Giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân rất đang được nhiều người dân và các cấp chính quyền chú trọng. Bởi đây là bài toán liên quan đến vấn đề vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ phát triển rừng đã và đang trở thành một trong những vấn đề cấp thiết.
Ở bài viết này, Tổng Đài pháp luật sẽ làm rõ những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề “Giao đất lâm nghiệp“. Nếu cần được tư vấn chi tiết, hãy nhấc máy gọi đến số 1900.6174 để có ngay lời giải đáp chi tiết nhất!
>>> Luật sư tư vấn miễn phí các vấn đề pháp luật liên quan đến giao đất lâm nghiệp. Gọi ngay: 1900.6174
Đất lâm nghiệp là gì? Ký hiệu các loại đất lâm nghiệp
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, thì đất lâm nghiệp được giải thích là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Diện tích đất được sử dụng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng, khai thác rừng, khoanh nuôi hoặc nghiên cứu,…
Như đã kể ở trên, đất lâm nghiệp được chia thành 03 loại, cụ thể:
1. Đất rừng phòng hộ
Đây là diện tích đất được sử dụng với mục đích bảo vệ đất liền, nó chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế thiên tai cũng như giúp cho việc điều hòa khí hậu.
Ký hiệu: RPH
2. Đất rừng sản xuất
Đây là khu vực sản xuất lâm sản, với mục đích sản xuất và kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp. Bên cạnh đó, loại đất này cũng có thể kết hợp với những mô hình rừng du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng, cung ứng các dịch vụ môi trường rừng.
Ký hiệu: RSX
3. Đất rừng đặc dụng
Đây là những cánh rừng đặc dụng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen của sinh vật. Ngoài ra, một phần của rừng đặc dụng còn được sử dụng với mục đích là du tích danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nghỉ dưỡng..
Ký hiệu: RDD
>>> Xem thêm: Ký hiệu đất trồng cây lâu năm là gì? Thời hạn sử dụng bao lâu?
Ai được giao đất lâm nghiệp?
Tùy thuộc theo tính chất và mục đích của mỗi loại đất mà đối tượng được giao đất lâm nghiệp sẽ tương ứng (căn cứ Điều 135 Luật Đất đai 2013) cụ thể như sau:
Đất rừng sản xuất
Những đối tượng được giao đất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất theo quy định pháp luật gồm:
– Trường hợp đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
+ Các tổ chức quản lý rừng để bảo vệ, phát triển và quản lý rừng
+ Đối với nơi chưa có tổ chức quản lý rừng: Các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống tại khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ và phát triển rừng
– Trường hợp đất rừng sản xuất là rừng trồng:
+ Các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ được Nhà nước giao đất theo hạn mức để sử dụng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp.
Đất rừng phòng hộ
Những đối tượng được giao đất lâm nghiệp là đất rừng phòng hộ theo quy định pháp luật gồm:
+ Các tổ chức quản lý rừng phòng hộ để bảo vệ, quản lý, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch/kế hoạch quy định
(Tổ chức quản lý rừng phòng hộ thực hiện việc giao khoán đất rừng phòng hộ cho cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng)
+ Đối với nơi chưa có tổ chức quản lý rừng: Các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hiện đang sinh sống tại khu vực rừng phòng hộ mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ và phát triển rừng
+ Các cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ để bảo và phát triển rừng.
Đất rừng đặc dụng
Những đối tượng được giao đất lâm nghiệp là đất rừng đặc dụng theo quy định pháp luật gồm:
– Các tổ chức quản lý rừng đặc dụng để thực hiện quản lý, bảo vệ theo kế hoạch/quy hoạch
Lưu ý:
– Đối với đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiệm ngặt: Tổ chức quản lý rừng đặc dụng sẽ được giao khoán ngắn hạn cho các cá nhân, hộ gia đình mà chưa có điều kiện để chuyển ra khu vực đó để có thể bảo vệ rừng
– Đối với đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái: Tổ chức quản lý rừng đặc dụng sẽ được giao khoán ngắn hạn cho các cá nhân, hộ gia đình hiện đang sinh sống ổn định tại khu vực này để có thể bảo vệ và phát triển diện tích rừng.
>>> Quy định pháp luật về giao đất lâm nghiệp? Gọi ngay: 1900.6174
Hạn mức giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
Căn cứ theo Điều 129 Luật Đất đai có quy định về hạn mức giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân như sau:
– Đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất lâm nghiệp là đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất: Hạn mức giao tối đa là 30 héc ta.
– Đối với hộ gia đình, cá nhân mà được giao thêm diện tích đất rừng sản xuất: Hạn mức giao tối đa là 25 héc ta.
– Đối với cá nhân, tổ chức được giao đất lâm nghiệp là đồi núi trọc, đất trống, đất có mặt nước thuộc loại đất chưa sử dụng (đất có mục đích là để đưa vào sản xuất lâm nghiệp): Hạn mức giao đất tối đa là 30 héc ta (không tính hạn mức này vào hạn mức của giao đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất)
Lưu ý:
– Đối với diện tích đất lâm nghiệp mà được giao cho cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng ngoài xã/phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì được tiếp tục sử dụng. Nếu đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất.
– Hạn mức giao đất nêu trên sẽ không tính đối với diện tích lâm nghiệp do nhận thừa kế, chuyển nhượng, thuê, thuê lại, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn, nhận khoán hay được Nhà nước cho thuê.
>>> Hạn mức giao đất lâm nghiệp là bao nhiêu? Gọi ngay: 1900.6174
Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không?
Theo quy định pháp luật đất đai hiện hành, đối với đất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì người dân sẽ có quyền được chuyển nhượng sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng phải nêu trên phải được chính quyền địa phương thông qua. Do đó, các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép đều bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Theo đó, những trường hợp không được chuyển nhượng đất lâm nghiệp sẽ bao gồm:
– Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trong trường hợp pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
– Cá nhân, hộ gia đình không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
– Cá nhân, hộ gia đình sẽ không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
>> Xem thêm: Quy định về thuê đất khu công nghiệp năm – Luật Đất Đai
Đất lâm nghiệp có được làm nhà ở không?
Đất lâm nghiệp có được làm nhà ở không? Có thể nói, đây được xem là một trong những vướng mắc mà khá nhiều người dân quan tâm khi muốn xây dựng nhà ở để an cư lạc nghiệp. Chúng tôi sẽ làm rõ vướng mắc trên ngay trong phần giải đáp dưới đây.
Đất lâm nghiệp có được làm nhà ở không?
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 170 của Luật đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018 thì việc sử dụng đất lâm nghiệp cần phải đúng mục đích quy định. Vì vậy, việc xây nhà trên đất lâm nghiệp được xem là hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực đất đai, vì có sự chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng hiện tại của đất lâm nghiệp.
Nếu người dân muốn xây dựng nhà ở trên đất lâm nghiệp thì sẽ cần phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất và được sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương nơi có đất.
Như vậy, đất lâm nghiệp có thể sẽ được phép xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, nếu muốn thực hiện điều đó thì bạn cần phải thưc hiện thủ thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất thổ cư. Và phải được các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương – nơi có đất cho phép.
>>> Luật sư giải đáp miễn phí về đất lâm nghiệp làm nhà ở được không? Gọi ngay: 1900.6174
Mức xử phạt khi xây nhà trên đất lâm nghiệp
Theo quy định hiện hành, trong trường hợp người dân xây nhà trên phần đất lâm nghiệp mà chưa tiến hành các thủ tục cần thiết để chuyển mục đích sử dụng đất cũng như chưa xin giấy phép xây dựng, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi nêu trên.
Cụ thể, mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau
– Diện tích đất dưới 0,02 héc ta: Phạt tiền 03 triệu đồng – 05 triệu đồng
– Diện tích đất từ 0,02 héc ta – dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền 05 triệu đồng – 10 triệu đồng
– Diện tích đất từ 0,05 héc ta – dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền 10 triệu đồng – 15 triệu đồng
– Diện tích đất từ 0,1 héc ta – dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 15 triệu đồng – 30 triệu đồng
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
>>> Luật sư giải đáp miễn phí quy định về giao đất lâm nghiệp? Gọi ngay: 1900.6174
Ngoài những nội dung tư vấn về “Giao đất lâm nghiệp“ trong bài viết trên, nếu bạn có bất kỳ nội dung nào chưa rõ cần được giải đáp. Thì đừng ngần ngại, hãy nhấc điện thoại lên và gọi điện ngay cho luật sư Tổng Đài pháp luật của chúng tôi qua điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng và miễn phí.
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.