Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét? Có được tách thửa không?

Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét? Có lẽ là một trong số những câu hỏi khiến nhiều người lúng túng khi tiến hành mở lối đi chung phục vụ cho việc đi lại. Do đó bài viết dưới đây của tổng đài pháp luật sẽ đi trả lời cụ thể cho câu hỏi lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét cũng như những câu hỏi liên quan. Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.

>>Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về luật đất đai? Gọi ngay:1900.6174

 

Chị Ngọc ở Lào Cai có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, gia đình tôi có một mảnh đất sắp tới sẽ bán lại cho anh Khánh là một người quen của tôi. Tuy nhiên mảnh đất này lại được bao bọc bởi những mảnh đất xung quanh khác, nếu anh Khánh xây dựng nhà ở trên mảnh đất này lại không có đường đi.

Do đó khi thực hiện việc chuyển nhượng đất tôi và anh Khánh đã thỏa thuận rằng tôi sẽ lấy một phần diện tích đất của gia đình tôi để làm lối đi chung và anh Khánh sẽ trả cho tôi một khoản tiền hợp lý.

Tuy nhiên hiện tại tôi vẫn chưa biết theo quy định thì lối đi chung tối thiểu phải bao nhiêu mét và tôi có được tách thửa đối với lối đi chung hay không?”

Trả lời:

Chào chị Ngọc, cảm ơn câu hỏi của chị. Chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề mà chị thắc mắc như sau:

Lối đi chung được quy định như thế nào?

Lối đi chung là thuật ngữ dùng để miêu tả phần diện tích đất được cắt ra để sử dụng cho mục đích làm đường đi ra đường giao thông công cộng. Lối đi này cũng có thể được gọi là ngõ đi chung. Lối đi chung có thể được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau.

loi-di-chung-toi-thieu-bao-nhieu-met

Tại khoản 1 Điều 245 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về lối đi chung, cụ thể khi chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi những bất động sản khác xung quanh mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền được yêu cầu những chủ sở hữu bất động sản vây quanh dành cho mình một lối đi hợp lý. Lối đi này được gọi là lối đi chung.

Tuy nhiên chủ sở hữu bất động sản khi được những chủ sở hữu khác dành cho lối đi qua thì phải đền bù cho họ một khoản tiền hợp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

>>Xem thêm: Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ cần phải xử lý như thế nào?

 

Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?

 

Căn cứ theo những quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì diện tích lối đi chung tối thiểu hay tối đa hiện nay chưa được pháp luật quy định cụ thể. Bởi lẽ việc đặt ra một giới hạn kích thước cụ thể sẽ gây khó khăn trên thực tế bởi những trường hợp mở lối đi chung rất đa dạng, việc này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể liên quan.

Tại khoản 2 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 có quy định thì vị trí, giới hạn, chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên tự thỏa thuận để bảo đảm cho sự thuận tiện đi lại và ít gây phiền hà nhất cho các bên.

Áp dụng trong trường hợp của chị Ngọc ở trên, như chúng tôi trình bày thi pháp luật hiện hành không có quy định về kích thước tối thiểu của lối đi chung. Do đó chị Ngọc cần thỏa thuận với phía anh Khanh để cùng nhau các định kích thước cho lối đi chung này sao cho thuận tiện nhất cho việc đi lại, ít ảnh hưởng đến các bên và tránh được những tranh chấp không đáng có xảy ra trong tương lai.

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí lối đi chung tối do tách thửa đất có được cấp sổ đỏ không? Gọi ngay 1900.6174

 

Sử dụng lối đi chung phải đảm bảo nguyên tắc nào?

 

nguyen-tac-thuc-hien-loi-di-chung-toi-thieu-bao-nhieu-met

Tại Điều 248 Bộ luật dân sự 2015 có quy định 3 nguyên tắc cần phải thực hiện đối với bất động sản liền kề, cụ thể như sau:

– Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hương quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.

– Các bên không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.

– Các bên không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí sử dụng lối đi chung phải đảm bảo nguyên tắc nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Có được tách thửa đối với lối đi chung không?

 

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 43, khoản 4 Điều 144 và Điều 188 Luật đất đai 2013 thì để có thể thực hiện việc tách thửa thì thửa đất phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đất đã được cấp sổ đỏ

– Đất không bị kê biên để làm tài sản bảo đảm thi hành án

– Đất không có tranh chấp

– Đất trong thời hạn sử dụng

– Đất đáp ứng được các điều kiện tách thửa ở địa phương

Thường các địa phương sẽ quy định những điều kiện tách thửa chẳng hạn như diện tích tối thiểu, kích thước tối thiểu, các trường hợp không được tách thửa…

Như vậy việc tách thửa đối với lối đi chung vẫn được thực hiện nếu thửa đất đó đáp ứng được các điều kiện về tách thửa như trên.

Tương tự như trong trường hợp của chị Ngọc, thửa đất làm lối đi chung của gia đình chị vẫn có thể thực hiện tách thửa được nếu đáp ứng đủ các điều kiện như chúng tôi nêu trên.

>>Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí lối đi chung tách thửa bao nhiêu mét?. Gọi ngay 1900.6174

 

Lối đi chung xảy ra tranh chấp giải quyết như thế nào?

 

Để giải quyết tranh chấp về lối đi chung các bên có thể tiến hành các phương thức như sau:

– Thứ nhất thực hiện thỏa thuận, hòa giải giải quyết tranh chấp

Pháp luật hiện hành luôn khuyến khích các bên tranh chấp tiến hành hòa giải để việc giải quyết tranh chấp được diễn ra êm đẹp, vẫn đảm bảo mối quan hệ hòa bình giữa các bên.

Việc hòa giải có thể do các bên tự thực hiện hoặc cũng có thể được làm đơn để yêu cầu UBND cấp xã giải quyết.

Cần lưu ý việc hòa giải cần phải được lập thành văn bản và có đủ chữ ký của các bên cũng như xác nhận của UBND hoặc người làm chứng.

– Thứ hai khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Trong trường hợp các bên không thể cùng nhau hòa giải hoặc đã hòa giải nhưng không thành thì một trong hai bên có thể làm đơn khởi kiện gửi đến tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý thời gian giải quyết tranh chấp tại Tòa án thường kéo dài, nhất là đối với những tranh chấp đất đai cần thời gian để cơ quan có thẩm quyền xác minh, thực hiện đo đạc…

>>>Xem thêm: Tranh chấp lối đi chung là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp

 

Xử lý hành vi lấn chiếm lối đi chung ra sao?

Tùy vào mức độ lấn chiếm lối đi chung mà người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt ở những mức phạt khác nhau, cụ thể:

Xử phạt hành chính đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung theo quy định tại Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, cụ thể:

– Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ

– Phạt tiền từ 100 đến 120 triệu đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác

– Phạt tiền từ 180 đến 200 triệu đồng đối với hành vi xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-Cp như sau:

– Phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đối với cá nhân, từ 200 –đến 400 triệu đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi như bán hàng rong, bán hàng hóa nhỏ lẻ trên đường đô thị, vỉa hè, các tuyến phố cấm bán hàng, phơi thóc lúa, nông lâm hải sản trên đường bộ…

– Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 đến 2 triệu đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi như dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ; treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ …

– Phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đối với cá nhân, từ 4 đến 6 triệu đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm như dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, … trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông…

loi-di-chung-toi-thieu-bao-nhieu-met

>>Hình thức xử lý hành vi lấn chiếm lối đi chung. Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí. 

 

Trên đây là những chia sẻ của Tổng đài pháp luật về các vấn đề liên quan đến câu hỏi lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng nhất.

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174