Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư trong trường hợp nào? Khi bị thu hồi đất có được bồi thường hay không? Rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Vì vậy, trong bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư có được bồi thường không? Gọi ngay: 1900.6174
>> Chuyên viên tư vấn miễn phí bị thu hồi đất nông nghiệp có được bồi thường không? Gọi ngay: 1900.6174
Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Sau khi nghiên cứu câu hỏi của bạn và các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Đất nông nghiệp là gì? Thu hồi đất là gì?
(1) Khái niệm đất nông nghiệp
Tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 đã phân đất đai đai thành 3 nhóm đất bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Trong đó, đất nông nghiệp là nhóm đất bao gồm những loại đất quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013. Bao gồm những nhóm đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm (bao gồm đất trồng lúa hoặc những cây hằng năm khác);
– Đất trồng cây lâu năm (như cây thân gỗ, chè, cà phê, hồ tiêu, …);
– Đất rừng (bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng) ;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác (ví dụ: đất chăn nuôi gia súc gia cầm, đất ươm tạo giống cây, đất trồng cây cảnh, đất xây dựng nhà kính hoặc nhà khác nhằm trồng trọt dưới nhiều hình thức, …).
(2) Khái niệm thu hồi đất
Hầu hết, mọi người đều lầm tưởng rằng, khi được Nhà nước giao đất và được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc các chứng tư pháp lý khác có giá trị pháp lý tương đương) thì được coi là chủ sở hữu đất.
Tuy nhiên, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện sở hữu và quản lý. Mà người được Nhà nước giao đất được gọi là người sử dụng đất mà không phải chủ sở hữu. Do đó, Nhà nước có quyền thu hồi đất từ người sử dụng đất, tức là Nhà nước quyết định thu hồi lại quyền sử dụng đất mà trước đó đã trao quyền sử dụng đất cho người đó theo quy định pháp luật.
>> Xem thêm: Đất nông nghiệp có được tách thửa không? Điều kiện để tách thửa là gì?
Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư trong trường hợp nào?
Khu dân cư được hiểu là nơi mà có những người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong một phạm vi địa lý nhất định. Mỗi khu dân cư thường sẽ có tên gọi, số lượng người dân, hộ gia đình và cơ cấu địa giới xác định. Việc Nhà nước xây dựng khu dân cư nhằm phục vụ nhu cầu sống của mỗi người dân và giúp công tác quản lý nhà nước về dân cư được hiệu quả hơn.
Luật Đất đai 2013 quy định 5 trường hợp Nhà nước quyết định thu hồi đất được quy định từ Điều 61 đến Điều 65 Luật này. Theo đó, thu hồi đất nông nghiệp để làm khu dân cư thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định cụ thể tại Điều 62 Luật Đất đai 2013.
>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí những trường hợp thu hồi đất nông nghiệp để làm khu dân cư. Liên hệ ngay: 1900.6174
Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư, cơ quan nào có thẩm quyền?
Quản lý đất đai luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu vì những thủ tục liên quan đến đất đai rất nhiều và khác phức tạp. Mặt khác, thu hồi đất là việc tác động trực tiếp đến quyền sử dụng đất của người dân nên những quy định pháp luật về thu hồi đất được thể hiện rất chi tiết, cụ thể và rõ ràng.
Về thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp, Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định rõ thẩm quyền thu hồi đất của UBND các cấp như sau:
(1) Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp của UBND cấp tỉnh
– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam);
– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
(2) Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp của UBND cấp huyện
– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
(3) Trường hợp khác: Trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của cả UBND cấp huyện và cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.
>>> Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Thu hồi nông nghiệp làm khu dân cư, doanh nghiệp có thẩm quyền không?
Như phần trên đã phân tích, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu và quản lý. Chỉ có Nhà nước hay nói cách khác là cơ quan có thẩm quyền (được trao quyền lực) mới có quyền quyết định giao đất, thu hồi đất.
Tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định rằng: UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh của mỗi địa phương có thẩm quyền quyết định thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư theo từng trường hợp Luật định.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế không phải là cơ quan nhà nước cũng không được Nhà nước trao quyền quản lý đất đai. Do đó, doanh nghiệp không có thẩm quyền quyết định thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư.
Nếu doanh nghiệp muốn xây dựng khu dân cư trên khu đất nào đó thì phải có quyền sử dụng đối với khu đất đó thông qua những giao dịch về đất đai (như nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn, …).
>> Doanh nghiệp có quyền được thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư không? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất
Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư được đền bù như thế nào?
(1) Bồi thường về đất
Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư có thể gây thiệt hại cho người sử dụng đất vì họ mất đi phương tiện sản xuất của mình. Do đó, khi thu hồi đất Nhà nước phải tiến hành bồi thường cho người sử dụng nhất để giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với họ.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất cũng thực hiện bồi thường, mà người sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013. Khi đủ điều kiện bồi thường về đất, người sử dụng đất sẽ được Nhà nước bồi thường bằng một trong hai cách sau:
– Quyết định giao đất nông nghiệp cùng diện tích với đất bị thu hồi lại vị trí khác;
– Bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể (trong trường hợp không có đất để bồi thường)
(2) Bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại
Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp, người sử dụng đất đều bỏ chi phí nhất định để đầu tư cải tạo đất. Do đó, khi bị thu hồi, Nhà nước cũng có trách nhiệm bồi thường khoản chi phí này cho người sử dụng đất.
Tuy nhiên, để nhận được mức bồi thường chính xác nhất, người sử dụng đất phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền những tài liệu, giấy tờ chứng minh về việc mình bỏ chi phí để đầu tư trên đất. Nếu không chứng minh được, mức bồi thường được xác định theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi có đất.
(3) Bồi thường về cây trồng vật nuôi và tài sản trên đất
Việc sử dụng đất nông nghiệp luôn gắn liền với việc trồng cây và nuôi vật nuôi và có thể tạo lập tài sản trên đất để phục phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. Do đó, khi bị thu hồi đất, người sử dụng đất cũng được Nhà nước bồi thường về cây trồng vật nuôi trên đất.
Nhưng, cây trồng, vật nuôi và tài sản này phải được tạo lập hợp pháp trên đất. Đồng thời, khi tiến hành thu hồi đất gây thiệt hại về cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất nông nghiệp bị thu hồi.
>>> Khi bị thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư được bồi thường bao nhiêu tiền? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất
Trình tự thủ tục thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư
Trình tự thủ tục thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư được quy định cụ thể tại Điều 69 Luật đất đai 2013 như sau:
(1) Cơ quan có thẩm quyền xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất nông nghiệp bị thu hồi
– UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất (theo từng trường hợp quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013) ban hành thông báo thu hồi đất.
Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người dân bị thu hồi đất và được công bố công khai dưới nhiều hình thức: tổ chức các cuộc họp để phổ biến cho người dân về kế hoạch thu hồi đất, thông báo trên các phương tiện truyền thông, niêm yết thông báo tại UBND cấp xã nơi có mảnh đất thu hồi.
– UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất và phối hợp thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
– Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường;
Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp hoặc có hành vi chống đối, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thuyết phục, vận động người dân. Nếu người sử dụng đất vẫn không hợp tác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai 2013.
(2) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập, thẩm định phương án bồi thường
– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường và tổng hợp ý kiến của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Việc tổng hợp ý kiến được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013.
– UBND cấp xã nơi có mảnh đất thu hồi phối hợp tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường bằng hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi (Biên bản họp và lấy ý kiến phải có xác nhận của 3 bên: UBND cấp xã, UBMTTQVN cấp xã và đại diện những người thu hồi đất).
Phương án bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư phải được niêm yết công khai theo quy định Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013 để mọi người dân nắm bắt được thông tin về bồi thường thu hồi đất.
– Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp để làm khu dân cư trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
>>> Xem thêm: Gia hạn quyền sử dụng đất nông nghiệp – Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục nhanh chóng
(2) Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư
– UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 66 của Luật Đất đai 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến, niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường và gửi quyết định này đến từng người có đất thu hồi.
Việc niêm yết và gửi quyết định phê duyệt phương án bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013.
– Tổ chức thực hiện việc bồi thường theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;
– Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức thuyết phục, vận động người có đất bị thu hồi. Nếu người này vẫn tiếp tục không hợp tác thì thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013.
(4) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.
Nhìn chung, những vấn đề đất đai nói chung và Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư chưa bao giờ hết “nóng” và luôn nhận được sự quan tâm từ nhiều người. Bởi lẽ, các quy định về đất đai và các thủ tục liên quan đến đất đai khá phức tạp và có nhiều quy định điều chỉnh.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí về trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp để làm khu dân cư như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư”. Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề liên quan, nếu bạn gặp phải bất cứ khó khăn gì, hay gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng!
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |