Đường ưu tiên là gì? Khi lái xe trên đường, chúng ta gặp nhiều tình huống khác nhau. Chúng ta có thể gặp phải các phương tiện khác, người đi bộ hoặc những trở ngại bất ngờ. Tuy nhiên, một trong những kịch bản cấp bách nhất là khi chúng ta đối mặt với nhiều phương tiện khác nhau trên những cung đường khác nhau, làm nảy sinh ra vấn đề, phương tiện xe ở đường nào sẽ được ưu tiên đi trước.
Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ đi sâu vào giải thích đường ưu tiên là gì cũng các vấn đề liên quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào muốn đặt ra cho Tổng Đài Pháp Luật, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được giải đáp mọi thắc mắc!
>>> Liên hệ luật sư giải đáp miễn phí đường ưu tiên là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Đường ưu tiên là gì?
Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, đường có biển báo ưu tiên được gọi là đường ưu tiên và được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau.
Như vậy, khi các con đường giao nhau, các phương tiện đi trên con đường ưu tiên có biển báo là đường ưu tiên sẽ được nhường đường bởi các phương tiện đến từ các hướng khác.
>>>Thế nào là đường ưu tiên? liên hệ ngay 1900.6174 để được giải đáp miễn phí
Các loại biển báo đường ưu tiên
Khi một con đường không có ưu tiên giao cắt với đường ưu tiên hoặc đường nhánh giao nhau với đường chính, phương tiện tiếp cận từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho phương tiện trên đường ưu tiên hoặc đường chính, bất kể hướng di chuyển.
– Để chỉ ra một con đường ưu tiên, nó phải hiển thị các biển báo đường ưu tiên, như được nêu trong quy định QCVN 41/2019/BGTVT, bao gồm các loại biển báo cụ thể:
– Đối với biển báo Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh): kí hiệu W207 (a,b,c,d,e,f,g,h,I,k,l) được đặt ở vị trí trước địa điểm có đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị
Các xe đi trên đường có đặt biển này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.
– Đối với biển báo Giao nhau với đường ưu tiên: kí hiệu W.208; các xe đi trên đường có đặt biển số W.208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).
– Đối với biển báo Bắt đầu đường ưu tiên: kí hiệu I.401; Phương tiện được quyền ưu tiên đi qua nơi giao nhau không có điều khiển giao thông. Phương tiện trên đường khác nhập vào hay cắt ngang qua phải nhường đường (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). Nếu ở chỗ giao nhau có điều khiển giao thông thì nguyên tắc chạy xe ưu tiên hết tác dụng (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định)
– Đối với biển báo Hết đoạn đường ưu tiên: kí hiệu I.402; biển báo hết đoạn đường ưu tiên là biển báo hiệu cho người tham gia giao thông rằng đã hết đoạn đường ưu tiên.
– Đối với biển báo Hướng đường ưu tiên: kí hiệu S. 506 (a,b); Người tham gia giao thông có thể nhận biết đường ưu tiên ở ngã tư. Các xe đi trên đường có đặt biển này được quyền ưu tiên qua ngã tư, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các loại biển báo về đường ưu tiên sẽ có 4 loại và kí hiệu khác nhau, quyền của người tham gia giao thông cũng tương ứng với vị trí, đặc điểm của loại biển báo đó. Điều quan trọng, cộng đồng người dân phải thực sự nắm được các quy tắc của các loại biển báo trên để khi gặp tình huống đó có thể tham gia giao thông một cách đúng luật.
>>> Đường ưu tiên có đặc điểm gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Cách nhận biết đường ưu tiên
Trong một số tình huống thực tế, việc xác định đường ưu tiên thường có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức, đặc biệt nếu cả hai đường xuất hiện trong cùng một thứ tự và giao nhau ở cùng một mức. Khi có tình hình như vậy, người tham gia giao thông có thể tìm thấy các biển báo đường bộ, đó là một nguồn hướng dẫn đáng tin cậy.
Biển báo “Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh)”:
Được lắp đặt trước giao lộ ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chính và tùy thuộc vào tình hình, biển báo trong nội thành, nội thị sẽ được sử dụng sao cho phù hợp.
Những người tham gia giao thông trên đường được đánh dấu bằng biển báo này có quyền ưu tiên qua nơi giao nhau, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định như xe cấp cứu, xe cứu hỏa.
>>> Xem thêm: Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu? Những hình thức nộp phạt
Biển báo “Giao nhau với đường ưu tiên”:
Đặt trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên; có thể không đặt biển trong nội thành, nội thị.
Đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên ở trong khu đông dân cư.
Những người tham gia giao thông trên đường được đánh dấu bằng biển báo này phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.
Biển báo “Hướng đường ưu tiên”: Được đặt ở nơi có đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng (rẽ ngoặt).
Biển báo “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”: có thể đặt xa hay gần ở ngoài khu đông dân cư.
Vì vậy, để nhận biết đường ưu tiên và tham gia giao thông đúng pháp luật, người lái xe có thể dựa vào các biển báo về đường ưu tiên.
>>> Chuyên viên hướng dẫn miễn phí cách nhận biết đường ưu tiên miễn phí, liên hệ ngay 1900.6174
Quy định về thứ tự của đường ưu tiên
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41/2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ, thứ tự đường ưu tiên như sau:
– Đường cao tốc.
– Quốc lộ.
– Đường đô thị.
– Đường tỉnh.
– Đường huyện.
– Đường xã.
– Đường chuyên dùng.
Nếu có trường hợp hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, đường ưu tiên được xác định theo các yếu tố:
– Đường được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên.
– Đường có cấp kỹ thuật cao hơn.
– Đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn khi lưu lượng xe khác nhau,
– Đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau.
– Đường nào có mặt đường ở cấp cao hơn.
Do vậy, có 7 loại đường ưu tiên khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp; tùy vào một số trường hợp trùng nhau về thứ tự và mức độ mà sẽ xét đến các yếu tố phụ khác để quyết định xem đường nào được ưu tiên đi trước.
>>>Thứ tự ưu tiên được quy định như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174
Các trường hợp được ưu tiên khác.
Ngoài các trường hợp về đường ưu tiên trên, còn có một số trường hợp đặc biệt được ưu tiên khác, cụ thể:
Trường hợp qua phà, qua cầu phao
Các phương tiện phải xếp hàng có trật tự và không gây cản trở giao thông khi đến bến phà, cầu phao.
Người tham gia giao thông phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến.
Thứ tự khi xuống phà gồm: xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe thô sơ, người đi bộ
Thứ tự khi lên bến gồm: người đi bộ, các phương tiện giao thông theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao gồm:
+ Các xe được quyền ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật giao thông đường bộ 2008.
+ Xe chở thư báo.
+ Xe chở thực phẩm tươi sống.
+ Xe chở khách công cộng.
Trong trường hợp các xe ưu tiên cùng loại đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.
>>>Xem thêm: Không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông xử lý như thế nào?
Trường hợp nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người tham gia giao thông phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định:
– Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến,
– Phải nhường đường cho xe đi bên trái tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến.
– Phải nhường đường (xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh) cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính.
Trường hợp đi trên đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt cùng mức, cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
– Phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước đối với trường hợp đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
– Phải dừng lại và cách rào chắn một khoảng cách an toàn tại nơi giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu; chỉ được đi qua khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng.
– Phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách ít nhất 5 mét tính từ ray gần nhất tại nơi giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu; chỉ được đi qua khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng.
– Phải quan sát nếu chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, còn nếu có phương tiện đang tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách ít nhất 5 mét tính từ ray gần nhất tại nơi giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu; chỉ được đi qua khi phương tiện đường sắt đã đi qua.
– Phải đặt báo hiệu trên đường sắt cách ít nhất 500 mét nhanh nhất về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, nhanh chóng đưa phương tiện tới nơi khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi giao nhau cùng mức với đường sắt.
– Phải có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt khi có mặt hoặc chứng kiến.
Như vậy, khi qua phà hoặc cầu phao, đi trên đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt cùng mức, cầu đường bộ đi chung với đường sắt; nhường đường tại nơi đường giao nhau, người tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định đã được hướng dẫn và phổ cập để bảo đảm an toàn cho bản thân cùng những người tham gia giao thông khác.
>>>Có những trường hợp đường ưu tiên nào? liên hệ ngay 1900.6174
Mức xử phạt đối với hành vi không nhường đường, cản trở xe được quyền ưu tiên.
Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nào có các hành vi không nhường đường hoặc cản trở xe được quyền ưu tiên tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ phải chịu các mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng: đối người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác.
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng: đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe).
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng: đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng: đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô.
Như vậy, đối với các loại xe khác nhau, hành vi vi phạm về việc không nhường đường hay cản trở phương tiện được ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ sẽ phải chịu các mức phạt hành chính từ 80.000 đồng đến 5.000.000 đồng và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
>>>Mức xử phạt đối với hành vi không nhường đường, cản trở xe được quyền ưu tiên, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là những tư vấn và chính xác và chi tiết đến từ Tổng Đài Pháp Luật về đường ưu tiên là gì cũng như các mức xử phạt hành chính khi vi phạm an toàn giao thông của đường ưu tiên. Khi nghiên cứu và tìm hiểu thông tin nếu gặp phải khó khăn cần giải đáp, bạn đọc có thể gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất !
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |