Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú xử lý như thế nào?

Vấn đề quyền nuôi con ngoài giá thú hiện đang là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ người dân trên cả nước. Quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú được quy định như thế nào? Con ngoài giá thú có được ghi tên cha trong giấy khai sinh không? Cách giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp chi tiết mọi vướng mắc liên quan đến quyền nuôi con ngoài giá thú. Trong trường hợp bạn có bất kỳ vướng mắc nào cần được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình giải đáp miễn phí.

quyen-nuoi-con-ngoai-gia-thu

 

Con ngoài giá thú được hiểu như thế nào?

 

>> Luật sư hỗ trợ miễn phí mọi vướng mắc liên quan đến quyền nuôi con ngoài giá thú, gọi ngay 1900.6174

Dựa theo từ điển tiếng Việt, con ngoài giá thú có thể hiểu là con mà cha mẹ không được quy định là vợ chồng theo đúng pháp luật.

Theo góc độ pháp lý: Không có một văn bản nào của pháp luật đưa ra định nghĩa về con ngoài giá thú hay con trong giá thú. Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi hai bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Các trường hợp làm phát sinh con ngoài giá thú bao gồm:

– Nam, nữ độc thân có quan hệ tình cảm với nhau nhưng không đăng ký kết hôn mà sinh con ra.

– Nam, nữ hoặc cả hai đang trong một mối quan hệ hôn nhân khác nhưng chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

– Trường hợp vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó sống chung với nhau mà chưa đăng ký kết hôn lại.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về con ngoài giá thú. Mọi vướng mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con theo quy định 2022

Quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú

 

>> Tư vấn quyền nuôi con ngoài giá thú nhanh chóng, chính xác, liên hệ ngay 1900.6174

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 70 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú, cụ thể như sau:

– Con ngoài giá thú có quyền được cha mẹ luôn yêu thương, tôn trọng, thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân, tài sản, được giáo dục học tập, phát triển lành mạnh về thể chất và đạo đức xã hội.

– Có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, hiếu thảo và biết ơn cha mẹ; phải giữ gìn danh dự, truyền thống của gia đình.

– Trường hợp con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không còn khả năng lao động để có thể tự nuôi bản thân thì sống chung với cha mẹ hoặc được nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương.

Nếu bạn chưa hiểu rõ về các quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú, hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Sự đóng góp của bạn chính là động lực giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn [MỚI NHẤT]

quyen-va-nghia-vu-cua-con-ngoai-gia-thú

 

Con ngoài giá thú có được ghi tên cha trong giấy khai sinh không?

 

Anh Q (Hải Dương) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi năm nay 30 tuổi và hiện tôi đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Hải Dương. Tôi có quen một cô gái đã được 4 năm, chúng tôi đã có một đứa con với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn. Cô ấy vừa mới sinh em bé, chúng tôi đang dự định đi làm giấy khai sinh cho con. Vậy luật sư cho tôi hỏi: trường hợp của con tôi có được làm giấy khai sinh không? Nếu có thì con ngoài giá thú có được ghi tên cha vào giấy khai sinh của con hay không? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Con ngoài giá thú có được ghi tên trong giấy khai sinh không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Q, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật! Dựa vào những thông tin mà anh đã cung cấp, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, con ngoài giá thú không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của cha mẹ nhưng vẫn có quyền làm giấy khai sinh và nhận cha con để hưởng được những quyền lợi cơ bản của một công dân.

Vì con ngoài giá thú không được thừa nhận như con chung của vợ chồng nên khi đứa trẻ đó được sinh ra sẽ xem như chưa được xác định cha và để trống phần ghi tên cha trong sổ hộ tịch, giấy khai sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Căn cứ theo pháp luật được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, con ngoài giá thú chỉ được ghi tên cha của mình trong giấy khai sinh nếu được người cha yêu cầu làm thủ tục nhận cha con vào thời điểm khi đăng ký giấy khai sinh. Khi đó, đối với trường hợp này Ủy ban nhân dân sẽ kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận con.

Đối với trường hợp của anh Q, nếu anh làm thủ tục nhận con khi đi đăng ký giấy khai sinh cho con thì khi đó con của anh sẽ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc đăng ký giấy khai sinh và ghi tên anh vào giấy khai sinh của con.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi con ngoài giá thú có được ghi tên cha vào giấy khai sinh không. Trong quá trình tìm hiểu về quyền nuôi con ngoài giá thú, nếu anh còn bất cứ thắc mắc hay gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư.

>> Xem thêm: Mẫu đơn nhượng quyền nuôi con, xin thay đổi quyền nuôi con 2022

Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú như thế nào?

 

Chị Minh Ngọc (Tuyên Quang) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, tôi là Minh Ngọc và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang. Tôi và bạn trai đã cùng chung sống với nhau đến nay được 2 năm nhưng chưa đăng ký kết hôn. Chúng tôi hiện đã có một bé trai 1 tuổi. Sau một khoảng thời gian sống chung, tôi nhận ra tình cảm anh dành cho tôi không còn mặn nồng như trước nữa. Áp lực công việc, áp lực kinh tế khiến cho chúng tôi ngày càng mệt mỏi. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định ly hôn để giải thoát cho cả hai.

Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu bây giờ chúng tôi chia tay thì con sẽ do ai nuôi? Tôi có thể giành được quyền nuôi con hoàn toàn không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư hỗ trợ giải quyết triệt để tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Ngọc, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho Tổng đài pháp luật. Với vấn đề liên quan đến quyền nuôi con ngoài giá thú, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, khi có các tranh chấp quyền nuôi con dù hai người không có đăng ký kết hôn thì Tòa án vẫn thụ lý đơn và giải quyết như sau:

– Theo quy định, việc người nào nuôi con có thể sẽ được các bên đương sự thỏa thuận với nhau đưa ra quyết định và được Tòa án ghi nhận lại trong bản án. Sau khi phân chia quyền nuôi con, một bên sẽ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mắc các bệnh tàn tật, không còn năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động để tự nuôi chính mình.

Ngoài ra, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng tùy vào điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận của hai bên để người nuôi con chăm sóc, giáo dục đến khi trưởng thành.

Tuy nhiên, nếu hai bên không thể thỏa thuận được với nhau, Tòa án được phán xét và giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của Tòa chọn ai là người nuôi con sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới một tương lai tốt đẹp cho người con.

– Theo pháp luật hôn nhân hiện hành quy định nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa sẽ hỏi ý kiến, nguyện vọng của con muốn ở cùng ai. Trường hợp con dưới 3 tuổi, Tòa sẽ giao cho người mẹ nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hoặc không muốn nuôi con.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì trong tất cả các trường hợp, người không trực tiếp nuôi con đều có quyền thăm con theo định kỳ hoặc thường xuyên tùy vào thỏa thuận của hai bên và không ai được cản trở quyền này. Nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để ảnh hưởng hoặc gây khó khăn đến việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người đang trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của bên còn lại.

Như vậy, trường hợp của chị Ngọc chưa kết hôn nhưng có con chung hay còn gọi là con ngoài giá thú thì quyền nuôi con khi ly hôn sẽ do anh chị tự thỏa thuận với nhau. Nếu anh chị không thỏa thuận được về người nuôi con thì Tòa sẽ quyết định giao con ngoài giá thú cho một bên được trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của người con khi sống cùng người đó.

Nội dung trên là tư vấn của luật sư về quyền nuôi con ngoài giá thú. Hy vọng rằng câu trả lời của chúng tôi đã giúp chị có cái nhìn tổng quan về vấn đề này. Nếu như bạn đang gặp tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn – Tư vấn điều kiện, thủ tục từ A-Z

 

giai-quyet-quyen-nuoi-con-ngoai-gia-thu

Cha, mẹ có phải cấp dưỡng cho con ngoài giá thú không?

 

>> Không cấp dưỡng cho con ngoài giá thú có bị xử phạt không? Liên hệ ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tài sản hoặc tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình nhưng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc đang nuôi dưỡng. Trong trường hợp người đó là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc đang gặp khó khăn, túng thiếu.

Căn cứ vào Điều 110 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con như sau:

Cha, mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không còn khả năng lao động để tự nuôi được bản thân mình trong trường hợp cha mẹ không sống chung với con hoặc chung sống với con nhưng lại vi phạm các nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Do đó, trong trường hợp cha mẹ không sống chung với con nữa hoặc sống chung nhưng vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Cụ thể là phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên; con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi, không tạo ra được tài sản để nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được xem là nghĩa vụ gắn liền với nhân thân. Do đó, không thể thay thế bằng các nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao sang người khác. Đây là nghĩa vụ thiêng liêng, thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự gắn kết của cha mẹ với con.

Từ những quy định trên cho thấy việc cấp dưỡng giữa cha mẹ và con không có sự phân biệt con ngoài giá thú hay con trong giá thú. Vì vậy, khi cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con ngoài giá thú thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là giải đáp của luật sư về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn thắc mắc các quy định về mức cấp dưỡng cho con ngoài giá thú, liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ chi tiết, tận tình. 

>> Xem thêm: Trường hợp không cấp dưỡng cho con sau ly hôn có bị phạt tù không?

Có thể thay đổi quyền nuôi con ngoài giá thú không?

 

>> Hướng dẫn thay đổi quyền nuôi con ngoài giá thú nhanh chóng, chính xác nhất. Gọi ngay 1900.6174

Theo quy định, có thể thay đổi quyền nuôi con ngoài giá thú khi đáp ứng một trong hai căn cứ như sau:

– Cha hoặc mẹ có thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con ngoài giá thú mà phù hợp nhất với lợi ích của con.

– Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp chăm nom, nuôi dưỡng và giáo dục con nữa.

>> Xem thêm: Làm thế nào để thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn?

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Tổng đài pháp luật về các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con ngoài giá thú. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đã hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú và quy định cấp dưỡng cho con ngoài giá thú. Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ miễn phí.