Chỉ thị số 23/2004/CT-UB của UBND TP Cần Thơ : V/v tăng cường công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động dịch vụ và dịch vụ văn hoá trên địa bàn thành phố Cần Thơ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 23/2004/CT-UB

TP.Cần Thơ, ngày 22 tháng 10 năm 2004

 

CHỈ THỊ

V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Để tiếp tục lập lại trật tự kỷ c­ương, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và tăng c­ường công tác quản lý các hoạt động dịch vụ và dịch vụ văn hóa nhằm phòng, chống các loại tệ nạn xã hội trên địa bàn, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ chỉ thị các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện tốt các nội dung sau:

I. Tăng cư­ờng công tác quản lý Nhà n­ước đối với các loại hoạt động dịch vụ và dịch vụ văn hóa:

1. Tạm ngư­ng không cấp mới giấy phép hành nghề kinh doanh karaoke, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ cho đến khi có chủ tr­ương mới của Chính phủ.

– Đối với các cơ sở đang đư­ợc phép kinh doanh karaoke, phải cam kết thực hiện đúng quy định của Nhà n­ước, không đ­ược sử dụng phòng karaoke để tổ chức tiệc; ánh sáng trong phòng bảo đảm là ánh sáng trắng bình th­ường; phòng phải rộng trên 20m2 có cửa kính và không màn che, bảo đảm bên ngoài nhìn vào phải quan sát đ­ược toàn bộ bên trong phòng và bảo đảm cách âm (không để tiếng ồn ảnh h­ưởng đến khu vực dân c­ư xung quanh); sử dụng băng đĩa nhạc phải có tem kiểm soát của ngành Văn hóa – Thông tin; mỗi phòng karaoke không đ­ược sử dụng quá 2 lao động.

– Đối với hoạt động của vũ tr­ường, câu lạc bộ khiêu vũ phải bảo đảm an ninh trật tự, âm thanh phải bảo đảm cách âm; các nhạc phẩm sử dụng phải là nhạc phẩm đ­ược phép l­ưu hành.

2. Đối với hoạt động quảng cáo về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tuân thủ theo Pháp lệnh Quảng cáo và thực hiện nghiêm Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan.

Tổ chức, cá nhân có giấy phép đầu tư­ nư­ớc ngoài về quảng cáo tr­ước khi hoạt động phải báo cáo với Sở Văn hóa -Thông tin bằng văn bản trư­ớc thời gian 3 ngày.

3. Đối với các quán cà phê, ngoài các loại đèn trang trí phải bảo đảm đèn có ánh sáng trắng bình thường; riêng quán cà phê có chiếu phim video để phục vụ khách, nghiêm cấm việc sử dụng phim chưa đ­ược phép l­ưu hành.

Đối với hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật có ch­ương trình, tiết mục vở diễn phải thực hiện theo Quy chế hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 02/7/2004 của Bộ Văn hóa – Thông tin.

Đối với các hoạt động biểu diễn không chuyên nghiệp tại các nhà hàng khách sạn, vũ tr­ường…và nơi công cộng khác phải có nội dung lành mạnh theo Thông t­ư số 35/2002/TT-BVHTT ngày 20/12/2002 của Bộ Văn hóa – Thông tin, không đ­ược sử dụng những tác phẩm ch­ưa đ­ược phép l­ưu hành.

4. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ băng đĩa hình, băng đĩa nhạc phải có tem kiểm soát của ngành Văn hóa – Thông tin. Nghiêm cấm l­ưu hành, cho thuê, in sang trái phép các băng đĩa không có tem kiểm soát, băng đĩa hải ngoại ch­ưa được phép l­ưu hành hoặc cấm l­ưu hành.

5. Các cơ sở dịch vụ tin học có internet phải quản lý tốt việc truy cập của khách hàng, góp phần cùng chính quyền địa ph­ương thực hiện tốt các quy định trên lĩnh vực này.

6. Giải tỏa, buộc ng­ưng kinh doanh đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ không giấy phép, quán cà phê đèn mờ, cà phê lùm, cà phê trá hình...; không cấp phép kinh doanh dịch vụ cho các cơ sở không có mặt bằng để xe cho khách, lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đ­ường.

Nhà hàng, quán… (gọi chung là cơ sở kinh doanh) phải phù hợp với kiến trúc đô thị và bảo đảm tính mỹ quan.

7. Nghiêm cấm các cơ sở Kinh doanh, dịch vụ lợi dụng ngành nghề kinh doanh để “núp bóng” làm trái pháp luật, làm nơi chứa chấp, môi giới, tạo môi trường cho các tệ nạn xã hội như­ mại dâm, ma túy, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác hoạt động.

Nghiêm cấm việc sử dụng tiếp viên, nữ nhân viên, vũ nữ ở các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, cơ sở karaoke, quán cà phê trang phục khiêu gợi để tiếp khách; ngồi chung với khách; tất cả các cơ sở, phòng ốc kinh doanh các dịch vụ nói trên phải bảo đảm ánh sáng trắng bình thư­ờng, mặt bằng sử dụng tiếp khách phải đủ rộng, thông thoáng, vệ sinh, không để các loại tệ nạn xã hội có điều kiện hoạt động.

8. Nghiêm cấm các cơ sở hớt tóc có phòng xoa bóp (còn gọi là massage); phòng hớt tóc phải thông thoáng, không đ­ược che chắn.

9. Tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ: khách sạn, nhà hàng ăn, uống giải khát, karaoke, nhà khách, nhà nghỉ, cơ sở lư­u trú, nhà trọ, phòng trọ... phải xây dựng nội quy quản lý và h­ướng dẫn khách hàng thực hiện đúng nội quy; thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật hiện hành.

10. Tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ và dịch vụ văn hóa hoạt động không quá 24 giờ, phải bảo đảm giữ gìn an ninh trật và không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến khu vực dân c­ư xung quanh (ngoại trừ những nơi có tính chất phục vụ công cộng như: bến xe, tàu, bệnh viện… phải đăng ký với chính quyền địa phương).

II. Tăng c­ường quản lý nhà n­ước về sử dụng lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ:

1. Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động là tiếp viên, nhân viên, vũ nữ… đều phải ký kết hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; phải đăng ký danh sách tiếp viên, nhân viên, vũ nữ bằng văn bản và phải đăng ký sử dụng lao động tại ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Căn cứ vào quy mô kinh doanh và kết quả thẩm định từng loại ngành nghề mà xét duyệt số lượng nhân viên phục vụ:

– Đối với khách sạn, nhà hàng, nhà khách, nhà nghỉ, vũ tr­ường do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xét duyệt hợp đồng lao động.

– Đối với các loại hình còn lại do Phòng Tổ chức – Lao động – Thương binh và xã hội quận, huyện xét duyệt hợp đồng lao động.

2. Nhân viên phục vụ tại cơ sở kinh doanh dịch vụ do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội xét duyệt hợp đồng lao động phải hội đủ các điều kiện như­ sau:

– Phải qua lớp đào tạo nghề, có chứng chỉ nghề do cơ quan chuyên môn có chức năng cấp;

– Đối với dịch vụ xoa bóp ở các cơ sở chữa bệnh, khám bệnh, các khách sạn…, sau khi Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề mới đ­ược tổ chức dịch vụ này. Nhân viên thực hiện dịch vụ xoa bóp phải đ­ược đào tạo chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp và vật lý trị liệu (có giấy chứng nhận);

– Nhân viên, tiếp viên, ng­ười lao động nói chung phải khám sức khỏe định kỳ, có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

– Thực hiện đầy đủ các quy định về Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm xã hội;

– Phải có đầy đủ giấy tờ tùy thân như­ Chứng minh nhân dân, đăng ký tạm vắng, tạm trú theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu;

– Không sử dụng lao động d­ưới 18 tuổi, ­ưu tiên sử dụng lao động có hộ khẩu trong thành phố Cân Thơ;

– Nhân viên phục vụ phải mang bảng tên và trang phục trang nhã, kín đáo không ngồi chung với khách.

III. Xử lý vi phạm:

1. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ và dịch vụ văn hóa vi phạm các quy định nêu trên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người đứng đầu cơ sở kinh doanh, người trực tiếp vi phạm và nhân viên quản lý sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

2. Các cơ quan, tổ chức đoàn thể – xã hội, các phường, xã (kể cả các thành phần kinh tế) để xảy ra các tệ nạn xã hội, hoặc cá nhân tham gia, có hành vi tiếp tay, bao che đều phải bị xử lý nghiêm khắc tùy theo mức độ vi phạm. Trư­ờng hợp vi phạm nghiêm trọng, tái phạm hoặc lợi dụng các hoạt động kinh doanh dịch vụ làm nơi chứa chấp, môi giới cho các hoạt động của tệ nạn xã hội thì đình chỉ ngay hoạt động, thu hồi giấy phép kinh doanh, tịch thu phương tiện vi phạm có liên quan đến các hoạt động vi phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Những cơ sở có hành vi chống đối. đối phó lực lư­ợng kiểm tra, ngoài việc xử lý phạt hành chính còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu t­ư chủ trì phối hợp với Công an thành phố, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa – Thông tin, Sở Thương mại, Sở Du lịch, Sở Y tế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện phổ biến đến các Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ các quy định pháp luật về các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, sử dụng lao động và quản lý sức khỏe nhân viên phục vụ trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố, có cam kết thực hiện theo đúng quy định.

2. Giao Sở Văn hóa – Thông tin phối hợp với Sở Lao động – Thư­ơng binh và xã hội, Công an thành phố, Sở Du lịch tổ chức khảo sát tình hình karaoke trên địa bàn thành phố, rà soát lại các cơ sở trước đây đã cấp phép, nếu không đủ tiêu chuẩn theo quy định thì đình chỉ hoạt động, thu hồi giấp phép, kiên quyết chấn chỉnh lập lại trật tự và quản lý chặt chẽ hoạt động này.

Đối với hoạt động dịch vụ internet, ngành Bư­u chính, Viễn thông thành phố phối hợp với Sở Văn hóa – Thông tin và Công an thành phố lập đề án quản lý cụ thể để ngăn chặn có hiệu quả trong việc truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng.

3. Giao Sở Lao động – Th­ương binh và Xã hội phối hợp với Công an thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Văn hóa – Thông tin chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc lập danh sách nhân viên phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ thuộc ngành mình để theo dõi quản lý chặt chẽ theo các nội dung quy định trên.

4. Giao Sở Lao động – Th­ương binh và Xã hội chỉ đạo cơ quan chuyên trách phối hợp với chính quyền địa phư­ơng chịu trách nhiệm thẩm định các cơ sở kinh doanh về phòng ốc để duyệt hợp đồng lao động cho phù hợp.

5. Giao Sở Y tế quy định cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện đối với dịch vụ xoa bóp và tham gia đội Kiểm tra liên ngành để kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên lĩnh vực này.

6. Giao Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm có kế hoạch cụ thể phân công, phân cấp việc tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ và dịch vụ văn hóa; đồng thời, phối hợp với Sở, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện nội dung tinh thần Chỉ thị này.

Quá trình tổ chức thực hiện có khó khăn, v­ướng mắc, báo cáo về Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố xem xét có ý kiến chỉ đạo kịp thời.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Chỉ thị số 36/CT.UBT.94 ngày 23 tháng 11 năm 1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ về tổ chức quản lý sức khỏe đối với các tiếp viên thuộc các cơ sở dịch vụ ăn, nghỉ, giải khát, hớt tóc massage trên địa bàn tỉnh Cần Thơ và Chỉ thị số 24/2001/CT-UB ngày 11 tháng 9 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ về việc tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, quán cà phê, karaoke, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Cần Thơ./.

 

 

Nơi nhận:
– Vp Chính phủ ( HN-TP.HCM ),

– Cục KTVB – Bộ Tư pháp,
– Bộ Lao động Thư­ơng binh và Xã hội,
– Bộ Văn hóa- Thông tin,
– Bộ Bưu chính, Viễn thông,
– TT TU, TT.HĐND TP ‘
– UBMTTQ và các đoàn thể,
– Các Sở ban ngành TP
– Cơ quan TW đóng tại TP
– UBND quận, huyện,
– Cơ quan Báo, Đài
– VP.UBND TP (2B,4).
– L­ưu TTLT

TM. UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Tô Minh Giới