Thụ lý là gì? Điều kiện thụ lý vụ án dân sự? [Chi tiết 2022]

Thụ lý là gì? Là một trong những câu hỏi được nhiều người dân thắc mắc nhất hiện nay. Vậy ý nghĩa của thụ án là gì? Điều kiện và quy trình thụ lý án dân sự như thế nao? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!

>> Tư vấn quy định về Thụ lý là gì? Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-thu-ly-la-gi
Tư vấn quy định về thụ lý là gì?

 

Thụ lý là gì? Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự

 

>> Thụ lý là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Cơ sở pháp lý: Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Khái niệm Thụ lý:

Trong lĩnh vực Dân sự, thụ lý được hiểu là hoạt động của Tòa án có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận những vụ việc để tiến hành xem xét, giải quyết các yêu cầu, tranh chấp của các chủ thể có yêu cầu.

Còn trong lĩnh vực Hình sự, thụ lý được hiểu là hoạt động của Tòa án sẽ tiếp nhận thụ lý vụ án trong trường hợp khi Viện kiểm sát có quyết định truy tố bị can cũng như chuyển hồ sơ sang cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, thụ lý được coi là cơ sở đầu tiên để Tòa án có thẩm quyền bắt đầu thực hiện quá trình giải quyết các vụ án dân sự.

Ý nghĩa của thụ lý trong vụ án dân sự:

Vụ án dân sự: Vụ án dân sự được hiểu là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ tự mình hoặc là thông qua người đại diện hợp pháp theo pháp luật quy định khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, khi có tranh chấp xảy ra thì được coi là vụ án dân sự.

Tuy là vụ án dân sự được đề cập khá nhiều trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nhưng tính đến thời điểm hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể nào về vụ án dân sự.

Thụ lý vụ án được hiểu là công việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố tụng. Do đó, nếu không có việc thụ lý vụ án của Tòa án sẽ thì sẽ không có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng. Thụ lý vụ án dân sự sẽ bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện để xem xét và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết.

Thụ lý vụ án dân sự: Căn cứ theo quy định tại các Điều 191, 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì sau khi nhận được đơn khởi kiện và các chứng cứ, cũng như tài liệu kèm theo thì Toà án phải ghi vào sổ nhận đơn và Chánh án Tòa án sẽ phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn do pháp luật quy định. Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án sẽ phải báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp cho Toà án đầy đủ biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ quyết định nhận giải quyết và vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Các hoạt động đó của Toà án được gọi là thụ lý vụ án dân sự.

Ý nghĩa của thụ lý trong vụ án dân sự:

Thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho Tòa án phải giải quyết vụ án trong một khoảng thời gian nhất định mà luật quy định. Sau khi thụ lý vụ án thì thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến Tòa án để tiến hành xác minh và hòa giải, đối với những việc pháp luật quy định không được hòa giải thì thẩm phán phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa;

Ngoài ra, thụ lý vụ án dân sự còn mang ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo vệ kịp thời những quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể trong các lĩnh vực như dân sự, lao động, kinh tế, hôn nhân và gia đình; cũng như giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, giúp tạo niềm tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó thì Tòa án là cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết.

Căn cứ Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì việc Tòa án thụ lý vụ án chính là một trong những căn cứ để xác định các thời hạn tố tụng.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật đất đai,… Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, tổng đài được rất nhiều người dân trên toàn quốc tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

thu-ly-la-gi-dieu-kien-thu-ly-vu-an-dan-su
Thụ lý là gì? Điều kiện thụ lý vụ án dân sự

 

Điều kiện thụ lý vụ án dân sự

 

>> Điều kiện để thụ lý là gi? Gọi ngay 1900.6174

 

Chủ thể khởi kiện có quyền khởi kiện

Khởi kiện vụ án dân sự: Khởi kiện vụ án dân sự được hiểu là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ nộp đơn để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay là của người khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức không chỉ có quyền nộp đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình mà họ còn có quyền nộp đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của chủ thể khác.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về chủ thể được quyền khởi kiện vụ án dân sự, cụ thể:

Căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về Quyền khởi kiện vụ án thì chủ thể khởi kiện vụ án dân sự có quyền khởi kiện bao gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân này có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp theo pháp luật khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình.

Đối với trường hợp cá người khởi kiện là cá nhân:

Về năng lực hành vi tố tụng dân sự:

+ Trong trường hợp cá nhân tự mình khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hay nói cách khác cá nhân khởi kiện là nguyên đơn thì phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Trường hợp cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự nhưng không muốn tự mình khởi kiện thì có thể làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện (trừ trường hợp ly hôn)

+ Trường hợp cá nhân vì không có đủ năng lực hành vi tố tụng dẫn đến không thể tự mình khởi kiện thì việc khởi kiện phải thông qua người được đại diện theo pháp luật.

Về quyền khởi kiện:

Cá nhân khởi kiện sẽ được xem là có quyền khởi kiện khi họ là người có quyền cũng như lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, tranh chấp. Và trên thực tế, để tránh các trường hợp các cá nhân khởi kiện một cách bừa bãi trong khi bản thân vốn không hề bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà chỉ muốn khởi kiện để hạ thấp uy tín, danh dự của chủ thể khác hoặc các cá nhân cho rằng quyền lợi của mình đang bị xâm hại nhưng trên thực tế không phải là như vậy, nhìn chung, để chứng minh được quyền khởi kiện của mình thì người khởi kiện phải nộp kèm theo đơn khởi kiện, chứng cứ ban đầu.

Đối với trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức:

Về năng lực hành vi tố tụng dân sự:

+ Với cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân thì việc khởi kiện được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (thường sẽ là người đứng đầu pháp nhân: Đối với pháp nhân công, người đứng đầu pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập, còn đối với pháp nhân là doanh nghiệp thì người đại diện được quy định theo điều lệ) hoặc là người được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền (thông qua giấy ủy quyền).

+ Với cơ quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân, chỉ được xem là đáp ứng yêu cầu chủ thể trong những trường hợp nhất định và tùy từng văn bản.

Về quyền khởi kiện:

+ Cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình thì sẽ phải chứng minh quyền cũng như lợi ích của mình bị xâm phạm, tranh chấp.

+ Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (như Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ đối với việc yêu cầu Tòa án xác định cha mẹ cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, xác định con cho cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, buộc người không tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện, Công đoàn cấp trên của Công đoàn cơ sở sẽ có quyền khởi kiện vụ án lao động trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động); cũng như khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Cơ quan, tổ chức được xem là có quyền khởi kiện khi chứng minh được việc khởi kiện là thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng như chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể nêu trên bị xâm phạm. Tương tự giống như với cá nhân, để chứng minh được quyền này thì cơ quan tổ chức phải gửi kèm giấy tờ như đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh được năng lực chủ thể khởi kiện.

Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Tòa án: Tại Việt Nam, Tòa án được ghi nhận là một trong những cơ quan thuộc hệ thống bộ máy nhà nước, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, Tòa án thực hiện quyền tư pháp, có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 102 Hiến pháp năm 2013 thì Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý và bảo vệ quyền con người cũng như bảo vệ quyền công dân. Những quy định này thậm chí còn được đặt trước các quy định về bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc về thẩm quyền giải quyết của mình. Để vụ án được thụ lý thì đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử. Về việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết trước hết cần phải xác định tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không; thẩm quyền theo cấp xét xử và phải đúng thẩm quyền theo lãnh thổ.

Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Bản án hiểu là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành để ghi nhận phán quyết của

Tòa án sau khi xét xử một vụ án.

Quyết định được hiểu là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề hay một yêu cầu cụ thể nào đó.

Điều kiện thụ lý vụ án dân sự là vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết những việc trước đó chưa giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên sẽ trừ những trường hợp mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho ở nhờ mà Tòa án vẫn chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện.

Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự: Hiện nay, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (hiểu theo nghĩa rộng) đang được quy định tại nhiều bộ luật, luật như: Bộ luật Dân sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Lao động, Luật Thương mại,…và một số văn bản quy phạm pháp luật khác.

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là một thời hạn cụ thể mà các chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì quyền khởi kiện sẽ bị mất. Tuy nhiên, cũng chính Bộ luật này lại có quy định không cho phép Tòa án tự áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Thay vào đó, Tòa án chỉ được áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nếu có đề nghị của một bên hoặc các bên tranh chấp đưa ra trước thời điểm mà Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án (căn cứ Khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Như vậy, vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện khi vẫn còn trong khoảng thời gian cụ thể mà pháp luật quy định để khởi kiện.

Các điều kiện khác

Ngoài các điều kiện nêu trên, để vụ án dân sự được thụ lý thì đơn khởi kiện sẽ phải thỏa mãn các nội dung cơ bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng như kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải cung cấp tài liệu và chứng cứ cho Tòa án để chứng minh cho các yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Thêm vào đó, người khởi kiện còn phải nộp tiền tạm ứng án phí.

>> Xem thêm: Hợp đồng dân sự là gì? Đặc điểm và hình thức hợp đồng dân sự

Thời điểm nào được xác định là thời điểm thụ lý

 

>> Thời điểm thụ lý diễn ra khi nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Thời điểm thụ lý có ý nghĩa rất quan trọng. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó, thời điểm thụ lý được xác định cụ thể như sau:

Trong trường hợp phải nộp tạm ứng án phí thì thời điểm thụ lý vụ án dân sự là khi người khởi kiện nộp cho Tòa án đầy đủ biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí thì thời điểm thụ lý vụ án sẽ là thời điểm Tòa án nhận được đơn khởi kiện.

Trong trường hợp vụ án có nhiều yêu cầu (như phát sinh yêu cầu phản tố của bị đơn hay yêu cầu độc lập của người có quyền, nghĩa vụ liên quan) thì thời điểm thụ lý vụ án sẽ là thời điểm thụ lý đối với yêu cầu cuối cùng.

thu-ly-la-gi-quy-trinh-thu-ly-vu-an-dan-su
Thụ lý là gì? Quy trình thụ lý vụ án dân sự

 

Quy trình thụ lý vụ án dân sự

 

>> Quy trình thụ lý án dân sự thực hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Căn cứ Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện như sau:

Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc có thể gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận được đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án sẽ in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa thì Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn khởi kiện qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn thì Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trong trường hợp nhận đơn bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau:

+ Quyết định về yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

+ Quyết định tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu trong trường hợp vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn được quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

+ Quyết định chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

+ Quyết định trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn cũng như thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu và chứng cứ kèm theo, Tòa án xem xét nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì:

Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí;

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí thì người khởi kiện phải tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án đầy đủ biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án sau khi nhận được đơn khởi kiện, tài liệu và chứng cứ kèm theo.(Căn cứ theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

Như vậy, cả Tòa án và người khởi kiện có đầy đủ các điều kiện nêu trên thì đơn khởi kiện sẽ được thụ lý và giải quyết.

>> Xem thêm: Cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?

Phân công thẩm phán giải quyết vụ án

 

>> Cơ sở phân công thẩm phán giải quyết vụ án như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Thẩm phán: Thẩm phán được hiểu là chức danh trong hệ thống Tòa án do cá nhân được bổ nhiệm theo các quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết những công việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Hiện nay thì Thẩm phán Tòa án nhân dân ở nước ta được chia theo các cấp xét xử, bao gồm các cấp sau: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm phán trong Tòa án quân sự.

Ngoài ra, Thẩm phán sẽ được quyền nhân danh Nhà nước, được pháp luật trao quyền để thực hiện xét xử các vụ án, tranh chấp và sẽ đưa ra phán quyết đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án: Căn cứ theo quy định tại Điều 197 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 ta thấy:

– Thẩm quyền phân công Thẩm phán giải quyết vụ án là Chánh án Tòa án.

– Cơ sở phân công: Căn cứ trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo để đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên nhằm đảm bảo vụ án được xét xử khách quan, công bằng.

– Thời hạn để phân công Thẩm phán giải quyết vụ án: đó là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án sẽ quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Ngoài ra, riêng đối với vụ án phức tạp, Chánh án nhận thấy việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Trong trường hợp thay thế Thẩm phán: Trong quá trình giải quyết vụ án đã được phân công, nếu Thẩm phán đã được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ vì các lý do chính đáng thì Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ để tiến hành tố tụng đúng quy định pháp luật.

Trong trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu để nhằm đảm bảo tính khách quan cho vụ án, đồng thời Tòa án phải thông báo cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp để các bên được biết về việc vụ án được xét xử lại từ đầu cũng như việc phân công lại thẩm phán để giải quyết vụ án.

Căn cứ Điều 198 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án được thực hiện theo Điều 204 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Cụ thể tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì việc lập hồ sơ vụ án dân sự được thực hiện như sau:

– Hồ sơ vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; các tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết các vụ án dân sự.

Theo quy định thì Hồ sơ vụ án dân sự là một phương tiện giúp cho Tòa án có các thông tin cập nhật về tiến trình thụ lý và giải quyết vụ án dân sự đang trong quá trình tố tụng. Đặc biệt là các thông tin về những quyết định đã được đưa ra và các biện pháp đã được cơ quan có thẩm quyền thực hiện trong quá trình tố tụng, đồng thời hồ sơ vụ án được hiểu là một phương pháp dựng lại diễn biến của việc thụ lý vụ án và xét xử vụ án qua các giai đoạn tố tụng.

Thông qua hồ sơ vụ án, Tòa án và những người có liên quan có thể biết được các nội dung của vụ án; đặc biệt, trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị của đương sự hoặc là của cơ quan có thẩm quyền thì Tòa án cấp trên có thể dựa vào hồ sơ của vụ án đã được lập để có thể hình dung cũng như là nghiên cứu toàn bộ lịch sử của vụ án nhằm xem xét, xét xử lại vụ án được kháng cáo, kháng nghị. Hồ sơ vụ án dân sự ngoài các vai trò nêu trên thì nó còn được xem là nguồn tài liệu, tư liệu cho hoạt động nghiên cứu khoa học luật.

– Yêu cầu đối với hồ sơ vụ án dân sự bao gồm: Các giấy tờ, các tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, được sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm nhằm thể hiện một cách có trật tự những tài liệu này. Đối với các giấy tờ và tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ và tài liệu có sau thì để ở bên trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật và tránh để hư hỏng, mất mát các hồ sơ vụ án dân sự.

– Yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, cũng như kèm theo chứng cứ cho Tòa án.

– Tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 97 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đối với các trường hợp do

Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ như:

+ Lấy lời khai của đương sự và người làm chứng;

+ Đối chất giữa các đương sự với nhau hoặc đối chất giữa đương sự với người làm chứng;

+ Trưng cầu giám định;

+ Định giá tài sản;

+ Xem xét, thẩm định tại chỗ;

+ Tòa án thực hiện việc ủy thác thu thập, xác minh tài liệu và chứng cứ theo quy định;

+ Tòa án có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác có liên quan đến việc giải quyết các vụ việc dân sự, các tài liệu này phải hoàn toàn chính xác để tránh làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên cũng như ảnh hưởng đến kết quả của vụ án.

+ Tòa án thực hiện các biện pháp để xác minh về sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;

+ Ngoài ra còn có các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Khi bắt đầu tiến hành các biện pháp trưng cầu giám định; định giá tài sản; xem xét, thẩm định tại chỗ; cũng như ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải ra quyết định, trong đó Tòa án phải nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.

Như vậy theo quy định nêu trên ta có thể thấy, sau khi đã tiến hành thụ lý vụ án thì Chánh án Tòa án sẽ là người có thẩm quyền phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự. Chánh án tòa án sẽ là người thực hiện xem xét báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án để từ đó đối với các cơ sở đã xem xét thì Chánh án Tòa án sẽ quyết định phân công Thẩm phán để giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên nhằm đảm bảo vụ án được xét xử khách quan, công bằng. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự thì phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, đúng nhiệm vụ phân công, tránh các trường hợp xét xử không công bằng gây ra các việc oan sai, dẫn đến ảnh hưởng quyền và lợi ích của những đương sự liên quan. Theo quy định đã phân tích thì thời hạn để phân công Thẩm phán giải quyết vụ án là 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án sẽ quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về thụ lý là gì? Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!