Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào năm 2024

Pháp luật cấm cấm kết hôn trong những người hợp nào trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014? Khi kết hôn nam và nữ cần tuân thủ những điều kiện gì? Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy định cấm kết hôn mới nhất của pháp luật. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào cần được Luật sư hỗ trợ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

 

phap-luat-cam-ket-hon-trong-nhung-truong-hop-nao

Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào?

 

Chị Nhung (Hải Dương) có câu hỏi:
“Xin chào anh/chị Luật sư, tôi có thắc mắc mong Luật sư giải đáp thắc mắc như sau: em gái tôi và chồng nó cùng quê với nhau. Qua quá trình quen biết, tìm hiểu, em gái tôi và bạn trai kia tiến đến chuyện kết hôn và chung sống với nhau từ năm 2000. Tuy nhiên đến năm 2006 vợ chồng em gái tôi mới đi đăng ký tại UBND xã. Vợ chồng nó sinh được hai cháu, một cháu sinh năm 2002 và một cháu sinh năm 2005.
Năm 2008, gia đình em gái tôi chuyển lên thành phố sinh sống. Ban đầu cuộc sống gia đình vẫn hạnh phúc, êm đềm. Đến nay, em gái tôi phát hiện ra chồng mình đã đăng kết hôn với một người phụ nữ khác trong chuyến đi công tác xa nhà vào năm 2009. Hai người này đã làm đám cưới và đã đăng ký kết hôn ở quê của người phụ nữ đó. Hiện tại, cô ta đang sinh sống tại một căn nhà do chồng em gái tôi thuê cho và đang mang thai. Tôi và em gái tôi vô cùng bức xúc nhưng em gái tôi lại không muốn ly hôn vì em gái tôi không muốn con tôi không có bố.
Vậy xin hỏi trường hợp này hành vi của người chồng kia có vi phạm các điều kiện về các trường hợp pháp luật cấm kết hôn hay không? Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào vậy Luật sư? Với tình huống này phía gia đình của tôi phải giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn, mong anh/chị Luật sư tư vấn giải đáp!”

 

>> Giải đáp thắc mắc pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào hiện nay, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Nhung! Cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị về vấn đề pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào và đưa ra tư vấn như sau:

Kết hôn là việc xác lập mối quan hệ vợ, chồng giữa nam và nữ. Qua đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó nam, nữ khi kết hôn cần phải đáp ứng đủ những điều kiện pháp luật hiện hành về kết hôn và không thuộc một trong những trường hợp cấm kết hôn quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

Kết hôn giả tạo

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, “Kết hôn giả tạo là việc nam, nữ lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch nước ngoài, quốc tịch Việt Nam; để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước Việt Nam ta hoặc để đạt được các mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”.

Do đó, nếu cá nhân nào lợi dụng việc kết hôn để thực hiện các hành vi nêu trên thì sẽ thuộc trường hợp kết hôn giả tạo và thuộc một trong những trường hợp bị pháp luật nghiêm cấm.

Đồng thời, nếu cá nhân vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82 năm 2020 với mức tiền phạt từ 10 20 triệu đồng.

Tảo hôn

Định nghĩa tảo hôn được quy định khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên vợ, chồng hoặc cả hai bên vợ chồng chưa đủ tuổi kết hôn.”

Theo đó, độ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành là “Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, Nam từ đủ 20 tuổi trở lên” (căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014).

Theo đó, tuổi kết hôn được xác định theo ngày sinh, tháng sinh, năm sinh (căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLTTANDTCVKSNDTCBTP).

Nếu nam, nữ kết hôn khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn, vẫn duy trì mối quan hệ vợ chồng trái pháp luật mặc dù đã có quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền thì sẽ bị phạt từ 03 05 triệu đồng.

Riêng với người tổ chức cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì sẽ bị phạt từ 01 03 triệu đồng theo Điều 58 Nghị định số 82/2020). Trong trường hợp đã bị xử phạt hành chính mà vẫn thực hiện hành vi trên thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm đối với tội tổ chức tảo hôn căn cứ tại Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015.

Cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì cưỡng ép kết hôn được quy định như sau:

Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, ngược đãi, yêu sách của cải, hành hạ, , hoặc hành vi khác buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

Trong đó, một trong các điều kiện để nam, nữ kết hôn là “việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định” (căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Vì vậy, có thể thấy nếu ép người khác kết hôn trái với ý muốn của họ thì nghĩa là vi phạm các nguyên tắc tự nguyện trong kết hôn được pháp luật bảo vệ.

Do vậy, người nào vi phạm quy định trên thì tùy vào mức độ, tính chất có thể bị xử lý bằng một trong những hình thức sau:

Phạt tiền từ 10 20 triệu đồng theo quy định căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82 của Chính phú;

Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm theo quy định căn cứ tại Điều 181 Bộ luật Hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.

Đồng thời, người bị cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn còn có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật (căn cứ theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình).

Cản trở kết hôn

Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì định nghĩa cản trở kết hôn được nêu rõ như sau: “Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.”

Do đó, nếu cá nhân nào vi phạm hành vi cản trở kết hôn sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 03 05 triệu đồng theo điểm đ khoản 1 Điều 59 số Nghị định 82 của Chính phủ.

Trong trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi cản trở kết hôn này nhưng vẫn cản trở người khác kết hôn bằng cách ngược đãi, hành hạ, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc các thủ đoạn khác thì có thể bị phạt bằng một trong những hình thức căn cứ tại Điều 181 Bộ luật Hình sự sau đây:

Phạt cảnh cáo;

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;

 Phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng

Việc một người kết hôn với người đang có vợ hoặc đang có chồng hay còn gọi là các hành vi ngoại tình với người đang có vợ/đang có chồng gồm các trường hợp như sau:

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác;

Người chưa có vợ, chưa có chồng mà có kết hôn với người mà mình biết rõ rằng đang có chồng, có vợ.

Đây không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức mà ở một mức độ nào đó, hành vi kết hôn với người đang có vợ hoặc đang có chồng này còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành:

Bị phạt hành chính: Phạt tiền từ 03 05 triệu đồng (căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020);

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Mức phạt tù cao nhất là đến 03 năm tù (căn cứ theo quy định của Điều 182 Bộ luật Hình sự).

Những người không được kết hôn với nhau

Pháp luật không chỉ cấm kết hôn với người đang có vợ hoặc đang có chồng mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn cấm kết hôn giữa những người có các mối quan hệ sau đây:

Giữa những người cùng dòng máu với nhau về trực hệ: Là những người có quan hệ huyết thống với nhau, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau ( căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời: Là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng bố mẹ, cùng bố khác mẹ, cùng mẹ khác bố là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba ( căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi với nhau; Giữa người đã từng là bố, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Trong trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 82 của Chính phủ, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 03 05 triệu đồng: Kết hôn giữa người đã từng là bố, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 59);

Phạt tiền từ 10 20 triệu đồng: Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ với nhau hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi (căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 2 Điều 59).

Yêu sách của cải trong kết hôn

Căn cứ theo Khoản 12 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ”

Theo đó, yêu sách của cải trong kết hôn chỉ là hành vi bị cấm nếu nó nhằm mục đích cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ – đây là một trong những nguyên tắc quan trọng khi đăng ký kết hôn. Theo quy định của pháp luật thì hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 03 05 triệu đồng (theo điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82).

Hôn nhân đồng tính không được thừa nhận

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập mối quan hệ vợ chồng với nhau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn (căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Đồng thời, pháp luật quy định việc kết hôn đồng giới chỉ được công nhận giữa nam và nữ nếu hai người này đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn và thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng khẳng định như sau:

Nhà nước không thừa nhận việc hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Vì vậy, khi những người cùng giới tính sống chung với nhau như vợ chồng thì các quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng này sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Như vậy, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và pháp luật nước ta đều quy định bảo hộ chế độ hôn nhân giữa một vợ một chồng. Theo đó, những người đang có vợ, chồng nhưng kết hôn với người khác được coi là hành vi kết hôn trái pháp luật và hành vi này bị cấm theo quy định tại căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Do đó, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái phép của chồng em gái chị theo quy định căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

“Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

2. Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

4. a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;”

Bên cạnh đó, do hành vi hôn trái pháp luật là hành vi bị nghiêm cấm, vì thế chồng của em gái bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành:

Phạt hành chính: Phạt tiền từ 03 05 triệu đồng (căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020);

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Mức phạt tù cao nhất là đến 03 năm tù (căn cứ theo quy định của Điều 182 Bộ luật Hình sự).

Trên đây là 8 trường hợp cấm kết hôn và mức phạt đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào, hãy liên hệ trực tiếp số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

 

phap-luat-cam-ket-hon-trong-nhung-truong-hop-nao-2022

Người chuyển đổi giới tính có bị cấm kết hôn không?

 

Bác Phong (Cầu Giấy) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong các anh, chị Luật sư giải đáp thắc mắc như sau: Tôi năm nay 63 tuổi, hiện đang là tổ trưởng tổ dân phố Phường Dịch Vọng Hậu Cầu Giấy. Dạo gần đây, tôi đọc tin tức thấy có nói nhiều đến việc chuyển giới. Vậy thưa các anh/chị Luật sư người chuyển đổi giới tính có bị kết hôn hay không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Luật sư ạ! Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Giải đáp thắc mắc người chuyển đổi giới tính có bị cấm kết hôn không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bác! Nội dung thắc mắc trong câu hỏi của bác được Luật sư của chúng tôi xem xét và giải đáp như sau:

Kết hôn là sự kiện pháp lý nhằm xác lập mối quan hệ vợ, chồng và làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của pháp luật hiện hành. Cá nhân đủ các điều kiện kết hôn và không thuộc các trường hợp bị cấm thì sẽ được phép kết hôn. Vậy người chuyển đổi giới tính có bị cấm kết hôn hay không? Xin mời quý độc giả hãy cùng Tổng đài pháp luật theo dõi phần giải đáp dưới đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định số 88/2008/NĐCP về xác định lại giới tính có quy định những đối tượng được xác định lại giới tính là:

“1. Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dáng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật;

2. Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính;”

Thứ hai: căn cứ theo nội dung Điều 4 Nghị định số 88/2008/NĐ–CP quy định về cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính.

Hiện nay, trên thực tiễn pháp luật việt nam chưa có những quy định về hôn nhân và gia đình cho đối tượng chuyển giới và cũng không có quy định về thủ tục kết hôn cho người chuyển giới. Đồng thời, pháp luật hiện hành không có quy định cấm người chuyển giới nhận nuôi con nuôi, vì vậy nếu người chuyển giới chỉ cần đối chiếu các điều kiện còn lại theo quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ xem xét có được quyền nhận nuôi con nuôi hay không.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc bác còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào, bác hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn cụ thể!

>> Xem thêm: Phản đối hôn nhân đồng giới? Vì sao hôn nhân đồng giới không được công nhận?

Bị Tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự có bị cấm kết hôn không?

 

Chị Ngọc (Bắc Ninh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Bố mẹ tôi kết hôn năm 1980, sinh ra được 2 anh, em tôi. Anh tôi năm nay 25 tuổi. Trước đây anh là một nhân viên văn phòng, nhưng trong một lần tai nạn ô tô anh tôi đã bị mất năng lực hành vi dân sự. Hiện nay, người yêu anh vẫn muốn kết hôn với anh trai tôi. Gia đình cả hai bên đều ủng hộ anh chị.
Vậy thưa Luật sư cho tôi hỏi, anh trai tôi bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì có bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành hay không?”

 

>> Giải đáp thắc mắc bị tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự có bị cấm kết hôn không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và phản hồi như sau:

Người mất năng lực hành vi dân sự là người mắc bệnh tâm thần; hoặc các bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Căn cứ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan; hoặc của các cơ quan, tổ chức hữu quan khác, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người này là người bị mất năng lực hành vi dân sự trên căn cứ cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật của họ. Người đại diện theo pháp luật của người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ là người giám hộ của người này.

Pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành không cho phép những người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Bởi vì mục đích của hôn nhân chính là xây dựng gia đình ấm no, êm đềm, hạnh phúc. Do vậy, nếu những người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn sẽ không đảm bảo được mục đích của cuộc sống hôn nhân.

Tuy nhiên, xét theo căn cứ tại quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chỉ những người đã có quyết định của Tòa án tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân sự mới bị cấm kết hôn. Còn đối với những người dù có bị bệnh tâm thần hay bệnh khác; mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa có quyết định của Tòa án thì vẫn có thể kết hôn theo đúng luật định.

Như vậy, một người tâm thần chỉ bị coi là bị mất năng lực hành vi dân sự; khi người đó có kết luận giám định pháp y tâm thần; và Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định công nhận rằng người đó bị mất năng lực hành vi dân sự và chỉ người mất năng lực hành vi dân sự do Tòa án tuyên mới không được kết hôn.

Nếu chị còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào hiện nay, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline 1900.6174 để được tư vấn chính xác nhất!

>> Xem thêm: 16 tuổi có được đăng ký kết hôn không? Quy định mới nhất 2022

phap-luat-cam-ket-hon-trong-nhung-truong-hop-nao-theo-quy-dinh

Có bị cấm kết hôn với họ hàng của gia đình thông gia không?

 

Chị Ánh ( Hà Nội) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi là Ánh ở Hà Nội; tôi có vấn đề thắc mắc mong Luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi như sau: Tôi có hai người con trai năm nay lần lượt 28 tuổi và 23 tuổi. Hiện tại con trai cả tôi đã lấy vợ được 2 năm, còn con trai thứ tôi đang trong mối quan hệ yêu đương. Con trai thứ tôi lại yêu đứa em của con dâu tôi, chúng nó rất yêu thương nhau. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp của con trai tôi có bị cấm kết hôn với họ hàng của gia đình thông gia hay không? Xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn có bị cấm kết hôn với họ hàng gia đình thông gia không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Nội dung thắc mắc của chị được Luật sư nghiên cứu và đưa ra tư vấn như sau:

Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nam, nữ kết hôn phải tuân theo các điều kiện của pháp luật hôn nhân gia đình như sau: Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên; việc kết hôn này do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn này không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định căn cứ tại các điểm a, b, c và d khoản 2 điều 5 của luật này.

Đồng thời, căn cứ tại các điểm a, b, c, d khoản 2 điều 5 luật này cấm các trường hợp như sau:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa bố, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là bố, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Như vậy, việc con trai thứ chị và bạn gái con trai chị có quan hệ họ hàng với nhau không ảnh hưởng đến việc kết hôn giữa hai bạn bởi quan hệ của các con chị không phải là quan hệ huyết thống trực hệ trong phạm vi ba đời. Do đó, con trai chị và người yêu con trai chị hoàn toàn có thể kết hôn với nhau nếu họ không vi phạm các điều cấm khác của pháp luật.

>> Xem thêm: Kết hôn trái pháp luật là gì? Quy định xử phạt năm 2022 thế nào?

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin Luật sư chia sẻ về vấn đề pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào và điều kiện kết hôn theo quy định đối với hai bên nam và nữ. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được Luật sư chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ và tư vấn mọi lúc mọi nơi.

Trân trọng!