Thừa kế theo di chúc – Luật di chúc và thừa kế hiện hành năm 2024

Thừa kế theo di chúc được quy định như thế nào? Quyền hưởng di chúc thừa kế và phân chia thừa kế trong gia đình theo luật thừa kế 2009 ra sao? Tư vấn các tình huống phân chia quyền thừa kế theo di chúc. Mọi câu hỏi thắc mắc về luật thừa kế tài sản có di chúc, hãy gọi đến Tổng đài pháp luật 19006174 để được các luật sư giàu kinh nghiệm tư vấn tiếp nhận và giải đáp kịp thời.

Thừa kế theo di chúc - Luật di chúc và thừa kế hiện hành năm 2022
Thừa kế theo di chúc – Luật di chúc và thừa kế hiện hành năm 2022

Khái niệm thừa kế theo di chúc là gì?

Thừa kế theo di chúc là gì? Thừa kế theo như di chúc là một trong hai chế độ thừa kế theo quy định của pháp luật. Nhằm đảm bảo việc chuyển nhượng tài sản từ người chết sang cho người khác theo một trình tự thủ tục nhất định, đồng thời làm rõ phạm vi quyền, nghĩa vụ và cách thức bảo vệ ý chí của người chết cùng quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, Bộ luật dân sự 2015 quy định chia chế độ thừa kế ra thành thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Vì thế, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế hưởng di sản theo di chúc.

Khái niệm di chúc thừa kế thay thừa kế theo di chúc không được quy định rõ ràng trong Bộ luật dân sự 2015 mà chỉ có quy định tại điều 624 về khái niệm di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo ý định của người để lại di sản trước khi chết thể hiện qua di chúc.

> Tư vấn tranh chấp tài sản khi không có di chúc thừa kế liên hệ ngay 19006174

Người lập di chúc thừa kế

Dựa theo căn cứ điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”Căn cứ theo điều luật này có thể hiểu rằng người lập di chúc thừa kế là người thể hiện ý chí của bản thân nhằm định đoạt tài sản và quyền tài sản thuộc sở hữu cho người khác sau khi chết bằng việc lập di chúc. Người lập di chúc phải là người đã thành niên có năng lực hành vi dân sự và là chủ sở hữu tài sản. Trong khi lập di chúc thừa kế:

+ Người lập di chúc trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

+ Di chúc có nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Trong trường hợp người lập di chúc từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì phải có sự đồng ý về việc lập di chúc từ cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Ngoài ra, pháp luật về luật thừa kế 2009 còn cho phép người lập di chúc thừa kế có quyền chỉ định ai là người thừa kế theo di chúc, truất quyền người thừa kế hưởng di sản, phân chia phần di sản cho từng người thừa kế, cũng có thể dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người hưởng di sản, được chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

> Tư vấn luật thừa kế tài sản có di chúc liên hệ ngay 19006174

Người thừa kế theo di chúc 

Mọi cá nhân có quyền nhận di sản nếu thuộc diện nhận di sản theo di chúc thừa kế. Theo đó, cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Còn nếu người thừa kế theo di chúc không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người hưởng di sản trong di chúc sẽ được chia thừa kế theo di chúc. Đồng thời, người hưởng di sản theo di chúc có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp từ chối để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của bản thân đối với người khác.

Một số trường hợp mặc dù người thừa kế theo di chúc là người được hưởng di sản theo nội dung của di chúc nhưng pháp luật sẽ không cho phép họ được quyền thừa kế, trừ trường hợp người để lại di sản biết hành vi của họ nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc:

– Thứ nhất, người có hành vi bị kết án cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

– Thứ hai, người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

– Thứ ba, người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

– Thứ tư, người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

>> Tư vấn một số trường hợp không được hưởng quyền thừa kế theo di chúc, gọi ngay 19006174

Di sản thừa kế được chia như thế nào?

Câu hỏi của anh Long (Hưng Yên): “Thưa luật sư, bố tôi có 2 người con, tôi là con út. Sau khi mẹ tôi mất sớm bố tôi ở vậy đến giờ nuôi 2 anh em tôi khôn lớn. Nay bố tôi bị bệnh và mất. Trước khi mất, bố tôi có lập di chúc để lại căn nhà 360m2 cho anh cả còn mảnh vườn 400m2 và sổ tiết kiệm 300 triệu đồng thì không đề cập tới trong di chúc. Vậy phần tài sản không đề cập trong di chúc của bố tôi được chia như thế nào? Liệu anh tôi có quyền thừa kế đối với tài sản này không? Mong luật sư hỗ trợ giải đáp.”

>> Tư vấn phân chia di sản thừa kế, gọi ngay 19006174

Trả lời:

Điều 649 Bộ luật dân sự quy định thừa kế theo pháp luật là thừa kế dựa theo hàng thừa kế, trong đó điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Điều 650 của luật này cũng đã quy định phần di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật như sau:

“2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Như vậy, phần di sản là mảnh vườn 400m2 và sổ tiết kiệm 300 triệu đồng không được định đoạt và đề cập tới trong di chúc sẽ được tiến hành chia thừa kế theo pháp luật.

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó, hàng thứ kế thứ nhất là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Vì thế, người kế thừa kế theo di chúc trong trường hợp này bao gồm anh cả của anh và anh – con đẻ của người để lại di sản.

Việc anh cả của anh đã được hưởng thừa kế đối với căn nhà 360m2 được nhắc đến trong di chúc thừa kế không ảnh hưởng đến quyền thừa kế theo di chúc của anh cả của anh đối với phần di sản còn lại được chia theo pháp luật. Vì vậy, đối với mảnh vườn 400m2 và sổ tiết kiệm 300 triệu đồng, anh cả của anh và anh đều sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

>> Tham khảo bài viết: Cách lập bản di chúc hợp pháp – Di chúc hợp pháp cần những điều kiện gì?

So sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

+ Điểm giống nhau

– Đều là hình thức chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống.

– Thời điểm thực hiện mở thừa kế là thời điểm người có tài sản để lại chết.

– Nếu người thừa kế theo di chúc là cá nhân thì phải là người còn sống vào thời điểm thực hiện mở thừa kế, hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm thực hiện mở thừa kế, nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

– Mọi người được hưởng thừa kế đều có quyền từ chối thừa kế theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015.

– Trường hợp những người có quyền hưởng di sản theo pháp luật và theo di chúc nhưng không được quyền hưởng, từ chối hưởng di sản thì tài sản còn lại sau thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì sẽ thuộc về nhà nước.

– Về thời hiệu mở thừa kế được quy định tại điều 623 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”.

Điểm khác nhau:

  Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật
Khái niệm Thừa kế theo ý chí của người để lại di sản trước khi chết. Trong trường hợp không có di chúc thừa kế của người chết để lại, di chúc không hợp pháp, những người thừa kế di chúc không còn hoặc từ chối nhận di sản.
Người thừa kế  Những cá nhân hoặc tổ chức được đề cập trong di chúc để lại. Các cá nhân có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng với người chết để lại di sản.

Người thừa kế theo pháp luật sẽ được chia thành 03 hàng thừa kế với điều kiện quy định cụ thể tại điều 676 Bộ luật dân sự 2015.

Hình thức Di chúc thừa kế bằng văn bản hoặc di chúc bằng miệng (Điều 627 Bộ luật dân sự  2015). Chỉ cần có văn bản công chứng về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế.
Trường hợp được thừa kế Theo ý chí của người lập di chúc, người thừa kế di chúc là cá nhân phải còn sống vào thời điểm thực hiện mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm thực hiện mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Áp dụng trong trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp, người thừa kế di chúc nếu chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập  di chúc…
Thừa kế kế vị Không có thừa kế kế vị. Thừa kế kế vị theo quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự 2015.
Phân chia di sản Điều 659 Bộ luật dân sự 2015 quy định. Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 quy định.
Thứ tự áp dụng Được ưu tiên áp dụng trước. Được áp dụng khi rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Có thể đòi lại quyền thừa kế theo di chúc của bố mẹ không?

Câu hỏi của bà Lan (Quảng Bình): “Thưa luật sư, tôi hiện cũng đã 80 tuổi, có 2 người con gái. Do sức khỏe suy yếu nên cô con gái lớn đã đón tôi đến sống cùng để tiện chăm sóc. Nay tôi muốn lập di chúc chia đều ngôi nhà 450m2 trước kia ở cho các con. Nhưng cô con gái lớn lại có ý không muốn chia đều và có ý định sở hữu tài sản của con gái út vì lý do cô con gái lớn đã chăm sóc tôi lúc già yếu, bệnh tật nên có quyền được hưởng hết toàn bộ di sản. Vậy luật sư cho hỏi là chồng của con gái út tôi có quyền tham gia đòi lại quyền thừa kế theo di chúc tôi để lại không? Mong luật sư hỗ trợ tư vấn.”

>> Tư vấn đòi lại quyền thừa kế như di chúc bố mẹ để lại, gọi ngay 19006174

Trả lời:

Trong điều 624 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Cũng tại điều 626 của luật này quy định về quyền người lập di chúc như sau:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Theo đó, bà hoàn toàn có quyền để lại di chúc theo ý chí của bản thân minh miễn là bản di chúc đó đảm bảo điều kiện khi lập di chúc thì người lập di chúc mĩnh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép về hành vi. Vì vậy, mặc nhiên phần di sản thừa kế của các con bà sẽ là như nhau theo ý chí của bà, không một ai có quyền xê dịch di sản thừa kế theo ý họ với một tỷ lệ khác. Điều này đã được pháp luật thừa kế theo di chúc quy định rất rõ ràng nên trong trường hợp di sản không được chia theo ý chí của người để lại di chúc thì có thể khởi kiện yêu cầu pháp luật giải quyết. Như thế, con gái út của bà hoặc chồng cô ấy khi được ủy quyền từ vợ có thể trực tiếp khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Tư vấn về Di chúc và việc phân chia di sản thừa kế ?

Câu hỏi của anh Kiên (Lào Cai): “Chào luật sư, bố mẹ tôi có 1 cửa hàng quần áo và 1 tiệm trang sức. Năm 2015, bố tôi mất. Mẹ tôi sinh tôi năm 1996 hiện tại còn sống. Hiện nay, chị hai tôi đã ở vậy nuôi con và đang quản lý, sử dụng tài sản thuộc cửa hàng quần áo. Còn anh ba tôi đã kết hôn, có 2 con và cũng đang đảm nhiệm vai trò quản lý, sử dụng tài sản thuộc tiệm trang sức. Vậy luật sư cho tôi hỏi là mẹ tôi có quyền bán tài sản thuộc cơ sở trên không? Nếu bán thì mẹ tôi cần chuẩn bị những thủ tục giấy tờ gì cho đúng quy định của pháp luật và tránh bất hòa trong gia đình? Mong luật sư hỗ trợ giải đáp.”

>> Tư vấn về di chúc và việc phân chia di sản thừa kế, gọi ngay 19006174

Trả lời:

Vì bố anh chết không để lại di chúc thừa kế và từ đó đến giờ vẫn chưa thực hiện chia thừa kế theo pháp luật. Cho nên trước hết phải xác định được là mẹ anh và các thành viên khác trong gia đình được hưởng phần di sản nào từ đó mới xác định được mẹ anh có quyền bán số tài sản thuộc 2 cửa hàng trên không.

Về hàng thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 676 như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, theo hàng thừa kế thứ nhất thì những người được hưởng di sản bố anh để lại bao gồm mẹ, chị hai, anh ba của anh và anh, mỗi người sẽ hưởng 1 phần di sản bằng nhau từ 2 cửa hàng trên. Do đó, mẹ anh không được hưởng hết 2 cửa hàng nên để bán 2 cửa hàng đó trừ khi mẹ anh được chị hai, anh ba và anh đồng ý chuyển nhượng phần di sản đó sang cho mẹ anh thì mới quyền được bán.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cách chia tài sản thừa kế theo di chúc, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn giải đáp.

Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế

Câu hỏi của anh Toàn (Vĩnh Phúc): “Thưa luật sư, bố mẹ tôi cùng mất vào năm 2003 trong một vụ tai nạn, khi mất bố mẹ tôi có để lại phần di sản là một ngôi nhà thờ 450m2 thuộc quyền sở hữu mà không ai để lại di chúc gì cả và từ trước tới giờ đều là anh cả tôi ở đây và thờ cúng. Gia đình chúng tôi cũng chưa bao giờ họp để phân chia di sản này mà cứ để đó. Nay anh cả tôi muốn bán ngôi nhà đó nhưng các anh em khác không đồng ý và dẫn đến tranh chấp không thể hòa giải được. Tôi có nghe nói, thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm, hiện đã hết thời hiệu rồi thì không quyền khởi kiện nữa. Thế bây giờ chúng tôi phải làm sao để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân? Mong luật sư hỗ trợ giải đáp.”

>> Tư vấn thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế, gọi ngay 19006174

Trả lời: Theo căn cứ quy định tại điều 623 Bộ luật dân sự 2015 về thời hiệu thừa kế như sau:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Theo đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản là 30 năm kể từ ngày bố mẹ anh mất. Như thế, trong trường này anh vẫn có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bạn đang gặp vướng mắc liên quan đến thừa kế theo di chúc hoặc muốn tìm hiểu các quy định của pháp luật về luật di chúc và thừa kế, hãy gọi đến Tổng đài 19006174 để được các chuyên viên – luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng.