Quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo quy định Việt Nam năm 2024

Quản lý doanh nghiệp Nhà nước đã có nhiều thay đổi để bắt kịp chuyển động của nền kinh tế thị trường. Sự thay đổi bắt đầu từ những quy định về cơ cấu tổ chức quản lý, bộ máy cán bộ công viên chức, đến nội dung quản lý,…với mục đích tạo điều kiện cho sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu chi tiết về cơ cấu tổ chức cũng như cách thức quản lý, hãy cùng Tổng đài pháp luật theo dõi bài viết sau.

quản lý doanh nghiệp nhà nước

Luật sư tư vấn quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo quy định 2022 – Gọi ngay 1900.6174

Quy định về cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước

Căn cứ quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước theo hình thức công ty TNHH một thành viên bao gồm 2 mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Mặc khác, căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước theo hình thức công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần bao gồm hai mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Qua đó, chúng ta thấy được có sự khác nhau giữa Luật doanh nghiệp năm 2014 và 2020 trong quy định về cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ hơn 50% thì hoạt động dưới hình thức là Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên, Công ty cổ phần.

Mọi thắc mắc liên quan đến quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn pháp luật nhanh chóng và hiệu quả nhất.

>> Tư vấn Luật doanh nghiệp. Liên hệ luật sư 1900.6174

Quản lý Nhà nước phải phục vụ cho hoạt động doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp Nhà nước có chức năng tạo môi trường pháp lý, điều tiết và xử lý vi phạm nhưng không thay thế chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, quản lý Nhà nước cần phải tôn trọng quy luật hoạt động của thị trường, tạo điều kiện cho khả năng tự điều chỉnh của thị trường.

– Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước phải phát huy cơ chế tự kiểm tra của các chủ thể mỗi khi tham gia giao dịch và cơ chế tự kiểm soát doanh nghiệp.

– Trong quá trình quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp cần hoàn thành nhiệm vụ chính là tháo gỡ khó khăn, chế độ chế tài chỉ là biện pháp bất đắc dĩ.

– Cán bộ Nhà nước phải có hiểu biết sâu về cơ sở sản xuất và thị trường kinh doanh, tinh thần chịu khó khi tiếp thu ý kiến đóng góp, nghiên cứu kịp thời, nhanh chóng đưa ra các đề xuất với Nhà nước để kịp thời ban hành các cơ chế và chính sách thích hợp với sự vận động và phát triển của thị trường.

Nhà nước chỉ nên quản lý những nội dung quan trọng liên quan đến tư cách pháp nhân, chất lượng sản phẩm, tình hình hoạt động tài chính, các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp với Nhà nước và các doanh nghiệp khác trong phạm vi pháp luật cho phép. Đặc biệt, sau khi đăng ký kinh doanh, thông qua việc theo dõi báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý của doanh nghiệp để Nhà nước quản lý.

Bên cạnh đó, đổi mới cách tổ chức quản lý sẽ đạt hiệu quả tốt hơn khi công việc quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo nguyên tắc quản lý tài chính và hạch toán. Các doanh nghiệp cần phải tuân thủ tốt các tiêu chuẩn tài chính kế toán thống kê, đồng thời Nhà nước cũng cần có các báo cáo bổ sung thông tin để tiến hành kiểm tra khi cần. Nếu doanh nghiệp không thể cung cấp được đủ các tài liệu này thì cho thấy doanh nghiệp không đủ khả năng quản lý hoạt động kinh tế.

Chức năng của chủ doanh nghiệp là quản lý hoạt động kinh doanh và Nhà nước không can dự vào chức năng này. Trách nhiệm trên vai người chủ doanh nghiệp rất nặng bởi vì nếu vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt hoặc nếu mắc sai lầm trong kinh doanh sẽ phải trả một cái rất đắt và có thể sẽ bị phá sản. Vì thế, Chính phủ đã đẩy mạnh cải cách quản lý kinh tế đồng bộ trên cả 3 mặt thể chế, bộ máy, công chức.

>> Tư vấn những đổi mới trong cải cách quản lý Nhà nước với doanh nghiệp trong năm 2022 , Gọi ngay 1900.6174

doanh nghiệp nhà nước

Về thể chế liên quan đến quản lý doanh nghiệp Nhà nước

Nhà nước duy trì bổ sung và hoàn chỉnh các bộ Luật về kinh tế thương mại và doanh nghiệp, tạo ra hành lang pháp lý bình đẳng cho các loại hình kinh doanh, hạn chế độc quyền, khuyến khích và tạo điều kiện cho cạnh tranh nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là ban hành kịp thời các Nghị định cụ thể hóa các bộ Luật.

Về bộ máy và công chức Nhà nước

Quản lý bộ máy và công chức Nhà nước là vấn đề rất khó khăn và mất nhiều thời gian hơn so với nghiên cứu và ban hành các bộ Luật. Tính đến thời điểm hiện tại, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước chưa cao, có nhiều vấn đề sách nhiễu, đặc biệt là các cơ quan trực tiếp giải quyết các vấn đề của người dân và doanh nghiệp.

Nguyên nhân quan trọng là ở cán bộ công chức Nhà nước. Chính phủ Nhà nước cần tăng cường các biện pháp nâng cao trách nhiệm, đạo đức và tính giác ngộ của đội ngũ cán bộ. Đồng thời, đưa ra các chính sách, kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn, sắp xếp lại bộ máy, tinh chế biên chế cán bộ nhân viên và tăng cường kiểm tra năng lực phẩm chất của cán bộ nhân viên trong khi thi hành công vụ, chống tham nhũng để loại bỏ những cán bộ biến chất và thoái hóa.

Từ cấp Bộ ngành đến địa phương cần phải có chỉ đạo chặt chẽ trong cơ chế đội ngũ, loại bỏ những sách nhiễu phiền hà, nghiêm túc thực hiện khẩu hiệu “Vì nhân dân phục vụ”, luôn xem đó là tiêu chuẩn đạo chức của một người cán bộ công chức.

Một vấn đề cấp bách đặt ra là cần đổi mới kinh tế và cải cách chính trị phải gắn bó chặt chẽ và tiến hành đồng thời, bởi vì đổi mới là điều tất yếu để thành công. Các cuộc cải cách hành chính cần hướng đến doanh nghiệp và xóa bỏ bớt những yêu cầu phiền hà, gây trở ngại, tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Tiếp tục xây dựng được những thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng tạo điều kiện cho việc kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn không tách rời sự quản lý cần thiết của Nhà nước. Bộ máy hành chính Nhà nước và cán bộ công chức cũng cần được cải cách mạnh mẽ theo cùng một hướng để tránh tình trạng nghịch lý là đổi mới kinh tế mạnh mẽ nhưng thể chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước không chuyển đổi được.

Đây là một cuộc đấu tranh vô cùng gay go và quyết liệt giữa đổi mới và cái cũ, đồng thời cũng là cơ hội và thách thức đặt ra cho nền kinh tế nước nhà. Đảng và Nhà nước kêu gọi phát huy nội lực, giải phóng năng lực sản xuất, tạo môi trường kinh doanh phát triển thì không thể không loại bỏ những cơ quan, công chức vì lợi ích cá nhân mà trục lợi, làm những làm vi vi phạm luật pháp.

Cán bộ công chức Nhà nước cần phải biết coi trọng doanh nghiệp là những cơ sở tạo ra của cải vật chất nuôi sống toàn xã hội, đóng thuế nuôi bộ máy Nhà nước, coi trọng và tôn vinh những người chủ doanh nghiệp đã bỏ vốn liếng, tài năng, trí tuệ ra để kinh doanh. Giải quyết tình trạng gây phiền hà, khó dễ, phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, loại trừ các các bộ, công chức biến dạng, thoái hóa, làm sai lệch chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà Nước.

Ngoài ra nếu bạn đang muốn tìm hiểu hoặc có nhu cầu cần luật sư hỗ trợ về thuế doanh nghiệp Nhà nước cần phải nộp, xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn thuế 1900.6174 để được hướng dẫn thêm!

>> Cùng luật sư thảo luận về những thay đổi mới nhất trong bộ máy và công chức Nhà nước, Gọi ngay 1900.6174

Nội dung quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước

Quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo ngành được quy định cụ thể như sau:

– Thứ nhất, ngành là một bộ phận cấu thành Kinh tế – Xã hội của một quốc gia. Ngành bao gồm nhiều hoạt động, nhiều tổ chức có những đặc trưng giống nhau hoặc tương tự nhau.

– Thứ hai, chủ thể quản lý Nhà nước theo ngành bao gồm cấp trung ương ( gồm Bộ, Ngành) và cấp địa phương ( gồm Tỉnh, Huyện)

Nội dung quản lý nhà nước theo ngành

– Triển khai và xây dựng thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà Nước, pháp luật phát triển ngành.

– Xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển ngành để đảm bảo vị trí của ngành trong cơ cấu nền kinh tế xã hội.

– Xây dựng và triển khai thực hiện các quan hệ tài chính giữa các đơn vị kinh tế trong ngành với ngân sách quy định của Nhà nước.

– Thống nhất trong toàn ngành và liên ngành về việc tiêu chuẩn hóa, quy cách, những quy định chất lượng sản phẩm.

– Xây dựng và thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho toàn ngành và bảo hộ sản xuất của ngành trong nội địa.

– Nghiên cứu và áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất khoa học hiện đại và hợp lý trong các đơn vị của ngành.

– Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành.

Quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo lãnh thổ được quy định như sau

Lãnh thổ là một phần đất được giới hạn và thuộc sự quản lý của chính quyền một quốc gia hay một địa phương.

Quản lý Nhà nước theo lãnh thổ là chịu sự tác động của Nhà nước lên toàn bộ các hoạt động Kinh tế- Xã hội trên một lãnh thổ nhất định nhằm phát triển hiệu quả, bền vững địa bàn lãnh thổ đó.

Do đó, nội dung quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước mang tính chất quyền lực và sử dụng quyền lực để điều chỉnh các quan hệ xã hội và đây được xem là một chức năng thiết yếu của Nhà nước để quản lý xã hội.

Thực tế, quy trình quản lý doanh nghiệp Nhà nước thường khá phức tạp đặc biệt là những thời điểm doanh nghiệp xảy ra rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng cho doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

>> Luật sư tư vấn những nội dung quản lý doanh nghiệp Nhà nước gây ảnh hướng lớn đến doanh nghiệp, Gọi ngay 1900.6174

nội dung quản lý doanh nghiệp nhà nước

Tư vấn trường hợp cụ thể về quản lý doanh nghiệp Nhà nước

Câu hỏi về quản lý doanh nghiệp Nhà nước từ Anh Nam (Bình Thuận): 

Xin chào luật sư Tổng đài Pháp luật. Tôi có 1 câu hỏi thắc mắc như sau: Thưa luật sư, hiện nay tôi đang làm việc ở một công ty có vốn Nhà nước và các nguồn vốn từ bên ngoài như: tư nhân, nước ngoài, công ty cổ phần khác. Trong đó, vốn của Nhà nước chiếm 59%, 41% vốn cổ phần trong đó 20% vốn tư nhân và 21% vốn từ nước ngoài. Vậy công ty của tôi có phải là công ty thuộc sở hữu của Nhà nước không. Nhờ luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn luật sư.

>> Luật sư giải đáp nhanh các trường hợp về quản lý doanh nghiệp Nhà nước , Gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định:

“Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”.

Vì vậy, theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này. Đây là một quy định khác so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định trước đây. Tại khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

“Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”

So với quy định trước đây, doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều thì được coi là một doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định, Nhà nước chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì đã được coi là doanh nghiệp Nhà nước.

Đối với công ty của bạn, công ty đã có 59% vốn Nhà nước và 41% vốn cổ phần, đã đủ điều kiện tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Vì vậy, tổng công ty bạn được xác định là doanh nghiệp Nhà nước.

Bài viết trên Tổng đài pháp luật đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về quản lý doanh nghiệp Nhà nước, các quy định về cơ cấu, nội dung các quy định về quản lý Nhà nước,… Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hay gặp những tình huống khó xử, hãy liên hệ hotline 1900.6174. Với những trường hợp mang tính chất phức tạp, cần có văn bản tư vấn hoặc trực tiếp tư vấn, hãy gửi câu hỏi cho luật sư qua địa chỉ email hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư. Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ giải quyết vấn đề của của bạn.