Quy trình điều tra tai nạn lao động là nội dung quan trọng mà người sử dụng lao động cần nắm vững nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi có tai nạn lao động xảy ra. Vậy quy trình điều tra được thực hiện như thế nào? Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp giúp bạn đọc ngay tại đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ trực tiếp hotline 1900.6174 để được tư vấn cụ thể.
>> Tư vấn quy trình điều tra tai nạn lao động nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Khi nào phải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở?
> Tư vấn thành lập Đoàn Điều tra trong quy trình điều tra tai nạn lao động nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Đại! Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được thông tin vụ việc của công ty anh và đưa ra phản hồi như sau:
Về quy trình Điều tra tai nạn lao động, Điểm a Khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động đã nêu lên các trường hợp cần thiết phải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động ở cấp cơ sở.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động để giải quyết vụ việc theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP khi người lao động gặp tai nạn ở mức độ nhẹ hoặc chỉ có 01 người lao động bị thương nặng và người đó thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động.
Theo như thông tin anh cung cấp, những người lao động làm việc tại công ty anh sau khi gặp tai nạn đều bị thương nhẹ nên trong trường hợp này, anh cần lập Đoàn Điều tra thực hiện quy trình điều tra tai nạn lao động để xem xét giải quyết vụ việc nhanh chóng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Theo quy định Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở cần có:
– Trưởng đoàn: Người sử dụng lao động trực tiếp làm trưởng đoàn hoặc trong trường hợp không thể trực tiếp tham gia thì ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm trưởng đoàn
– Thành viên: Người đại diện của Ban chấp hành Công đoàn hoặc người đại diện cho tập thể người lao động nếu chưa có Công đoàn; những người làm công tác an toàn lao động hoặc y tế tại doanh nghiệp và một số thành viên khác nếu có.
– Trường hợp người lao động không thuộc quyền quản lý của công ty bị tai nạn, thì anh bắt buộc phải mời thêm đại diện người sử dụng lao động của người đó tham gia Đoàn điều tra.
Về thủ tục, quy trình điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở được quy định tại Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP gồm các bước sau:
– Trước tiên, Đoàn Điều tra cần thu thập những dấu hiệu, dấu vết, chứng cứ, tài liệu làm căn cứ hay có liên quan tới việc gây ra tai nạn lao động
– Tiếp theo đó, Đoàn Điều tra cần lấy thông tin từ lời khai của những người gặp tai nạn và những người biết sự việc hoặc người có liên quan đến tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
– Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, họ cũng có thể đề nghị giám định kỹ thuật hay giám định pháp y để nắm rõ hơn về vụ việc.
– Sau khi thu thập thông tin, Đoàn Điều tra sẽ phân tích và đưa ra kết luận về diễn biến và nguyên nhân của tai nạn lao động; đồng thời đưa ra kết luận về vụ việc; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi gây nên thiệt hại; đề xuất các giải pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
– Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo đúng mẫu Phụ lục IX của Nghị định.
– Tổ chức và lập Biên bản cuộc họp để công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
– Cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động cần có sự tham gia của:
+ Trưởng Đoàn chịu trách nhiệm về điều tra tai nạn;
+ Các thành viên của Đoàn theo quy định;
+ Người bị tai nạn hoặc đại diện thân nhân của họ, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
+ Đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp cơ sở hoặc cấp trên trực tiếp cơ sở (đối với nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở).
– Trong cuộc họp, các thành viên nếu có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra thì được ghi lại ý kiến đó và ký tên vào Biên bản cuộc họp.
– Kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra, trong thời hạn 03 ngày, Đoàn Điều tra tai nạn của doanh nghiệp phải gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới nạn nhân hoặc thân nhân của họ; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về quy trình điều tra tai nạn lao động mà anh cần nắm bắt để áp dụng đối với vụ việc cháy nổ của công ty mình. Nếu anh còn bất cứ khó khăn nào thì hãy liên hệ ngay tổng đài tư vấn luật lao động 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Phân loại tai nạn lao động (Điều 9)
>> Tư vấn phân loại tai nạn giao thông nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hòa! Trước tiên, Tổng Đài Pháp Luật xin gửi lời cảm ơn tới anh vì đã sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi đã nhận được thông tin của anh và đưa ra một số tư vấn như sau:
Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động là căn cứ pháp lý quy định về việc phân loại tai nạn lao động. Theo như nội dung quy định trên, tai nạn lao động được chia thành:
Tai nạn lao động chết người: là tai nạn xảy ra dẫn đến cái chết của người lao động, người đó có thể chết tại nơi xảy ra tai nạn, trong lúc đi cấp cứu hoặc trong thời gian điều trị thương hoặc do tái phát có kết luận của biên bản giám định pháp y hoặc Tòa tuyên bố chết đối với trường hợp mất tích.
Tai nạn lao động nặng: là tai nạn xảy ra khiến người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động còn lại không thuộc các trường hợp trên.
Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này quy định về những tổn thương phần chi trên thuộc danh mục tai nạn lao động nặng bao gồm:
Tổn thương xương, thần kinh hoặc mạch máu ảnh hưởng tới quá trình hoạt động;
Tổn thương những phần mềm rộng khắp chi;
Tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cổ tay và có gây hại đến gân;
Dập, gãy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay;
Trật, trẹo các khớp xương.
Như vậy, tai nạn lao động mà anh gặp phải thuộc trường hợp tai nạn lao động nặng. Phía bên doanh nghiệp anh tham gia làm việc cần xác định chính xác hơn trong vụ việc này. Trong quá trình trao đổi lại với công ty sản xuất ở Bình Dương, nếu anh còn gặp trở ngại gì thì hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được giải đáp cụ thể trong thời gian ngắn nhất!
Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động
> Tư vấn chính xác thời gian, nội dung khai báo tai nạn giao thông, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Khánh! Tổng Đài Pháp Luật xin phép được giải đáp câu hỏi của anh như sau:
Khoản 1 Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Luật An toàn, vệ sinh lao động có quy định về việc người sử dụng lao động phải khai báo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có tai nạn lao động thuộc các trường hợp nhất định để đảm bảo quy trình điều tra tai nạn lao động.
Cụ thể, khi tai nạn lao động xảy ra gây chết người hoặc khiến 02 người bị thương nặng trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Người sử dụng lao động có thể khai báo trực tiếp hoặc thông qua việc liên lạc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn.
Nếu thuộc trường hợp tai nạn lao động dẫn đến chết người thì cần báo ngay cho cơ quan Công an ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra tai nạn (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện).
Như vậy, theo đúng quy trình mà pháp luật quy định, anh cần khai báo đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan Công an Củ Chi để giải quyết.
Về nội dung khai báo, anh cần thực hiện khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó có một số thông tin quan trọng như thời gian, địa điểm, tóm tắt diễn biến tai nạn, thông tin nạn nhân, ….
Trong quá trình thực hiện khai báo tai nạn lao động, nếu anh còn gặp bất cứ vướng mắc, khó khăn nào thì hãy liên hệ ngay số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhé!
Hướng dẫn quy trình xử lý tai nạn lao động
> Tư vấn quy trình xử lý tai nạn giao thông nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Nhàn! Về quy trình điều tra, xử lý tai nạn lao động, Tổng Đài Pháp Luật sẽ tư vấn cho chị cụ thể như sau:
Theo quy định pháp luật về lao động hiện hành, quy trình xử lý tai nạn lao động gồm các bước sau:
Bước 1: Tiến hành sơ cứu và thực hiện công tác y tế
Khi tai nạn lao động xảy ra, người sử dụng lao động và những người liên quan chịu trách nhiệm tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn một cách nhanh chóng, kịp thời và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người lao động bị tai nạn.
Bước 2: Giữ nguyên và bảo vệ hiện trường tai nạn lao động
Người sử dụng lao động và những người có liên quan có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường, trường hợp phải thực hiện các công tác cần thiết liên quan đến vấn đề cứu chữa, khắc phục sự cố mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động phải có thể thực hiện các biện pháp cần thiết như vẽ lại hiện trường, lập văn bản, chụp ảnh, ghi hình,…
Bước 3: Khai báo tai nạn lao động
Về việc khai báo, người sử dụng lao động có thể thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử gửi cho Thanh tra Sở Lao động –
Thương binh và xã hội và cơ quan Công an cấp huyện (chỉ trong trường hợp nhất định theo quy định). Hồ sơ mang đi khai báo gồm có: Bản khai báo tai nạn lao động của người phát hiện tai nạn, người sử dụng lao động; Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại
Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Đoàn Điều tra sẽ thực hiện quy trình điều tra tai nạn lao động theo đúng quy định bao gồm một số công việc như: thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan; lấy lời khai; đề nghị giám định trong trường hợp cần thiết,…
Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo quy định gửi cho cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ xử lý tai nạn lao động bao gồm một số giấy tờ như: biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, ảnh nạn nhân, ảnh hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi trong trường hợp tai nạn chết người, biên bản điều tra tai nạn lao động,…
Bước 6: Lập và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động
Đối với tai nạn lao động gây chết người, thời gian lưu trữ hồ sơ là 15 năm. Đối với những tai nạn lao động khác, hồ sơ sẽ được lưu trữ đến khi người lao động nghỉ hưu.
Bước 7: Thanh toán các khoản chi phí trong khi thực hiện quy trình điều tra tai nạn lao động
Các khoản chi phí mà người sử dụng lao động cần thanh toán là:
Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
Chi phí hợp lý liên quan đến Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không kí hợp đồng lao động
Trên đây là tóm tắt ngắn gọn quy trình xử lý tai nạn lao động theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu chị còn thắc mắc gì về vấn đề này thì liên hệ ngay tổng đài tư vấn luật lao động miễn phí qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động (Điều 18)
> Tư vấn trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn giao thông, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Tổng Đài Pháp Luật xin chào chị Nhã! Chúng tôi đã nhận được thông tin chị cung cấp và có câu trả lời như sau:
Trong trường hợp cơ sở xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu cho nạn nhân và tạm ứng các chi phí cần thiết để sơ cứu, cấp cứu
2. Khai báo tai nạn lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định
3. Giữ nguyên và bảo vệ hiện trường vụ việc, đặc biệt là tai nạn nặng và tai nạn gây chết người:
Trường hợp phải cấp cứu nạn nhân, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà bắt buộc gây xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động phải tiến hành vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường nếu có thể.
Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có người lao động chế) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra và được Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an đồng ý bằng văn bản.
4. Cung cấp chứng cứ, tài liệu, vật dụng liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, độ tin cậy của những chứng cứ cung cấp.
5. Tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn trình bày thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
6. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền.
7. Thông báo nội dung liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động của cơ sở.
8. Hoàn thiện việc lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người; đối với những tai nạn khác thì hồ sơ lưu trữ đến khi người gặp tai nạn nghỉ hưu.
9. Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho quy trình điều tra tai nạn lao động, trừ trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội yêu cầu điều tra.
10. Tiến hành các giải pháp khắc phục hậu quả do tai nạn lao động gây ra; rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý thích đáng theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
Trên đây là thông tin về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi cơ sở xảy ra tai nạn lao động theo quy định pháp luật về lao động hiện hành. Nếu chị còn bất cứ khó khăn, vướng mắc gì thì hãy gọi đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn, hỗ trợ nhé!
Một số câu hỏi liên quan đến quy trình điều tra tai nạn lao động
Biên bản điều tra tai nạn lao động được lập như thế nào?
> Hướng dẫn chi tiết lập Biên bản điều tra trong quy trình điều tra tai nạn lao động, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hải! Tổng Đài Pháp Luật sẽ tư vấn giúp anh về việc lập Biên bản điều tra trong quy trình điều tra tai nạn lao động như sau:
Trong những quy định về quy trình điều tra tai nạn lao động, Khoản 5 Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định: Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở cần lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này. Vì vậy, biên bản được lập ra cần đảm bảo đúng mẫu theo quy định Phụ lục IX. Chị chỉ cần điền những thông tin cần thiết vào biên bản theo quy định để đáp ứng yêu cầu pháp luật.
Trong quá trình thực hiện quy trình điều tra tai nạn lao động và hoàn thiện Biên bản điều tra tai nạn lao động, nếu anh còn gặp khó khăn, khúc mắc thì hãy gọi ngay số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn cụ thể.
Thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm những ai?
>> Đặt ngay câu hỏi cho Luật sư tư vấn thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Trả lời:
Xin chào chị Khánh! Tổng Đài Pháp Luật sẽ tư vấn giúp chị về thành phần Đoàn Điều tra trong quy trình điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở như sau:
Theo Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì Đoàn điều tra thực hiện quy trình điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở sẽ bao gồm:
– Trưởng đoàn: Là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác.
– Thành viên: Là người đại diện Ban chấp hành Công đoàn hoặc người đại diện tập thể người lao động khi doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn; người làm công tác an toàn lao động và công tác y tế tại doanh nghiệp và một số thành viên khác.
– Nếu có nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp khác, thì phải mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân đó tham gia Đoàn điều tra.
Như vậy, trong trường hợp chị không thể tham gia Đoàn Điều tra thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác đảm nhiệm vai trò Trưởng đoàn. Tùy theo cơ cấu doanh nghiệp mà thành phần của Đoàn Điều tra sẽ có sự khác biệt nhất định, nhưng vẫn phải đảm bảo theo đúng quy định trên.
Nếu chị vẫn còn thắc mắc về thành phần Đoàn Điều tra hay quy trình điều tra tai nạn lao động thì hãy liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhé!
Trên đây là một số thông tin quan trọng về quy trình điều tra tai nạn lao động, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc nào cần sự hỗ trợ của Tổng Đài Pháp Luật thì hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được tư vấn tận tình, nhanh chóng, chính xác nhé!