Điều 222 bộ luật hình sự 2015 – Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 222 bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Với sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc đấu thầu hiện nay tại Việt Nam, thì người tham gia đấu thầu cũng gia tăng theo tỷ lệ thuận. Song song với việc cạnh tranh tăng cao, chính là những hành vi trái pháp luật với mục đích nhằm làm cản trở hoặc làm sai lệch kết quả đấu thầu.

Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu chi tiết về các quy định tại Điều 222 bộ luật hình sự 2015. Nếu bạn có bất kì thắc mắc pháp lý nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên lạc ngay với Tổng Đài Pháp Luật theo đường dây nóng 1900.6174 để nhận sự tư vấn từ các chuyên viên.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về điều 222 bộ luật hình sự 2015? Gọi ngay: 1900.6174

Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng?


Căn cứ theo Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, như sau:

“Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;

b) Thông thầu;

c) Gian lận trong đấu thầu;

d) Cản trở hoạt động đấu thầu;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;

e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;

g) Chuyển nhượng thầu trái phép.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

dieu-222-bo-luat-hinh-su-2015

Theo đó, mức xử phạt về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 được chia thành các khung hình phạt sau:

Khung 01: 

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm – 05 năm đối với các hành vi:

Gây thiệt hại từ 100 triệu đồng – dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại dưới 100 triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính mà vẫn tái phạm. Và vi phạm một trong những hành vi sau:

+ Can thiệp trái phép vào hoạt động đấu thầu

+ Thông thầu

+ Có hành vi gian lận trong hoạt động đấu thầu

+ Cản trở hoạt động đấu thầu

+ Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong đấu thầu;

+ Khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định mà đã tổ chức lựa chọn nhà thầu, dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu

+ Chuyển nhượng trái phép thầu

Khung 02:

Phạt tù từ 03 năm – 12 năm đối với tội phạm có hành vi phạm tội thuộc các trường hợp:

– Phạm tội vì vụ lợi

– Phạm tội có tổ chức

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt

– Gây thiệt hại từ 300 triệu đồng – dưới 1.000.000.000 đồng.

Khung 03:

Phạt tù từ từ 10 năm – 20 năm đối với tội phạm có hành vi phạm tội thuộc các trường hợp:

– Gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên

Hình phạt bổ sung:

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn có thể bị:

– Cấm đảm nhiệm chức vụ

– Làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm

– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>>> Quy định pháp luật về Điều 222 bộ luật hình sự 2015? Gọi ngay: 1900.6174

Phân tích Điều 222 bộ luật hình sự 2015


Căn cứ theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 được nêu trên, tội phạm
của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng được cấu thành:

Mặt chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng


Chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đáp ứng được điều kiện về độ tuổi được quy định theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.” 

Do đặc thù chuyên ngành nên chủ thể  của tội phạm vi phạm các quy định về đấu thầu là người thực hiện các giai đoạn, công việc liên quan tới hoạt động đấu thầu như chủ đầu tư, bên mời thầu, bên dự thầu, tư vấn, giám sát,…

Thông qua những thông tin được nêu trên, vậy chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là cá nhân đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và là người thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu.

Mặt khách thể tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng?


Mặt khách thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Do đặc thù chuyên ngành, vậy nên hoạt động trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước đối với ngành nghề này cụ thể là: Công tác quản lý hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu đối với các chương trình, dự án đầu tư, bao gồm tất cả các hoạt động lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp trong các dự án đầu tư, chương trình mua sắm,…

dieu-222-bo-luat-hinh-su-2015

Mặt khách quan tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng?


Hành vi khách quan:

Đây chính là việc làm trái các quy định của nhà nước về đấu thầu, dẫn đến việc gây thiệt hại. Các hành vi trái quy định về hoạt động đấu thầu được quy định theo Điều 222 Bộ luật Hình sự như sau:

– Can thiệp trái phép vào đấu thầu: Có hành vi lợi dụng chức vụ hoặc quyền hạn của bản thân một cách trực tiếp hay gián tiếp, để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu nhằm thực hiện các hoạt động trái với quy định của hoạt động đấu thầu. 

– Thông thầu: Dàn xếp để gây khó khăn cho các bên khác không tham gia thỏa thuận với mục đích để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu. Hành vi này được gọi là hành vi thông thầu quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013, đây là hành vi làm mất đi tính cạnh tranh, công bằng trong hoạt động đấu thầu. Vậy nên còn tồn đọng vấn đề là rất nhiều nhà thầu dù đáp ứng điều kiện nhưng lại không có cơ hội được trúng thầu. 

– Gian lận trong đấu thầu: Bao gồm những hành vi vi phạm như cố ý làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu nhằm mục đích thu lợi nhuận với mục đích trốn tránh nghĩa vụ, cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; nhà thầu hoặc cung cấp thông tin không trung thực, từ đó làm sai lệch thay đổi đi kết quả lựa lựa chọn. 

– Cản trở hoạt động đấu thầu: Là những hành vi hủy hoại, lừa dối, che giấu hay báo cáo sai sự thật, đe dọa hoặc quấy rối đối với bất cứ bên nào với mục đích ngăn chặn việc phơi bày sự thật về các hành vi hối lộ, gian lận và thông đồng với cơ quan chức năng có quyền kiểm sát, kiểm toán và thanh tra. 

– Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu được quy định tại Khoản 6 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013. 

– Khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định đã tổ chức lựa chọn nhà thầu dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.

– Chuyển nhượng thầu trái phép : Đây là hành vi trái pháp luật khi nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10%, mà trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết; chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

– Hậu quả:

Tội phạm có hành vi phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội gây:

– Thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên;

– Thiệt hại dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi khách quan được nêu trên.

Mặt chủ quan


Người phạm tội với mong muốn vụ lợi, đã thực hiện những hành vi phạm tội một cách cố ý, có chủ đích, cụ thể: cấu kết, thông đồng của các bên tham gia đấu thầu với nhau, các bên có thể là giữa chủ đầu tư và các nhà thầu, bên mời thầu và nhà thầu,… để  đạt được mục đích của bản thân.

>>> Điều 222 bộ luật hình sự 2015 quy định như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Mức xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định đấu thầu là bao nhiêu?


Đối với hành vi vi phạm quy định đấu thầu, thì mức xử phạt hành chính sẽ được quy định theo Điều 37 Nghị định 122/2012/NĐ-CP như sau:

Tổ chức, cá nhân khi có các hành vi sau (mà không phải tội phạm quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự) thì sẽ bị xử phạt:

– Can thiệp trái phép vào hoạt động đấu thầu.

– Thông thầu

– Gian lận trong đấu thầu

– Cản trở hoạt động đấu thầu

– Vi phạm quy định pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.

– Khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định đã tổ chức lựa chọn nhà thầu dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.

– Chuyển nhượng thầu trái phép

Cụ thể, mức xử phạt:

– Đối với cá nhân: Phạt tiền 100 triệu đồng – 150 triệu đồng

– Đối với tổ chức: Phạt tiền 200 triệu đồng – 300 triệu đồng

>>> Xem thêm: Điều 232 bộ luật hình sự 2015 – Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng

Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015


Căn cứ theo Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, thì bị cáo có một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ được Hội đồng xét xử cân nhắc, cụ thể đối với các tình huống:

– Người vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm

– Tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả hay bồi thường thiệt hại

– Phạm tội khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

– Phạm tội khi bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra

–  Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra

– Phạm tội nhưng chưa gây lên thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn

– Phạm tội lần đầu và thuộc những trường hợp ít nghiêm trọng

– Phạm tội là do bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức

– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra

dieu-222-bo-luat-hinh-su-2015

– Phạm tội do lạc hậu

– Người vi tội là phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng

– Người vi tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình

– Người vi tội tự thú, đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải

– Người vi tội có thái độ tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án

Người vi tội đã lập công chuộc tội

– Người vi tội có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác

– Người vi phạm là người có công với cách mạng hay là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

– Ngoài những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định theo khoản Điều 51 Bộ luật Hình sự. Thì nếu trong trường hợp tội phạm có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này, thì bị cáo có thể được tòa án quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015.

Đối với người vi phạm lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm, nhưng vai trò không đáng kể thì có thể được tòa án quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được phép áp dụng. Nhưng sẽ không bắt buộc phải áp dụng trong khung hình phạt kiền kề nhẹ hơn của điều luật.

– Bị cáo có thể được Tòa án ra quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, nếu trong trường hợp bị cáo đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, điều luật lại chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất. Và tất nhiên rằng lý do để bị cáo được giảm nhẹ hình phạt sẽ phải được giải trình rõ ràng trong bản án.

Tóm lại, người phạm tội có thể sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi thuộc những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 51. Và trong những trường hợp người phạm tội có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì có thể sẽ được áo dụng mức xử phạt dưới mức thấp nhất trong khung hình phạt.

>>>  Luật sư tư vấn chi tiết về Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015? Gọi ngay: 1900.6174

Ngoài những nội dung tư vấn về Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 trong bài viết trên, nếu bạn có bất kỳ nội dung nào chưa rõ cần được giải đáp. Thì đừng ngần ngại, hãy nhấc điện thoại lên và gọi điện ngay cho luật sư Tổng Đài pháp luật của chúng tôi qua điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng và miễn phí.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến tongdaiphapluat.mkt@gmail.com.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.
  19006174