Bố giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi – Điều kiện, thủ tục

Giành quyền nuôi con là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoặc sau quá trình ly hôn. Vậy bố giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi có được không? Bố khi muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng cần điều kiện gì? Hồ sơ, thủ tục bố giành quyền nuôi con thực hiện như thê nào? Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề trên trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp qua đường dây nóng 1900.6174  để được luật sư tư vấn chi tiết!

 

Bố giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi được không?

 

Anh Tuấn Anh (Tỉnh Lạng Sơn) có câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi tên Tuấn Anh, hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Lạng Sơn. Tôi có thắc mắc mong được luật sư hỗ trợ tư vấn. Tôi kết hôn được 2 năm và hiện có một con gái 27 tháng tuổi. Do xảy ra nhiều mâu thuẫn không thể tự hòa giải, vợ tôi làm đơn ra tòa yêu cầu ly hôn. Theo tìm hiểu, tôi được biết con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ nuôi.

Tuy nhiên, tôi có kinh tế vững vàng và điều kiện nuôi con tốt hơn vợ. Vậy Luật sư cho hỏi tôi có thể giành được quyền nuôi con không? Mong luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư giải đáp miễn phí bố giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi được không, gọi ngay 1900.6174 

bo-gianh-quyen-nuoi-con-duoi-36-thang-tuoi
Bố giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi được không?

Trả lời:

Xin chào anh Tuấn Anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Đối với vướng mắc của anh, chúng tôi sẽ trả lời như sau:

Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con chưa thành niên theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Tuy nhiên, khi vợ chồng ly hôn cần xác định bên nào trực tiếp nuôi con. Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Tuy nhiên, cha sẽ có quyền nuôi con trong trường hợp này nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, để có thể giành được quyền nuôi con, anh có thể trực tiếp thỏa thuận với vợ. Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận giữa các bên.

Ngoài ra, trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì khi đó anh cũng sẽ được quyền nuôi con.

Tòa án sẽ xem xét điều kiện nuôi con của người mẹ để đảm bảo cho con được nuôi dưỡng, phát triển tốt nhất. Các điều kiện bao gồm:

– Điều kiện kinh tế: thu nhập hàng tháng có ổn định không, có đảm bảo được mức sống của bản thân và con không; điều kiện về chỗ ở

–  Điều kiện về môi trường sống: hoàn cảnh gia đình thế nào, các thành viên khác trong gia đình,..

–  Điều kiện về thời gian chăm sóc, dạy dỗ con: Tòa án sẽ xem xét xem bên nào có đủ thời gian để lo cho con không

–  Điều kiện về đạo đức

Căn cứ vào các điều kiện trên, Tòa án sẽ xem xét và đưa ra quyết định giao con cho bên nào trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.

Do đó, anh có thể chứng minh vợ không có đủ một trong các điều kiện trên và chứng minh anh có thể đáp ứng được các điều kiện trên để đảm bảo tốt nhất cho con được nuôi dưỡng và phát triển tốt nhất.

Trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã giúp anh trả lời câu hỏi về quyền nuôi con. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến câu hỏi trên và các vấn đề khác xoay quanh, hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174  của chúng tôi để được hỗ trợ.

 

Điều kiện để bố giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

 

Anh Huy Hoàng (tỉnh Gia Lai) có câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi là Huy Hoàng, hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Gia Lai. Tôi đang có một vài thắc mắc, mong nhận được sự hỗ trợ từ phía luật sư. Con gái tôi kết hôn năm 18 tuổi và hiện tại có một cháu nhỏ 24 tháng tuổi. Con rể tôi là người làm ăn, thường xuyên đi công tác xa nhà, kể cả khi con tôi sinh nở, con gái tôi cũng một mình xoay sở. Thời gian ở bên gia đình rất ít nhưng mỗi lần về nhà, con rể thường lấy cớ con gái tôi ở nhà trông con, không đi làm để mắng nhiếc, sỉ vả, thậm chí là đánh đập con tôi mỗi khi anh ta đi nhậu say về.

Tôi không muốn con tôi phải chịu đựng, sống khổ sở nên tôi muốn khuyên cháu ly hôn. Nếu con tôi ly hôn, thì con rể tôi có thể giành quyền nuôi cháu tôi không? Mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

>>> Liên hệ luật sư tư vấn về điều kiện giành quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174 

Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình Trả lời:

Xin chào anh Huy Hoàng! Cảm ơn anh đã lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật là nơi hỗ trợ anh giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền nuôi con. Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, người chồng vẫn có quyền nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi, nếu thuộc 2 trường hợp sau:

– Một là hai bên vợ chồng thỏa thuận cha là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

– Hai là người vợ không có đủ điều kiện nuôi con, khi đó người chồng sẽ được Tòa án xem xét là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ.

Tuy nhiên, người chồng cần chứng minh được điều kiện nuôi con của mình, bao gồm:

– Điều kiện kinh tế: thu nhập hàng tháng có ổn định không, có đảm bảo được mức sống của bản thân và con không; điều kiện về chỗ ở

– Điều kiện về môi trường sống: hoàn cảnh gia đình thế nào, các thành viên khác trong gia đình,..

– Điều kiện về thời gian chăm sóc, dạy dỗ con: Tòa án sẽ xem xét xem bên nào có đủ thời gian để lo cho con không

– Điều kiện về đạo đức

Vì thế, con gái anh muốn chắc chắn quyền nuôi con, cần chứng minh các điều kiện như: kinh tế, chỗ ở, đạo đức, thời gian chăm sóc con để con có điều kiện tốt nhất để phát triển.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho anh trong việc tìm ra giải pháp tốt nhất để giành quyền nuôi con. Nếu anh gặp khó khăn trong việc thu thập các chứng cứ chứng minh về điều kiện nuôi con, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174  để được hỗ trợ.

>> Xem thêm: Điều kiện giành quyền nuôi con – Hướng dẫn chi tiết thủ tục

bo-gianh-quyen-nuoi-con-duoi-36-thang-tuoi
Bố giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi như thế nào?

 

Bố giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi như thế nào?

 

Chị Thu Thủy (Hà Giang) có câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi tên Thu Thủy, hiện đang sinh sống tại tỉnh Hà Giang. Tôi đang có một vài thắc mắc mong luật sư giải đáp. Con trai tôi kết hôn đã 9 năm nhưng không có con. Tôi chỉ có một người con trai, hai vợ chồng chạy thầy chạy thuốc đã nhiều nơi nhưng vẫn không thấy động tĩnh gì. Sau đó, vợ chồng cháu đã quyết định ly hôn.

Sau khi ly hôn được 1 tháng thì phát hiện con dâu tôi đã có bầu gần 3 tháng. Hiện tại cháu tôi đã hơn 2 tuổi, gia đình tôi muốn giành lại quyền nuôi cháu có được không? Mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn miễn phí hồ sơ, thủ tục bố giành quyền nuôi con dưới 36 tháng, gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Xin chào chị Thu Thủy! Cảm ơn chị đã tin tưởng Tổng Đài Pháp Luật. Sau khi đã nghiên cứu kỹ vấn đề chị đang thắc mắc, Luật sư đưa ra câu trả lời như sau:

Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp chăm sóc, người chồng chỉ được quyền nuôi con trong hai trường hợp sau:

– Một là vợ chồng thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con, con sẽ do người chồng trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc. Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận được xác lập giữa hai bên và công nhận thỏa thuận này.

– Hai là người mẹ không có đủ điều kiện nuôi con chẳng hạn như không có đủ kinh tế để đảm bảo mức sống tối thiểu của con và mẹ; hay không đáp ứng điều kiện về thời gian chăm sóc con, tư cách đạo đức kém, nguy cơ con không được dạy dỗ trong môi trường đạo đức tốt,..

Như vậy, con trai chị vẫn có thể giành được quyền nuôi con, tuy nhiên nếu không thể thỏa thuận về quyền nuôi con thì cần chứng minh người vợ không đáp ứng các điều kiện đảm bảo việc nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ con; đồng thời chứng minh anh có đủ điều kiện tốt để nuôi con. Tòa án sẽ dựa vào điểm này để cân nhắc, xem xét và trao quyền nuôi con lại cho cha đứa bé.

Để có thể giành được quyền nuôi con, trước hết chị cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

Bản án ly hôn hoặc quyết định ly hôn của Tòa án (nếu có);

– Giấy khai sinh của con để chứng minh quan hệ cha con;

– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;

– Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để chị có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chị nộp đơn kèm các giấy tờ còn lại đến Tòa án có thẩm quyền để Tòa án xem xét đơn khởi kiện. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án sẽ thụ lý vụ án và thông báo để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.

Sau đó, chị sẽ nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn. Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết theo thủ tục chung và ra phán quyết ai được quyền nuôi con bằng một bản án hay quyết định giải quyết vụ án. Trường hợp chị muốn được tư vấn về thủ tục giành quyền nuôi con hoặc có bất cứ câu hỏi nào liên quan, hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174  của chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi không có thu nhập – Tư vấn miễn phí

Dịch vụ Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Tổng Đài Pháp Luật tự hào là đơn vị tư vấn luật uy tín, điểm tựa pháp lý vững chắc cho quý khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu như:

– Tư vấn cho khách hàng về điều kiện để giành quyền nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;

– Tư vấn cho khách hàng về các quy định liên quan đến quyền cấp dưỡng, mức cấp dưỡng cho con;

– Tư vấn các trường hợp thay đổi quyền nuôi con đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn;

– Tư vấn về các tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn và đề xuất phương án giải quyết

– Trực tiếp tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân các cấp;

– Tư vấn cho khách hàng về quyền nuôi con khi ly hôn trong các trường hợp con trên 03 tuổi;

– Đại diện cho khách hàng tại các phiên tòa xét xử giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con.

Bất cứ khi nào quý khách cần sự hỗ trợ từ Tổng Đài Pháp Luật, hãy nhấc máy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174  để được luật sư tư vấn và hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

 

Liên hệ Luật sư tại Tổng Đài Pháp Luật

 

Nếu bạn cần tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình; ly hôn; tranh chấp quyền nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn, …. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,… theo các phương thức sau:

Thông tin liên hệ của Tổng Đài Pháp Luật:

Số điện thoại: 1900.6174 

Website: tongdaiphapluat.vn

Email: tongdaiphapluat.mkt@gmail.com

Như vậy, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp các thông tin giải đáp liên quan đến câu hỏi “Làm thế nào để bố giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi” và các vấn đề xoay quanh. Việc chủ động trang bị kiến thức pháp lý là một trong những điều cần thiết giúp quý khách đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu khách hàng cần hỗ trợ giải đáp các thắc mắc hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174  của chúng tôi để được các chuyên gia hỗ trợ.