Tôi năm nay kết hôn cũng đã được năm thứ 6. Gần đây tôi phát hiện chồng tôi- người tôi hết mực yêu thương và tin tưởng đang cặp kè với cháu gái của mình. Tôi đã sốc và đột quỵ phải nằm liệt giường 3 tháng trời. Hiện tôi đã tỉnh và muốn ly hôn ngay lập tức với người chồng khốn nạn này. Thế nhưng bạn tôi có bảo với tôi rằng không phải toà án nào cũng có thẩm quyền giải quyết ly hôn nhất là ly hôn đơn phương. Vậy thì xin hỏi làm sao để xác định được toà án ly hôn, toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn?

>>>Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi chồng ngoại tình, gọi ngay 19006174

Trả lời:

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của chị như sau:

Toà án ly hôn sẽ chấp nhận giải quyết yêu cầu đơn phương của chị trong trường hợp sau:

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014, đối tượng được yêu cầu ly hôn đơn phương là:

“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

Căn cứ theo vào quy định tại Điều 56 Luật HN&GĐ “Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn trong trường hợp có căn cứ về việc cuộc hôn nhân của hai vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”

Nghĩa là chị có quyền đệ đơn đơn phương ly hôn nếu chị chứng minh và có bằng chứng cho thấy chồng chị là người làm cho mối quan hệ hôn nhân của hai người rơi vào trầm trọng và không thể cứu vãn.

“Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam…”

thẩm quyền giải quyết ly hôn

Vậy thì trong quá trình hoàn tất thủ tục đơn phương ly hôn và chứng minh được chồng mình không hoàn thành trách nhiệm của một người chồng khiến cuộc hôn nhân rơi vào trầm trọng thì chị có thể nộp đơn cũng như giấy tờ lên toà án huyện vì đây là tòa án ly hôn hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp tranh chấp nuôi con

Câu hỏi: Anh Ngọc Tú ( Bình Dương)
Tôi kết hôn đã tròn 8 năm. Vợ chồng tôi liên tục xảy ra cãi vã. Những cuộc cãi vã không hồi kết khiến tôi stress, đau đầu và mệt mỏi vô cùng. Vợ tôi là một người ái kỉ, cô ta suốt ngày đòi hỏi tôi hết cái này đến cái nọ dù tôi đã phải một mình gồng gánh nuôi gia đình, nuôi con, nuôi vợ. Và mỗi khi những nhu cầu không được đáp ứng, cô ta sẵn sàng sỉ vả tôi bằng những lời lẽ cay nghiệt nhất trên đời. Đến đầu năm 2022, tôi đã quyết định đệ đơn đơn phương ly hôn cô ta. Giữa tôi và cô ta có 1 con chung. Bực mình vì bị tôi đệ đơn ly hôn, cô ta cấm luôn tôi gặp con và tuyên bố rằng cô ta mới là người có quyền nuôi con. Thế nhưng tôi không muốn con tôi lớn lên bên cạnh một người mẹ như thế. Vậy cho tôi hỏi, toà án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp tranh chấp nuôi con như tôi?

>>> Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn, liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Xin chào và cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Trường hợp của anh được xác định là xác định toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp tranh chấp nuôi con khi ly hôn đơn phương:

Trước tiên, anh cần phải hiểu rõ quyền nuôi con sau khi yêu cầu ly hôn được tòa án chấp thuận:

“Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Hơn nữa việc vợ anh cấm anh gặp con khi yêu cầu ly hôn chưa được giải quyết là sai. Kể cả khi hai vợ chồng đã ly hôn, nếu quyền nuôi con thuộc về vợ thì việc vợ anh cấm anh gặp con đang vi phạm điều 82, 83 của Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Tiếp theo, căn cứ vào Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

“Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam…”

Vậy thì trong trường hợp tranh chấp con cái khi tiến hành đơn phương ly hôn của anh anh có thể gửi đơn cũng như hồ sơ và các thủ tục liên quan khác đến toà án nhân dân cấp huyện nơi anh sinh sống vì đây là toà án ly hôn hoàn toàn có đủ thẩm quyền giải quyết ly hôn cho anh

Tư vấn thắc mắc về thẩm quyền giải quyết ly hôn

Câu hỏi: anh Ngọc Châu ( Cao Bằng): Tôi và vợ hiện đang làm thủ tục ly hôn sau 7 năm chung sống mà không thể có con. Tôi bị vô sinh và tôi không muốn làm khổ vợ của mình, tôi muốn cô ấy tìm hạnh phúc riêng của mình. Hiện vợ chồng tôi không còn sống chung với nhau nhưng vẫn chung hộ khẩu. Hôm qua tôi có lên toà án nhân dân nơi tôi sống để nộp đơn đơn phương ly hôn vì vợ tôi không chấp nhận ly hôn, thì cán bộ ở đó bảo trường hợp của tôi toà án không có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Anh ta bảo với tôi rằng tôi phải nộp đơn ở nơi hiện nay vợ tôi đang cư trú chứ không phải nơi tôi sống. Tôi rất thắc mắc vì vợ chồng tôi vẫn chưa tách hộ khẩu mà tại sao tòa án lại bảo không thuộc thẩm quyền giải quyết ly hôn? Xin luật sư giải đáp giúp tôi

>>>Tranh chấp tài sản khi ly hôn, liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin giải đáp cho anh như sau:

Trường hợp của anh là đơn phương chấm dứt hôn nhân. Vậy thì trường hợp này thẩm quyền giải quyết ly hôn sẽ được xác định nhu sau:

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

– Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Vậy thì thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp của anh thuộc về tòa án nơi vợ anh( bị đơn) sinh sống hiện tại. Cho nên anh phải nộp hồ sơ cũng như thủ tục đơn phương ly hôn lên nơi vợ anh đang đăng ký tạm trú để được giải quyết. Còn nếu trường hợp anh với vợ tự thoả thuận và có được sự đồng ý của nhau thì lúc đó tòa án nơi anh sinh sống mới có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho anh.

Trên đây là bài viết trả lời những vấn đề có liên quan đến tòa án ly hôn có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Việc xác định đúng toà án có thẩm quyền để giải quyết ly hôn phụ thuộc vào hoàn cảnh, câu chuyện của mỗi cá nhân. Việc ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương đều phức tạp và tốn nhiều thời gian từ khâu chọn toà án có thẩm quyền giải quyết đến chuẩn bị, hoàn tất hồ sơ. Hãy chọn cho mình một người bạn pháp lý để việc tiến hành các thủ tục được diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ hơn. Tổng Đài Pháp Luật rất sẵn lòng và hân hạnh được làm những người bạn đó. Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn cũng như cách xác định toà án ly hôn có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn, liên hệ 1900.6174

 

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174